Với từng giống cây trồng sẽ có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng ở cách trồng và chăm sóc. Canh tác cây cà tím đúng cách, đạt chuẩn giúp cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt, cho năng suất thu hoạch cao. Nhờ đó, có được lợi ích kinh tế lớn là điều được đảm bảo tốt như mong muốn. Mỗi bà con nông dân cần tìm hiểu, áp dụng cách canh tác thích hợp để có được thu hoạch tốt từ giống cây cà tím.
Thời vụ thích hợp cho canh tác cây cà tím
Trồng cà tím không quá phức tạp hay có nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn cần được áp dụng. Song việc canh tác giống cây này cần đáp ứng những kỹ thuật cần thiết mới tạo điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi và hiệu quả. Trong đó, thời vụ trồng thích hợp sẽ đảm bảo giúp giống cây này có thể lớn lên khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.
- Vụ Đông Xuân: Kéo dài từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau.
- Vụ Hè Thu: Kéo dài từ tháng 4 tới khoảng tháng 7.
Chuẩn bị trước khi trồng cây cà tím
Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng là yêu cầu bắt buộc giúp quá trình trồng cây cà tím diễn ra thuận lợi. Trong đó những tiêu chuẩn chính, quan trọng phải chuẩn bị đầy đủ sẽ là:
Làm đất
Cà tím là giống cây ưa đất xốp, có độ mùn cao, khả năng thoát nước hiệu quả. Tiêu chuẩn với đất trồng cà tím duy trì độ pH trong khoảng 6 là thích hợp nhất. Nên cân nhắc việc bón lót trong quá trình làm đất để cải thiện độ phì nhiêu, độ tơi xốp của đất trồng.
Đất trồng cần được xới xáo, làm cỏ sạch sẽ nhằm tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình canh tác cây cà tím. Lúc đó, việc trồng giống cây lấy trái này sẽ có được hiệu quả cao, đem lại nguồn thu lớn tới mức tối đa.
Chọn giống
Yêu cầu đối với giống cây trồng nên chọn mua tại những cửa hàng, đại lý cung cấp hạt giống nông sản uy tín tại địa phương. Mua giống tại địa phương mang tới sự phù hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng,… lý tưởng nhất.
Đảm bảo hạt giống chắc, mẩy với tỉ lệ nảy mầm cao, cây trồng cho phẩm chất tốt. Lúc đó việc canh tác sẽ diễn ra suôn sẻ, đem lại nguồn thu lớn từ năng suất cao, chất lượng thành phẩm đạt tiêu chuẩn như yêu cầu.
Kỹ thuật trồng cây cà tím đơn giản
Trồng cây cà tím theo đúng quy trình, tuân thủ những kỹ thuật cần thiết giúp quá trình canh tác đạt hiệu quả cao. Qua đó, việc trồng giống cây cà tím chắc chắn sẽ có được tỉ lệ sống cao, đảm bảo mật độ thích hợp cho vườn trồng với khả năng thu hoạch năng suất lớn. Trong đó, kỹ thuật chính cần áp dụng trong trồng cây cà tím chính là:
Ngâm ủ hạt
Đặc trưng của hạt cà tím là có vỏ khá dày. Bởi thế, việc ngâm trước khi ủ là yêu cầu bắt buộc. Tiến hành ngâm hạt giống trong nước lạnh trong thời gian từ 24 – 30 giờ, sau đó tiếp tục ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C. Việc ngâm trước khi ủ giúp vỏ hạt cà tím mềm hơn, quá trình nảy mầm dễ dàng với tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Sau khi hoàn thành công đoạn ngâm thì việc ủ hạt giống cần thực hiện. Sử dụng một chiếc khăn ẩm chúng ta tiến hành ủ kín cho tới khi nứt nanh, nảy mầm mới bắt đầu đem gieo trên vườn trồng đã chuẩn bị trước đó.
Gieo hạt
Khi hạt giống đã nảy mầm lúc này quá trình gieo hạt cần thực hiện sớm. Trong mỗi bầu đất ươm cây chúng ta gieo từ 2 – 3 hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên phía trên. Yêu cầu ở độ dày của lớp đất phủ khoảng 0.5 – 1cm là hợp lý. Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước lên bầu đất nhằm đảm bảo độ ẩm phù hợp, hỗ trợ giúp cây nảy mầm và phát triển thành cây con nhanh chóng hơn.
Trồng cây con
Sau khoảng 5 – 7 ngày gieo hạt thì cây con sẽ sinh trưởng với khoảng 5 – 6 lá, đạt chiều cao từ 6 – 8cm. Lúc này, lựa chọn cây khỏe nhất trong từng bầu đất tiếp hành trồng lên vườn trồng đã làm đất kỹ lưỡng trước đó.
Tạo một lỗ nhỏ sau đó cho cây xuống, lấp một lớp đất mỏng lên phía trên đảm bảo độ chắc chắc, vững chãi cần thiết cho cây con. Sau khi trồng cần tưới nước đầy đủ, đồng thời tiến hành che phủ tránh nắng cho cây con trong khoảng 1 tuần đầu tiên cho tới khi hồi xanh, bén rễ.
Cách chăm sóc cây cà tím
Những yêu cầu cơ bản trong chăm sóc cây cà tím bà con nông dân cần chú ý tuân thủ đầy đủ khi canh tác giống cây lấy trái này sẽ là:
Tưới nước
Cây cà tím là giống ưa nước, bởi thế khoảng thời gian đầu khi mới trồng cây con cần chú ý tưới nước đều đặn, thường xuyên. Cung cấp đủ lượng nước, đủ đổ ẩm cho đất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng nhanh chóng, tươi tốt hơn rất nhiều.
Đặc biệt, thời điểm cây cà tím bắt đầu ra hoa, kết trái không được để mặt đất quá khô ảnh hưởng tới quá trình nuôi trái. Cung cấp đủ nước hỗ trợ cho cây trồng có thể lấy dinh dưỡng tốt hơn.
Làm cỏ
Tiến hành làm cỏ đều đặn và thường xuyên đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho vườn trồng. Tránh tình trạng tranh dinh dưỡng, cũng đảm bảo giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh hại xuất hiện được đảm bảo. Nên kết hợp làm cỏ với xới xáo gốc nhằm tăng độ tơi xốp, cải thiện khả năng thoát nước cho vườn cà tím.
Phòng trừ sâu bệnh
Quá trình canh tác cây cà tím thông thường đối mặt với một vài loại sâu bệnh hại cơ bản cần lưu ý là:
- Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizonia solani gây ra và thường xuất hiện ở giai đoạn ươm cây con, hay khi mới trồng.
- Bệnh chết xanh: xuất hiện nguyên nhân do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra khiến cây hoặc một bộ phận của cây bị chết song vẫn có màu xanh như bình thường.
- Bệnh đốm nâu: bệnh hại này trên cây cà tím do nấm Cladosporium Fulvum Cke gây nên có khả năng khiến cây bị chết khi bị quá nặng.
Yêu cầu bón phân cho cây cà tím
Bón phân cần tiến hành trong suốt quá trình canh tác cây cà tím, nó giúp thúc đẩy cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Việc bón phân cho cây cà tím chúng ta có thể thực hiện với những yêu cầu chính sẽ là:
Bón lót
Bón lót tiến hành sau khi quá trình làm đất được hoàn thành. Thực hiện việc bón lót trực tiếp lên vườn trồng với liều lượng là 50 – 70kg/ 1000m2 phân bón hữu cơ Organic, hoặc phân bón hữu cơ 3 con gà. Yêu cầu sau khi bón lót cần thực hiện phơi ải tối thiểu trong 15 ngày trước khi bắt đầu trồng cây con.
Bón thúc
Là giống cây sinh trưởng dài ngày, cho thu hoạch nhiều đợt. Bởi thế, việc cung cấp dinh dưỡng trong suốt vòng đời của cây cà tím là điều quan trọng. Quá trình bón thúc cho giống cây này thường chia thành 4 đợt chính là:
- Đợt 1: Sau khi cây con được trồng khoảng 1 tuần, đã bén rễ và hồi xanh việc bón thúc cần thực hiện bằng phân bón Hà Lan NPK 20-20-15 với liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần.
- Đợt 2: Thời diểm cây cà tím có nụ cho tới thời điểm bắt đầu ra trái việc bón thúc cần tiếp tục thực hiện. Chúng ta sử dụng phần bón NPK 20-20-15 với liều lượng trung bình là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần.
- Đợt 3: Khi cây đã cho trái cho tới khi thu hoạch cần bón thêm phân bón Hà Lan NPK 17-7-17.
- Đợt 4: Sử dụng liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần với phân bón Hà Lan NPK 16-9-21 bón thúc giai đoạn cây cà tím cho thu hoạch nở rộ. Bên cạnh dó, cần chú ý tới việc duy trì độ ẩm phù hợp, cung cấp đủ nước trong khoảng thời gian này để cây cho trái chất lượng, năng suất cao.
Trồng cây cà tím khi áp dụng đúng những kỹ thuật cơ bản kể trên giúp bà con nông dân có được vườn trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Lúc đó, thu hoạch năng suất cao để cho nguồn thu tốt, có thêm thu nhập cho gia đình được đảm bảo. Khi nhu cầu dùng cà tím của các gia đình vô cùng lớn thì đây sẽ là giống cây đáng cân nhắc, nên được đưa vào canh tác và áp dụng theo đúng tiêu chuẩn để có được lợi ích kinh tế tốt nhất.