Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào ăn quả

Quả đào có giá trị dinh dưỡng cao, bởi thế đây là loại trái cây được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn. Trồng đào ăn quả lúc này trở thành giống cây trồng mang tới giá trị kinh tế cao. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào ăn quả qua bài viết dưới đây một cách chi tiết giúp bà con nông dân dễ dàng áp dụng cho vườn trồng của mình.

Mật độ trồng cây đào ăn quả phù hợp

Tuy thuộc vào điều kiện vườn trồng thì quá trình đào hố, cân đối ở mật độ sẽ có những thay đổi nhất định. Thông thường, với vườn trồng bằng phẳng thì việc đào hố trồng sẽ thực hiện theo đường thẳng. Mật độ trồng duy trì khoảng cách giữa các cây từ 6 – 7, hàng cách hàng khoảng 7 – 8m là hợp lý.

Chuẩn bị đất trồng cây đào ăn quả

Chuẩn bị đất trồng cây đào ăn quả

Tiến hành làm đất kỹ càng, đúng tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác đào ăn quả có thể thực hiện thuận lợi và hiệu quả. Cụ thể, việc làm đất có những yêu cầu cụ thể là:

  • Tiến hành xới xáo, làm sạch toàn bộ cỏ dại có trên vườn trồng đảm bảo sạch sẽ, duy trì độ tơi xốp cần thiết cho đất.
  • Đất sau khi làm sạch cần tiến hành đào hố trồng. Tiêu chuẩn hố trồng dào ăn quả có độ sâu 50cm, độ rộng là 50cm. Bên cạnh đó, phần đất bề mặt cần được sử dụng để lót xuống đáy hố.
  • Tiến hành bón lót với lượng phân bón sử dụng từ 1 – 3kg/ hố trồng bằng phân Organic 1, hoặc phân hữu cơ 3 con gà. Bón lót, phủ đất lên hố trồng và để ủ hoai mục khoảng 15 – 30 ngày trước khi tiến hành trồng cây con.

Lựa chọn giống đào ăn quả chất lượng

Đào ăn quả là cây trồng ôn đới với khả năng chịu lạnh tốt. Bởi thế, đây là giống cây được trồng nhiều ở những khu vực có nhiệt độ lạnh cao như Mẫu Sơn, Sa Pa, hay Đồng Văn,… Khu vực miền núi tạo điều kiện giúp cây đào ăn trái cho năng suất cao, thành phẩm tốt. Với một số giống đào phổ biến hiện nay là:

  • Đào Micret: nguồn gốc từ Pháp, là giống đào chín sớm được trồng ở khu vực sở hữu nhiệt độ lạnh trung bình.
  • Đào nhẵn: đặc trưng của giống đào này là màu vàng đỏ, không có lông và trái chín sớm khoảng tháng 4 hàng năm.
  • Đào địa phương: được trồng khá nhiều ở những vùng núi cao, nhiệt độ lạnh miền Bắc Việt Nam. Cho năng suất cao, thành phẩm tốt song trái chín khá muộn vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện canh tác đòi hỏi bà con cần cân nhắc để chọn giống đào phù hợp. Trồng đào ăn trái lúc này sẽ cho thu hoạch tốt, đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu của từng hộ gia đình.

Kỹ thuật trồng cây đào ăn quả đúng chuẩn

Kỹ thuật trồng cây đào ăn quả đúng chuẩn

Việc trồng cây đào ăn quả cân cân nhắc vào thời điểm điều kiện khí hậu thuận lợi. Thông thường, trồng vào vụ Xuân khoảng tháng 2 – 3 khi cây chưa ra lộc non thì tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng sẽ tốt hơn rất nhiều.

  • Đào lỗ nhỏ lớn hơn kích thước bầu cây giống ở giữ hố trồng đã làm trước đó.
  • Bóc loại bỏ vỏ nilon bọc bầu cây giống sau đó đặt cây nằm thẳng đứng, chính giữ lỗ trồng.
  • Lấp đất, nén chặt khu vực gốc nhằm cố định cây đào sau khi trồng.
  • Tiến hành cắm cọc cố định, cuối cùng là tưới nước nhằm đảm bảo độ ẩm trong đất lý tưởng nhất.

Khi trồng cây đào ăn trái bằng cây ghép bà con cần chú ý loại bỏ hết các mầm mọc ở vị trí dưới mắt ghép. Đây là mầm của gốc ghép nếu tiếp tục để sẽ cho ra trái nhỏ, không đem lại giá trị kinh tế.

Chăm sóc cây đào ăn quả cơ bản nhất

Đối với chăm sóc cây đào ăn trái có những yêu cầu, kỹ thuật riêng cần được tuân thủ. Chăm sóc đúng cách sẽ tạo điều kiện cho cây trồng có thể sinh trưởng nhanh chóng, thuận lợi và sớm cho trái:

Tưới nước

Việc tưới nước cho cây đào ăn quả ngay từ sâu khi trồng cây con cần được chú ý. Duy trì lượng nước tưới phù hợp, tiến hành tưới khi thời tiết mát mẻ đảm bảo độ ẩm lý tưởng trong đất. Nên ưu tiên tưới vào sáng sớm, hoặc chiều muộn là thích hợp nhất.

Lượng nước tưới bà con nông dân cần chú ý cân đối trong từng giai đoạn, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Cung cấp đủ nước giúp cây đào ăn trái có khả năng sinh trưởng tốt hơn.

Làm cỏ

Làm cỏ đều đặn, thường xuyên đảm bảo được độ thông thoáng, sạch sẽ của vườn trồng. Nhờ vậy, cây trông có thể sinh trưởng tốt, tránh bị tranh dinh dưỡng, cũng giảm thiểu được nguy cơ sâu bệnh hại tấn công.

Quá trình làm cỏ cần thực hiện đều đặn hàng năm. Khi làm cỏ cho vườn trồng đào lấy trái cần kết hợp xới xáo gốc tăng độ tơi xốp.

Cắt tỉa tạo hình

Sau thời điểm thu hoạch trái mỗi năm việc cắt tỉa, tạo hình cần được thực hiện. Trong đó, yêu cầu cơ bản chính là:

  • Cắt tỉa toàn bộ những cành la, cành bị sâu bệnh, hay cành tăm hương,… trên cây đào.
  • Cây sau khi sinh trưởng độ cao 50 – 60cm thì việc bấm ngọn cần thực hiện. Nhờ vậy, đào cho trái sẽ bắt đầu phát triển được cành cấp 1, cành cấp 2. Lưu ý lúc này chỉ chọn 3 – 4 cành cấp 1 để giữ lại. Trong khi đó, với cành cấp 2 khi ra từ 40 – 50cm lúc này việc bấm ngọn phải tiến hành để cành cấp 3 sớm sinh trưởng.
  • Duy trì việc tỉa cành thường xuyên hàng năm, đảm bảo không đẻ cành vươn ra quá dài quản lý khó khăn, cũng khiến tình trạng tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng xảy ra.

Phòng trừ sâu bệnh

Đối với canh tác đào lấy trái đòi hỏi cần được quản lý tốt, kiểm tra thường xuyên. Phát hiện kịp thời sâu bệnh hại giúp bà con nông dân dễ dàng trong việc xử lý triệt để, trong thời gian sớm nhất. Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây đào ăn trái phải kể tới là:

  • Ruồi vàng đục quả
  • Sâu đục thân
  • Bệnh chẩy gôm
  • Bệnh khô cành
  • ….

Hướng dẫn bón phân đạt chuẩn cho cây đào ăn quả

Hướng dẫn bón phân đạt chuẩn cho cây đào ăn quả

Trồng cây đào ăn quả cần được bón lót, bón thúc theo đúng tiêu chuẩn. Nếu như bón lót thực hiện trước khi bắt đầu trồng cây con thì bón thúc cần duy trì tiến hành đều đặn hàng năm. Bón thúc đầy đủ, đúng kỹ thuật cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng, cho trái năng suất cao, thành phẩm đạt tiêu chuẩn.

Bón thúc cây đào năm đầu tiên

Việc bón thúc cho cây đào trong năm đầu tiên sau khi trồng cần tiến hành vào mùa mưa. Ưu tiên chọn ngày khô ráo để việc bón thúc có được hiệu quả cao nhất. Dùng từ 0.5 – 1kg/ gốc trồng phân bón NPK 20-20-15 thực hiện bón thúc.

Phương pháp bón thúc cho cây đào ăn quả nên hòa phân với nước sau ods tưới đều xung quanh. Với việc bón phân trực tiếp nên xói xáo nhẹ nhàng để phân được vùi xuống đất, cây hấp thụ được dinh dưỡng tốt hơn.

Bón thúc từ năm thứ 2 – 4

Trong giai đoạn này việc bón thúc sẽ tiến hành đều đặn 2 lần/ năm. Trong đó, yêu cầu cụ thể chính là:

  • Lần 1: Tiến hành vào thời điểm trước khi cây phát lộc xuân bằng 0.5 – 1kg/ gốc trồng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15.
  • Lần 2: Sử dụng 0.5- 1kg/ gốc trồng bằng phân NPK Hà Lan 20-20-15 vào thời điểm vụ hè.

Bón thúc khi cây cho thu hoạch trái

  • Lần 1: Sử dũng các loại phân bón NPK như:  NPK 20-20-15, hoặc phân NPK Hà Lan 17-7-17 bón thúc cho cây đào ăn quả lần đầu tiên vào thời điểm trước khi cây nở hoa.
  • Lần 2: Thực hiện bón phân cho cây trồng vào thời điểm sau khi đã thu hoạch xong, thường là tháng 7 – 8. Sử dụng một số loại phân bón như NPK 20-20-15, hay NPK Hà Lan 16-9-21, hay NPK 17-7-17,… với liều lượng sử dụng là 0.5- 1kg/ gốc trồng đào.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào ăn quả được Phân Bón Hà Lan chia sẻ hy vọng giúp bà con nông dân có thêm một lựa chọn để canh tác trên vườn trồng của gia đình mình. Tuân thủ đúng kỹ thuật giúp vườn trồng được quy hoạch phát triển tốt, cho năng suất và thành phẩm cao như mong muốn. Thu hoạch với giá trị kinh tế cao cùng cây đào ăn trái là điều mà bà con có thể dễ dàng đạt được.