Bí ngòi là một giống bí mới được du nhập vào nước ta những năm gần đây. Chúng rất được ưa chuộng những năm gần đây bởi vì có chứa nhiều vitamin và các khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy hiện nay bà con nông dân trồng giống cây này ngày càng nhiều và phổ biến. Vậy trồng bí ngòi có khó không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí kỹ thuật trồng và chăm sóc bí ngòi nhé!
Đôi nét về bí ngòi và công dụng của nó
Bí ngòi là loại trái cây thuộc loại họ nhà bầu bí. Đặc điểm của loại bí này là có thân tròn, dài, bên ngoài vỏ bí có màu xanh vô cùng bắt mắt. Bí ngòi có 2 loại là bí ngòi xanh và bí ngòi vàng trong đó bí ngòi xanh rất được ưa chuộng hiện nay. Điểm khác nhau rõ nét nhất của 2 loại bí ngòi này là màu sắc của chúng. Theo đó bí ngòi xanh có màu xanh cùng với những chấm trắng nhỏ rải đều. Còn bí ngòi vàng thì lại có màu vàng óng vô cùng đẹp mắt. Dưới đây là một số công dụng của bí ngòi đối với sức khỏe hiện nay:
- Trong bí ngòi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bị tổn thương bởi những gốc tự do;
- Bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa;
- Chúng có tác dụng hiệu quả giúp giảm lượng đường trong máu;
- Góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả;
- Bí ngòi còn giúp cải thiện thị lực vì trong loại quả này rất giàu vitamin C và beta – carotene – Đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt.
- Trong bí ngòi giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Cũng như vitamin K và magiê thì tất cả những chất này đều có thể giúp xương chắc khỏe.
- Các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật chỉ ra được chất chiết xuất từ bí xanh đóng vai trò quan trọng giúp tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Kỹ thuật trồng cây bí ngòi hiệu quả, đạt năng suất cao
Để bí ngòi sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao thì bà con nông dân cần nắm rõ được những kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý. Theo đó những bước từ chuẩn bị đất đến ươm giống, gieo trồng, chăm sóc khi cây lớn đều phải kỹ càng. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc bí ngòi mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Chuẩn bị đất trồng bí ngồi
Đất là một trong những yếu tố quan trọng giúp bí ngòi sinh trưởng, phát triển tốt, mang tới năng suất cao. Đất trồng bí ngòi thường là đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, độ pH= 5.5 – 7.5 môi trường axit yếu –trung tính. Trước khi tiến hành trồng bí ngồi thì bạn cần lên luống cao khoảng 20 – 25 cm, mặt luống rộng 60 – 70 cm và rãnh giữa 2 luống rộng 50 – 60 cm.
Đối với những hộ gia đình không có vườn, nếu như trồng cây trong chậu thì cần có kích thước phi 40*35 cm. Dù là chậu loại nào thì chiều cao phải đảm bảo ít nhất 30 cm. Độ dày tầng trồng là 30 cm giá thể hoặc đất.
Ươm giống và gieo trồng bí ngòi
Có 2 loại giống cây bí ngòi cho năng suất cao, dễ trồng, được nhiều người yêu thích là bí ngòi vàng và bí ngồi xanh Hàn Quốc. Cách ươm giống và gieo trồng bí ngòi cụ thể như sau:
- Ngâm hạt giống bí ngồi vào vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng từ 30-35 độ C trong vòng từ 6-8 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn vớt hạt ra và rửa lại bằng nước sạch. Cho bí ngòi vào một chiếc khăn ẩm và ủ ở nhiệt độ 20-25 độ C trong 1 đêm. Kiểm tra nếu thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất. Khi gieo bí ngòi vào trong bầu đất cần đảm bảo cây cách cây trên hàng 1 mét (hàng cách hàng 1,5 m). Đặt chậu ươm bên cạnh những nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt bí ngòi.
- Ngoài ra thì bà con cũng có thể bỏ qua bước ngâm hạt giống và trồng thẳng xuống đất. Tuy nhiên, ngâm hạt thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. Sau khi gieo hạt xong thì tiến hành lấp hạt lại bằng một lớp đất mỏng và tưới ngày 2 lần bằng vòi phun nhẹ.
- Khi cây bí ngồi con được khoảng 15 ngày tuổi thì chọn những cây khỏe mạnh để trồng. Đối với những cây còi cọc thì bà con nên loại bỏ chúng đi.
- Khi cấy cây con xong thì tiến hành tưới và che phủ bề mặt trong vòng 1 tuần để tránh bị cháy lá.
Tiêu chuẩn bón phân
Cụ thể chế độ bón phân cho cây bí ngòi được chia thành 3 đợt chính như sau:
- Đợt 1: Khi cấy cây con được khoảng 1 tuần thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ Organic 1…
- Đợt 2: Khi cây bí ngòi trồng được 35 ngày thì bà con nông dân tiến hành bón thúc lần 2 cho cây với phân NPK Hà Lan 20-20-15, bón xung quanh gốc và sau đó lấp phủ đất, vun gốc cho cây.
- Đợt 3: Trước khi thu hoạch khoảng 30 ngày thì bà con tiến hành bón thúc lần 3 với phân NPK Hà Lan 16-9-21 giúp cây tăng cường dưỡng chất.
Cách chăm sóc bí ngòi phát triển tốt, không bị sâu bệnh
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bí ngòi để cây trồng phát triển tốt, không bị sâu bệnh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Nên nhổ cỏ dại thường xuyên hoặc có thể trải một lớp phủ (chẳng hạn như rơm, rạ,…) trên bề mặt đất để ngăn ngừa tình trạng này. Bên cạnh đó thì người trồng cũng cần phải cắt bỏ những cành lá hoặc trái bị bệnh để tránh tình trạng lây lan sang các phần khác của cây.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho bí ngòi trong mùa khô, nắng nóng. Đặc biệt là ở giai đoạn khi bí ngòi ra hoa. Nên tưới cho cây 2 lần/ngày vào thời điểm buổi sáng sớm và chiều mát.
- Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao để tránh tình trạng bị ngập úng. Tuyệt đối không được để tình trạng đất bị ngập nước bởi vì sẽ gây thối rễ. Bên cạnh đó thì cũng không được để đất quá khô sẽ khiến bí ngòi bị còi cọc và cho ít trái.
- Để cây ra trái nhiều hơn thì bà con có thể áp dụng cách thủ công là ngắt một bông hoa đực cọ vào phần nhụy hoa cái.
- Bí ngòi rất hay bị loại sâu đất, sâu xanh, sâu đục quả, bọ trĩ, rầy rệp, nhện đỏ,…tấn công. Chính vì vậy để phòng ngừa những loại sâu bệnh này thì bà con cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây trồng. Bên cạnh đó cần cắt tỉa bớt lá già, vun đất cao cho gốc cây để tạo độ thông thoáng cho cây. Nếu như phát hiện sâu bệnh gây hại thì cần sử dụng một trong các loại thuốc diệt sâu bọ, rầy rệp ví dụ như Actara, Confidor, Regent, Vertimec, Oshin, Trigard theo hướng dẫn trên bao bì.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật trồng bí ngòi mà Phân bón Hà Lan muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về kỹ thuật trồng cây bí ngòi ở bài viết mang tới cho bà con nông dân nhiều thông tin bổ ích để từ đó có một vụ mùa bội thu.