Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc xà lách

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc xà lách

Có nhiều loại cây trồng khác nhau được đưa vào canh tác nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của con người. Rau xà lách là một loại cây thân thảo, có nhiều loại khác nhau được đưa vào canh tác mang tới năng suất cao, đáp ứng cho nhu cầu ăn uống thực tế của con người. Có đầy đủ thông tin về kỹ thuật trồng xà lách, cách chăm sóc, hay yêu cầu trong bón phân khoa học giúp quá trình trồng thuận lợi, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và đem lại năng suất cao. Cùng nhà máy phân bón Hà Lan tìm hiểu kỹ thuật trồng và cách chăm sóc xà lách ngay trong bài viết này nhé !

Kỹ thuật trồng rau xà lách

Kỹ thuật trồng rau xà lách
Kỹ thuật trồng rau xà lách

Thời vụ thích hợp trồng xà lách

Để quá trình trồng và chăm sóc xà lách đạt hiệu quả cao, luôn diễn ra thuận lợi thì việc xác định thời vụ gieo trồng là yêu cầu bắt buộc. Trong thực tế thì đây là loại rau mà chúng ta hoàn toàn có khả năng canh tác quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất nên trồng xà lách là từ tháng 8 năm nay tới khoảng tháng 4 của năm tiếp theo cho xà lách trứng. Đối với xà lách li thì thời gian gieo trồng từ tháng 7 tới tháng 2 năm sau.

Tìm hiểu, xác định được thời vụ thích hợp cho từng loại xà lách để việc cân nhắc thời gian, tiến hành giao trồng sao cho đúng đắn và hợp lý nhất. Nó đảm bảo cho chất lượng, cũng như năng suất của rau xà lách khi canh tác.

Xử lý hạt giống trước khi gieo

Việc lựa chọn giống rau xà lách là vấn đề đầu tiên cần được chú ý. Theo đó, có rất nhiều loại giống khác nhau được cung cấp đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu, chọn loại có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt.

Việc xử lý hạt giống trước khi gieo khi thực hiện cần sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ chuyên dụng. Sau khi tiến hành xử lý thì lúc này thực hiện gieo ươm mầm, phủ một lớp đất mỏng đất đã trộn phân chuồng hoai mục, cuối cùng là một lớp rơm mỏng đảm bảo duy trì được độ ẩm cần thiết, theo tiêu chuẩn để hạt giống nảy mầm và pháp triển.

Chuẩn bị đất trồng xà lách

Chuẩn bị đất trồng xà lách
Chuẩn bị đất trồng xà lách

Chuẩn bị đất trồng đầy đủ, đạt chuẩn chính là điều kiện lý tưởng giúp cây xà lách có điều kiện phát triển, lớn lên tươi tốt với chất lượng thành phẩm cao nhất. Trong đó việc xử lý đất trồng cần đảm bảo những yêu cầu quan trọng như:

  • Xà lách có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau chỉ cần chủ động ở vấn đề tưới tiêu. Tuy nhiên, yêu cầu với đất trồng cần được thực hiện cày xới, đồng thời phơi ải khoảng 10 – 15 ngày trước khi tiến hành lên liếp.
  • Đất trồng lách trước khi sử dụng nên được xử lý bằng vôi bột, hoặc loại bột chuyên dụng, đồng thời sử dụng lượng phân bón từ 40 – 70kg/ 1000m2.
  • Yêu cầu thời điểm mùa mưa tiến hành che phủ đất đầy đủ bằng rơm, hoặc sử dụng bạt nilon giúp hạn chế cỏ dại, cũng như tránh tình trạng phân bị rửa trội.
  • Sử dụng bạt phủ có kích cỡ là 90cm được kéo căng, sử dụng ghim tre để ghim chặt lại, tiến hành đắp đất để cố định lại.
  • Thực hiện bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng từ 500 – 1000kg/ 1000m2. Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ chế biến với số lượng cụ thể là 200 – 500kg/ 1000m2

Cách trồng xà lách cơ bản

Việc trồng xà lách yêu cầu cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn mới tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, từ đó đem lại năng suất cao. Trong đó những tiêu chuẩn chính cần được đáp ứng khi trồng rau xà lách chính là:

  • Mật độ trồng thích hợp: khoảng cách của mỗi cây nên duy trì trong khoảng 15 – 20cm, đồng thời hàng cách hàng khoảng 15 – 20cm là hợp lý. Khoảng cách này tương đương với mật độ khoảng 16.000 – 17.000 cây/ 500m2.
  • Cây giống đưa ra trồng trên luống khi đã có từ 2 – 3 lá thật, tiến hành trồng vào thời điểm chiểu mát, cần chú ý sau khi trồng phải phun nước giúp cây chặt gốc hơn. Chúng ta đặt cây vào giữa hỗ, tiến hành lấp đất và nẹn nhẹ nhàng. Chú ý ở độ sâu để cây trồng có được trạng thái tốt nhất. Duy trì độ ẩm lý tưởng cho cây trong khoảng 10 ngày đầu từ khi bắt đầu trồng để xà lách bén rễ tốt hơn.
  • Việc trồng dặm cần thực hiện sau khoảng 2 – 3 ngày trồng trước đó để dặm vào những vị trí cây chết. Bởi thế, cần chú ý dự trữ khoảng 10% số lượng cây trong khay để sử dụng khi cần trồng dặm.

Cách chăm sóc xà lách sau khi trồng

Cách chăm sóc xà lách sau khi trồng
Cách chăm sóc xà lách sau khi trồng

Bón phân

Bón phân đúng cách, đúng liều lượng là yếu tố quan trọng góp phần cung cấp dưỡng chất, tạo điều kiện lý tưởng để xà lách phát triển. Và những yêu cầu quan trọng cần chú ý phải kể tới như:

Lượng phân bón tiêu chuẩn cho rau xà lách

Tính toán lượng phân bón cho diện tích xà lách được trồng là 1000m2 sẽ bao gồm có các loại cụ thể là:

Kỹ thuật bón phân cho rau xà lách

Quá trình bón phân cho rau xà lách khi thực hiện đúng quy trình, đúng các tiêu chuẩn sẽ giúp quá trình canh tác loại cây trồng này đạt hiệu quả cao. Trong đó những yêu cầu chính cần được nắm bắt và áp dụng cơ bản:

Tiến hành bón lót

Sử dụng toàn bộ lượng vôi bột sử dụng để rãi cày trong quá trình làm đất trước khi trồng xà lách. Trong khi đó phần hữu cơ Organic 1 chúng ta sử dụng toàn bộ để bón lót cho lần cuối cùng làm đất trước khi trồng.

Yêu cầu khi bón thúc

Tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng thực tế của rau xà lách được trồng mà việc bón thúc cần có những cân đối, điều chỉnh một cách hợp lý. Trong đó yêu cầu cơ bản cần chia phân bón thành nhiều lần, đồng thời có thể cho một số loại phân bón vào bể nước tưới để tiến hành tưới tiêu thường xuyên. Đồng thời bón thúc cần thực hiện 3 lần chính là:

  • Lần 1: Tiến hành bón thúc khi cây có từ 2 – 3 lá thật dùng phân ure.
  • Lần 2: Sau khi trồng cây khoảng 15 ngày với NPK Hà Lan 16-16-8 với lượng 20-30kg/1000m2/lần rồi pha nước tưới đều cho vườn xà lách.
  • Lần 3: Sử dụng NPK Hà Lan 16-16-8 hoặc NPK Hà Lan 15-15-15+TE với lượng 20-30kg/1000m2/lần rồi tưới đều cho toàn bộ diện tích cây trồng.

Yêu cầu đối với trồng xà lách thì việc bón phân cần dừng lại trước thời điểm thu hoạch từ 8 – 10 ngày là thích hợp nhất. Đồng thời việc sử dụng phân bón trong bón thúc cần có sự thay đổi, điều chỉnh dựa vào tình trạng phát triển thực tế của cây để đem lại hiệu quả cao.

Yêu cầu trong tưới nước

  • Việc tưới tiêu cho rau xà lách hiện nay khi canh tác trên diện tích rộng thường sử dụng hệ thống phun mưa.
  • Yêu cầu cần giữ ẩm cho cây đầy đủ, thực hiện việc tưới nhẹ hàng ngày từ 1 – 2 lần ở tuần đầu tiên, sau thời gian đó duy trì tần suất tưới 1 lần/ ngày. Cân đối việc tưới nước trong giai đoạn mùa mưa với tần suất tưới thưa hơn.
  • Sử dụng nước máy, hoặc nước giếng khoan không bị ô nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh rau xà lách

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh rau xà lách

Đặc trưng của rau xà lách là có thời gian sinh trưởng ngắn, ít khi bị sâu bệnh hại. Bởi thế, việc chủ động phòng sâu bệnh sẽ giúp chúng ta có thể tránh được tình trạng bệnh hại xuất hiện, lây lan ảnh hưởng tới quá trình phát triển cũng như năng suất của xà lách.

Thường thì sâu bệnh của rau xà lách là sâu xanh, sâu tơ, hay sâu xanh da láng, sâu tơ,… nên sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh đặc trị sẽ giúp vấn đề được giải quyết. Bên cạnh đó, đối với cây con thì tình trạng đốm vòng, thối nhũn,… thường xuất hiện cần chú ý dùng loại thuốc xử lý chuyên dụng giúp tình trạng sớm được kiểm soát. Tìm hiểu để chọn loại thuốc điều trị phù hợp, áp dụng liều lượng theo hướng dẫn để vấn đề ở vườn rau xà lách sớm được giải quyết.

Kết luận

Trồng rau xà lách cung cấp nguồn thực phẩm cần thiết, an toàn đáp ứng cho nhu cầu của con người. Việc tìm hiểu thông tin chi tiết, tham khảo kỹ thuật trồng và cách chăm sóc xà lách đúng cách giúp quá trình canh tác loại rau xanh này diễn ra thuận lợi. Quá trình trồng xà lách diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả cao như mỗi chúng ta mong muốn.