Bí đao là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong bữa ăn của các gia đình. Với công dụng tiêu nước dư thừa trong cơ thể, giảm cân, giữ dáng, giàu dinh dưỡng,… thì bí đao càng được nhiều người chọn mua hơn nữa. Đặc biệt, việc trồng bí đao là khá đơn giản với năng suất cao càng giúp giống cây trồng này được nhiều bà con nông dân lựa chọn.
Chuẩn bị trước khi trồng bí đao
Thông thường, bí đao được trồng vào vụ đông từ đầu tháng 9 tới giữa tháng 10 hàng năm ngay trên chân mạ mùa. Tuy nhiên, việc trồng sớm từ 1 – 20/9 được đánh giá cao với khả năng cho năng suất cao, độ ổn định lý tưởng.
Làm đất
Đất trồng bí đao ưu tiên sử dụng loại cát pha, thịt nhẹ với khả năng chủ động trong tưới tiêu. Đặc biệt, khu vực đất trồng bí đao yêu cầu cần cách khu vực có chất thảo công nghiệp, hay bệnh viện tối thiểu 1 – 2km.
Bí có thể được trồng đan xen hoặc trồng riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Với từng cách thức trồng thì làm đất cần tiến hành với kỹ thuật khác biệt. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản là xới xáo kỹ lưỡng, làm cỏ và bón lót đầy đủ.
Đối với việc canh tác riêng biệt thì làm luống, lên giàn cần thực hiện. Luống trồng bí đao yêu cầu cần đạt chiều rộng từ 1.2 – 1.4m. Tuy nhiên, nếu trồng bò trên mặt đất thì luống cần có chiều rộng từ 2.7 – 3m.
Chọn hạt giống
Hiện nay, giống bi đao có 2 loại chính là giống bí đanh có quả nhỏ hơn, đặc, ít lõi và ăn ngon. Ngoài ra, bị bộp có quả to với trọng lượng từ 4 – 6kg/ trái song khá nhiều lõi.
Bà con nên ưu tiên tìm hiểu, chọn mua hạt giống tại cơ sở cung cấp uy tín. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy với độ nảy mầm cao là yêu cầu cơ bản.
Kỹ thuật trồng bí đao đơn giản
Ngâm ủ hạt giống
- Hạt giống sau khi mua về cần ngâm trong nước sạch từ 4 – 6 giờ. Sau đó, đem hạt giống đi đãi sạch, loại bỏ phần nước chua.
- Hạt giống trộn lẫn với cát theo tỷ lệ 1 hạt giống: 3 – 4 cát, sau đó gói vào vải xô ủ kín.
- Trong quá trình ủ cần tiến hành dấp nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sau khoảng 1 – 2 ngày hạt giống sẽ nứt nanh và quá trình đem gieo có thể tiến hành.
Gieo hạt
Hạt giống bí đao có thể gieo trong khay nhựa, trong vỉ xốp, hoặc trong bầu bằng nilon. Đất để gieo hạt cần trộn đất phù sa cùng phân chuồng ủ hoai mục. Đảm bảo đất gieo hạt tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho vào trong khay trồng, hoặc trong bầu nilon,…Cần chú ý cắt hai đầu phái dưới giúp quá trình thoát nước dễ dàng trong quá trình gieo hạt.
Bầu đất sau khi hoàn thiện bà con gieo hạt bí đao đã nứt nanh vào bên trong, phủ lên bằng một lớp đất mỏng. Sau đó, duy trì việc tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 5 – 7 ngày cho tới khi hạt nảy mầm, mọc câu con.
Trồng cây con
Khi hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây con và có lá thật thì việc đưa ra ruộng trồng cần thực hiện. Tạo các lỗ nhỏ kích thước lớn hơn bầu đất, sau đó đặt cây con vào lỗ trồng, phủ đất nén chặt phần gốc.
Yêu cầu sau khi trồng cần phủ lên một lớp rơm rạ mỏng, tưới đẫm nước giúp cây nhanh chóng hồi xanh.
Hướng dẫn chăm sóc bí đao
Chăm sóc bí đao trong quá trình canh tác yêu cầu bà con cần quan tâm tới các kỹ thuật chính là:
Tưới nước
Ngay sau khi trồng cần duy trì tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn thúc đẩy bí đao sinh tưởng tốt hơn. Đặc biệt, giai đoạn cây ra hoa và cho trái việc tưới nước càng cần chú ý nhằm cung cấp đủ nước, hỗ trợ cho trái phát triển và đạt tiêu chuẩn chất lượng khi thu hoạch.
Làm cỏ
Làm cỏ đều đặn và thường xuyên trong mỗi lần tiến hành bón thúc cho vườn trồng bí đao. Kết hợp làm cỏ thủ công với xới xáo, vun gốc đầy đủ.
Cố định dây leo
Khi thân cây phát triển được 50cm lúc này bà con dùng đất để chặn ngang phần đốt, cách khoảng 1 – 2 đốt tiếp tục chặn để cây bí ra thêm rễ bất định, hút thêm được dinh dưỡng để nuôi trái. Sau khoảng 3 – 4 ngày tiến hành chặn một lần, đồng thời định hướng quá trình phát triển của ngọn bí. Khi ngọn bí từ hốc này bò sang tới hốc bên kia mới bắt đầu nương dây để cho bí leo giàn. Đảm bảo quá trình leo giàn một cách tự nhiên, không để dây bí bị vặn.
Chúng ta sử dụng rơm, hoặc dây chuối để buộc cố định ngọn bí vào giàn. Cần đặc biệt chú ý buộc vào phầng nách lá để tránh tác động tiêu cực làm tổn thương thân cây. Yêu cầu cần bắt chéo dây đều trên giàn, tránh để che rợp khi bí ra hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí đao khi canh tác thường gặp một vài loại sâu bệnh hại như rệp, sâu xênh, sâu vẽ bùa, hay thối đốt cây, sương mai, phấn trắng, héo xanh,… Bởi thế, trong quá trình canh tác cần kiểm tra vườn trồng thường xuyên để kiểm soát tình hình.
Ngay khi phát hiện sâu bệnh hại xuất hiện cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, liều lượng theo yêu cầu để giải quyết nhanh chóng.
Kỹ thuật bón phân cho cây bí đao sai trái
Bón lót
Với giống cây trồng lấy trái như bí đao việc bón lót yêu cầu sử dụng phần bón thông dụng là phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân hữu cơ 3 con gà với liều lượng khoảng 50 – 70kg/ 1000m2. Sau khi làm đất tiến hành bón lót, sau đó ủ hoai mục khoảng 10 – 15 ngày trước khi đưa cây con ra trồng.
Bón thúc
Bón thúc trong quá trình cây bí đao sinh trưởng sẽ thực hiện khoảng 3 đợt chính. Cụ thể là:
- Bón thúc lần 1: Khi cây bí đao có từ 2 – 3 lá thật lúc này tiến hành xới phá váng, bón thúc và vun nhẹ gốc. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm thực hiện khi cây bắt đầu ngả ngọn leo giàn hoặc bò trên mặt ruộng bằng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng sẽ là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 17-7-17 tiến hành bón thúc lần cuối cùng sau khi bí đao đã ra trái rộ.
Kỹ thuật trồng bí đao là hết sức đơn giản, dễ dàng áp dụng. Dễ dàng cho năng suất cao, thích hợp với nhiều loại đất thì bí đao trở thành giống cây trồng canh tác được nhiều bà con lựa chọn. Hy vọng với chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chi tiết kể trên sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn bí đao cho diện tích canh tác của mình.