Đàn hương được trồng khá phổ biến bởi gỗ của nó mang tới giá trị ứng dụng cao. Chứa nhiều chất dược liệu mang ý nghĩa tâm linh, bởi thế, gỗ đàn hương càng được quan tâm nhiều hơn. Canh tác cây đàn hướng trở thành một lựa chọn đáng cân nhắc của bà con nông dân. Khi có kỹ thuật trồng cây đàn hương đúng cách giúp chúng ta có được quá trình canh tác hiệu quả, cho năng suất gỗ cao, chất lượng tốt.
Chọn đất trồng phù hợp khi canh tác cây đàn hương
Yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất với đất trồng đàn hương cần đảm bảo thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt. Khả năng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất pha cát, đất đỏ, hay đất frealit,… giúp cây trồng dễ dàng đưa vào canh tác. Song loại đất lý tưởng và phù hợp nhất cho giống cây lấy gỗ này là đất pha đá.
Đặc biệt, giống cây này không có khả năng chịu được ngập úng. Bởi thế, cần đặc biệt chú ý tới hệ thống thoáng nước trên diện tích trồng. Trong trường hợp trồng ở khu vực đất dốc nên chú ý đào hố phải đánh đường đồng mức đầy đủ.
Tiêu chuẩn trong lựa chọn giống cây đàn hương
Lựa chọn giống là một yếu tố cơ bản cần được đảm bảo cân nhắc đầy đủ. Nó giúp quá trình canh tác giống cây trồng này có được sự chủ động, hiệu quả ngay từ những bước đầu tiên. Trong đó cây giống mang ra vườn trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn chính là:
- Yêu cầu ở chiều cao của cây giống đảm bảo trong khoảng từ 40 – 45cm là hợp lý, đã bắt đầu phân nhánh và ở trong bầu trong giai đoạn 1 khi cây đã có kí chủ.
- Cây được sử dụng để nhân giống yêu cầu là cây bố mẹ có độ tổi tối thiểu là 10 năm.
Mật độ trồng thích hợp
Trồng đàn hương cần trồng cả cây chủ mới đảm bảo giúp quá trình cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Duy trì khoảng cách phù hợp là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng của toàn bộ vòng xoay trong vườn trồng được quy hoạch. Trong đó yêu cầu chính là:
- Khoảng cách giữa các cây đàn hương phải đảm bảo là 3 x 6m, hoặc 5 x 5m là thích hợp.
- Đối với cây kí chủ dài hạn thì cần đảm bảo khoảng cách từ cây đến cây ở vị trí thứ 5 trong từng hàng là thích hợp. Trong đó, với đàn hương trồng cách nhau 3m thì cây chủ được trồng cách nhau 15m.
- Đới với cây kí chủ ở giai đoạn ngắn cần cân đối phụ thuộc thực tế vào kích thước của cây kí chủ trồng dài ngày.
Kỹ thuật trồng cây đàn hương
Làm đất và đào hố trồng
Trong trường hợp trồng ở diện tích đất dốc việc đánh đường đồng mức, hay vùng xung quanh khu vực hố cây cần được thực hiện. Nó đảm bảo tọa ra bề mặt bằng phẳng đạt chuẩn tránh tình trạng phân bón, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây bị rửa trôi. Sau đó tiến hành đào hố trồng với tiêu chuẩn kích thước là 40 – 50cm.
Khi quá trình đào hố hoàn thành lúc này bón lót, rắc vôi bột cần thực hiện. Với bón lót cung cấp thêm dinh dưỡng, cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Trong khi đó vôi bột giúp khử trùng, loại bỏ mầm bệnh, cũng tăng thêm độ pH cho đất hiệu quả. Quá trình bón lót sau khi thực hiện thì lúc này tiến hành phơi ải tối thiểu 7 ngày trước khi đi vào trồng cây con.
Cách trồng cây đàn hương
Kỹ thuật trồng cây đàn hương chúng ta tiến hành theo đúng quy trình các bước. Qua đó việc canh tác giống cây lấy gỗ này sẽ được tiến hành thuận lợi, có được hiệu quả cao như yêu cầu. Cụ thể các bước cơ bản sẽ là:
- Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng, yêu cầu kích thước của lỗ này phải lớn hơn so với kích thước của bầu cây.
- Rạch bỏ phần túi nilon bọc bầu cây một cách nhẹ nhàng để đảm bảo không làm vỡ bầu, tổn thương tới bộ rễ.
- Đặt bầu cây vào hố sau đó lấp đất, ấn nhẹ chặt xung quanh để cây có thể đứng vững, chắc chắn. Gốc cây cần đắp theo hình mu rùa, sử dụng tay ấn nhẹ nhàng xung quanh để đất nén chặt hơn.
- Tiến hành cắm cọc giúp cố định cây khi vừa mới trồng, đảm bảo không bị lung lay, hay đổ do mưa gió,… gây ra.
- Ngay sau khi trồng cần tiến hành tưới nước vừa đủ, duy trì được độ ẩm phù hợp cho đất.
Yêu cầu khi trồng cây ký chủ
Đàn hương là cây bán kí chủ với đặc trưng là hút chất dinh dưỡng từ chính những cây kí chủ. Bởi thế, sau khi trồng đàn hương yêu cầu cơ bản là cần trồng xen canh những cây kí chủ nếu muốn vườn trồng phát triển nhanh chóng hơn.
- Xung quanh gốc cây chúng ta có thể trồng cây rau, hoặc cây đậu chiều. Mua hạt giống cây đậu triều ngâm trong nước ấm tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong 8 tiếng sau đó mang ủ khoảng 8 tiếng sau đó sửa sạch với nước, tưới âm cho hạt giống. Sau khoảng 30 giờ hạt sẽ nảy mầm chúng ta tiến hành trồng. Khi trồng đảm bảo cây đậu triều cách cây đàn hương khoảng cách là 40 – 50cm xung quanh gốc. Đây là loại cây được đánh giá cao bởi là cây kí chủ chuyển tiếp vô cùng tốt cho cây đàn hương.
- Lạc dại cũng là một loại cây kí chủ nên được cân nhắc nhằm giúp giữ ẩm tốt hơn cho đất, cũng giúp cung cấp và cố định được lượng đạm cho đất trên vườn trồng. Yêu cầu khi trồng lạc dại cần duy trì khoảng cách cách cây đàn hương khoảng 20cm, yêu cầu cần trồng quanh hướng cây ra ngoài đất để chúng bò ra ngoài khi lớn lên.
Cách chăm sóc cây đàn hương
Chăm sóc toàn diện, đúng cách giúp cây đàn hương sinh trưởng tốt hơn. Trong đó những yêu cầu chính trong việc chăm sóc giống cây lấy gỗ này sẽ là:
Tưới nước
- Ngay sau khi trồng cần duy trì việc tưới nước thường xuyên hàng ngày trong 2 tuần đầu tiên. Nó giúp cây sớm bén rễ, nhanh chóng hồi xanh. Cần chú ý tưới nước cho cả cây kí chủ đã được trồng.
- Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước có thể khiến rễ bị ngập úng do nước thoát không kịp, từ đó tình trạng chết cây có thể xảy ra.
Phòng trừ sâu bệnh
- Giai đoạn chuyển từ bầu ra vườn trồng cây đàn hương rất dễ đối diện với tình trạng bị nấm. Bởi thế, sau khoảng 15 – 20 ngày trồng nên cân nhắc phun thuốc đặc trị nấm, sau đó cách 10 ngày tiếp tục phun, phun thêm 2 lần nữa là được.
- Ngoài ra, trong những đợt mưa kéo dài việc sử dụng thuốc đặc trị giúp đề phòng tình trạng nấm xuất hiện trên cây đàn hương được đảm bảo tốt.
Làm cỏ
Duy trì việc làm cỏ đều đặn, thường xuyên nhằm đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho diện tích vườn trồng. Làm cỏ dại kết hợp xới xáo gốc giúp tăng độ tơi xốp, cải thiện khả năng thoát nước cho diện tích vườn trồng tốt hơn.
Tiêu chuẩn trong bón phân cây đàn hương
Bón lót
Tiến hành bón lót sau khi đào xong hố trồng giúp đất tăng cường được dinh dưỡng, phì nhiêu hơn. Chúng ta sử dụng một số loại phân bón như phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân bón hữu cơ 3 Con Gà khi tiến hành bón lót.
Sử dụng liều lượng khoảng 70 – 100kg/ 1000m2/ lần bón trực tiếp vào từng hố trồng. Sau khi bón phân tiến hành lấp lại đất, để phơi ải trong khoảng 7 ngày trước khi tiến hành công đoạn trồng cây con.
Bón thúc
- Bón thúc cho cây đàn hương khi đạt 2 năm tuổi trở lên cần duy trì tần suất khoảng 6 tháng/ lần.
- Một số loại phân bón có thể sử dụng khi bón thúc cho vườn trồng đàn hương là NPK 17-7-17, NPK 20-20-15, hay NPK 15-15-15+TE, hoặc NPK 16-9-21,…
- Liều lượng phân bón sử dụng mỗi lần bón thúc khoảng 40 – 50kg/ 1000m2/ lần là phù hợp.
- Khi bón thúc chúng ta tiến hành đào rãnh chiếu theo hình chiếu của tán cây với chiều sâu khoảng 10 – 15cm là hợp lý. Bón trực tiếp phân bón vào rãnh sau đó lấp đất, tiến hành tưới đãm nước. Không nên bón trực tiếp vào gốc vì cây đàn hương không yêu cầu dinh dưỡng quá nhiều. Bón theo hình chiếu của tán tạo điều kiện cho phân ngấm từ từ, ngấm đều trong đất và rễ hấp thụ hiệu quả hơn.
Trồng cây đàn hương với mục đích chính là lấy gỗ cho nhiều ứng dụng hữu ích, có giá trị khác nhau. Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây đàn hương tiêu chuẩn mang tới sản lượng gỗ cao, từ đó giúp bà con nông dân có được nguồn thu tốt. Tìm hiểu và áp dụng những tiêu chuẩn trong trồng và chăm sóc cây đàn hương kể trên để có thể cải thiện tài chính cho gia đình.