Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ

Trồng đu đủ cung cấp trái giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, trong quả đu đủ có chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể trở thành lựa chọn lý tưởng cho mỗi người. Nhờ vậy mà canh tác cây đu đủ trở thành sự lựa chọn của nhiều người khi có diện tích đất trồng phù hợp. Hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ lúc này trở thành vấn đề cơ bản, quan trọng cần xác định. Nhờ đó mới giúp chúng ta có thể canh tác thuận lợi, thu hoạch năng suất.

Thời vụ phù hợp để trồng đu đủ

Đặc trưng của cây đu đủ là có khả năng phát triển và sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ. Bởi vậy, cây đu đủ có khả năng ra hoa và cho trái quanh năm để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của con người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng mùa mà năng suất, cũng như chất lượng trái cũng có những thay đổi, những khác biệt nhất định.

Cân nhắc ở thời vụ trồng đu đủ thích hợp, có cách chăm sóc đạt chuẩn là vô cùng quan trọng. Nhờ đó việc đảm bảo cây trồng có được điều kiện phát triển toàn diện, khỏe mạnh với năng suất cao đều được đáp ứng. Trong đó thời vụ thích hợp của loại cây trồng này chính là:

  • Những khu đất có khả năng chủ động ở tưới tiêu thì thời vụ tốt để trồng cây đu đủ sẽ là khoảng tháng 7 – 8.
  • Những khu đất không thể chủ động hoàn toàn ở tưới tiêu, dễ ảnh hưởng bởi nước lũ thì cần trồng cây khi nước đã rút.

Chuẩn bị trước khi trồng đu đủ

Chuẩn bị trước khi trồng đu đủ
Chuẩn bị trước khi trồng đu đủ

Làm đất

Yêu cầu với đất trồng đu đủ cần được làm kỹ càng. Đất tiến hành cày sâu, đập nhỏ và thực hiện việc lên luống độ cao khoảng 40 – 50cm so với mặt rãnh là thích hợp nhất. Bên cạnh đó, yêu cầu khoảng cách giữa các luống duy trì trong khoảng từ 2 – 2.5m là thích hợp nhất.

Quá trình làm đất cần chú ý tới việc bón lót đầy đủ. Nhờ đó việc tăng độ tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất được đảm bảo như yêu cầu. Việc bón lót cần thực hiện đầy đủ cho từng gốc trồng để cây đu đủ có điều kiện lớn lên khỏe mạnh. Thực hiện làm đất và bón phân trước khi trồng khoảng 10 ngày tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Chọn giống

Hiện nay, hạt giống đu đủ được đưa vào ươm và trồng chủ yếu là đu đủ Trạng Nguyên hoặc Hồng Phi. Đây là thế hệ F1 được đánh giá cao ở chất lượng cũng như năng suất, tỉ lệ cho trái lên tới 100%.

Đảm bảo hạt giống được lựa chọn đạt chuẩn, chắc mẩy đem tới cây trồng khỏe mạnh sau khi ươm, cũng có khả năng cho trái sai, thành phẩm tốt.

Ươm giống

Quá trình ươm giống có thể tiến hành đơn giản và nhanh chóng với vài thao tác. Trong đó chi tiết chính là:

  • Ngâm hạt giống đã chuẩn bị trước đó vào nước ấm tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh trong khoảng 5 tiếng. Sau đó, chúng ta cho hạt đu đủ vào miếng vải cotton tiến hành ủ trong 4 – 5 ngày cho tới khi nứt nanh.
  • Sử dụng túi nilon kích thước 8 x 5cm có đục lỗ thoát nước phía dưới để gieo hạt đu đủ đã nứt nanh trước đó. Sau khi gieo hạt chúng ta phủ lên một lớp đất mịn mỏng bên trên. Yêu cầu với bầu gieo cần đặt vào khay, để ở nơi thoáng mát, tránh hoàn toàn ánh nắng mặt trời trực tiếp và duy trì việc tưới nước đều đặn 1 lần hàng ngày.
  • Thời điểm cây có từ 2 – 4 lá thật thì lúc này duy trì việc tưới nước 2 ngày 1 lần là hợp lý. Khi cây giống có chiều cao từ 10 – 15cm, có từ 4 – 5 lá thật lúc này có thể đem đi trồng.

Kỹ thuật trồng đu đủ tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng đu đủ tiêu chuẩn
Kỹ thuật trồng đu đủ tiêu chuẩn

Yêu cầu mật độ trồng

Cây đu đủ là loại cây trồng ưa nắng, bởi thế việc duy trì khoảng cách thích hợp hết sức cần thiết. Trồng đủ đủ với mật độ vừa phải, đảm bảo không gian đầy đủ mới giúp cây phát triển khỏe mạnh, lớn lên nhanh chóng và cho năng suất thu hoạch cao.

Theo đó, khi tiến hành trồng đu đủ cần đảm bảo mật độ của loại cây trồng này từ 2 – 2.5 x 3m là khoảng cách thích hợp.

Cách trồng đu đủ

Với đặc điểm là loại cây không chịu được phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém thì việc trồng cây ở khu đất đạt tiêu chuẩn, không ngập nước là điều cần được đảm bảo. Đảm bảo đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, không nhiễm phèn giúp cây đu đủ phát triển tốt, cho thu hoạch năng suất cao.

Tiến hành trồng đu đủ giống đạt chiều cao khoảng 15 – 20cm là thích hợp. Lựa chọn những cây có thân dạng hình tháp bút, có lóng ngắn và nằm sít cạnh nhau, đồng thời có lá màu xanh đậm, có xẻ 4 thùy và có biểu hiện ra trái. Đây là cây giống tiêu chuẩn, đạt chất lượng nên lựa chọn để canh  tác.

Đào hố, đặt bầu cây giữa hố sau đó chúng ta dùng dao sạch nhẹ dưới đáy để gỡ bầu nilon bên ngoài nhẹ nhàng. Bước này cần đặc biệt cẩn trọng để tránh làm vỡ bầu ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây sau khi trồng. Sau khi trồng xong cần vun đất ở quanh bầu, nén chặt phần gốc và tưới đầy đủ nước, duy trì được độ ẩm vừa phải.

Ngoài ra, cần sử dụng thêm cỏ, hay rơm rạ, bèo,… phủ quanh gốc nhằm đảm bảo được độ ẩm cho đất tốt nhất. Lúc này, cây có thể bén rễ nhanh chóng, sớm phát triển. Bên cạnh đó, nên chú ý tiến hành đóng cọc cho mỗi gốc cây sau khi trồng giúp cây đứng vững, tránh tình trạng bật gốc, hay nghiêng ngả khi mưa gió bão.

Chăm sóc cho cây đu đủ

Chăm sóc cho cây đu đủ
Chăm sóc cho cây đu đủ

Kỹ thuật chăm sóc cho cây đu đủ không quá phức tạp, song cần chú ý thực hiện đầy đủ và đúng cách. Trong đó những yêu cầu cơ bản cần tuân thủ như:

  • Tưới nước: Trồng đu đủ cần nhiều nước song sợ úng. Vì thế, cần cung cấp đủ nước, đặc biệt là mùa nắng và đảm bảo việc thoát nước hiệu quả, nhất là vào mùa mưa.
  • Làm cỏ: Cỏ dại khi phát triển sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, cũng là nơi trú ẩm của mầm bệnh. Bởi thế, thường xuyên làm cỏ, loại bỏ cỏ dại ở vườn trồng là yêu cầu bắt buộc.
  • Tủ gốc: Sử dụng cỏ khô, hay rơm rạ tiến hành tủ quanh gốc đu đủ, đặc biệt là vào mùa nắng. Giữ nước, duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để cây đu đủ lớn lên khỏe mạnh, phát triển tốt.
  • Tỉa cành và hái trái: Tỉa nhánh con càng sớm càng tốt khi chúng phát triển. Bên cạnh đó, cây khi vào thời kì đậu trái cần loại bỏ những quả bị sâu bệnh, hay bị méo, đồng thời chú ý ngắt bỏ những lá già.

Liều lượng bón phân khi trồng đu đủ

Liều lượng bón phân khi trồng đu đủ
Liều lượng bón phân khi trồng đu đủ

Bón phân đầy đủ chính là tạo điều kiện cho cây đu đủ, cũng như bất kì loại cây trồng nào có điều kiện lớn lên khỏe mạnh. Đối với bón phân cần thực hiện đầy đủ việc bón lót và bón thúc:

Bón lót

Công đoạn bón lót cho cây đu đủ được thực hiện vào thời điểm làm đất, trước khi bắt đầu trồng cây. Yêu cầu với bón lót cho đất trồng đu đủ cần sử dụng từ 1 – 3kg phân hữu cơ Organic 1, hoặc dùng phân hữu cơ Organic Gold cho mỗi gốc trồng.

Việc bón lót khi được thực hiện giúp đất trồng tơi xốp, cũng giàu dinh dưỡng hơn. Nhờ đó cây trồng có điều kiện lớn lên khỏe mạnh ngay từ khi mới canh tác.

Bón thúc

  • Bón thúc đợt 1: Sử dụng phần bón NPK 20-20-15+TE tiến hành bón thúc lần đầu cho cây đu đủ với lượng 0.5 – 1kg/ cây/ lần sau khi trồng khoảng 1 tháng. Duy trì việc bón thúc đều đặn khoảng 7 ngày/ lần vào giai đoạn này.
  • Bón thúc đợt 2: Vào giai đoạn cây khoảng 3 tháng việc bón thúc đợt 2 cần thực hiện với lượng phân bón là 0.5 – 1kg/ cây/ lần phân NPK 20-20-15+TE với tần suất là 15 – 20 ngày/ lần.
  • Bón thúc đợt 3: Khi cây được 3 – 7 tháng tuổi cần bón thúc mỗi tháng 1 lần bằng phân bón NPK 16-9-21+TE hoặc NPK Seven cây ăn trái với liều lượng áp dụng là 0.5 – 1kg/ cây/ lần.

Phòng trừ sâu bệnh cơ bản cho cây đu đủ

Phòng trừ sâu bệnh cơ bản cho cây đu đủ
Phòng trừ sâu bệnh cơ bản cho cây đu đủ

Bất kì loại cây trồng nào khi canh tác cũng đối diện với những loại sâu bệnh hại riêng. Khi trồng đu đủ có một số loại sâu bệnh hại thường gặp phải kể tới như:

  • Bệnh cháy lá, phấn trắng cần xử lý bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng, thích hợp.
  • Bệnh do virus tác động khiến lá đu đủ bị quăn lại, vàng úa, đồng thời hoa bị rụng, cây còi cọc thậm chí là chết cây. Đối với những cây bị virus thì giải pháp duy nhất có thể áp dụng chính là nhổ bỏ hoàn toàn, sau đó rắc vôi bột vào vị trí gốc trồng.
  • Bệnh thối cổ rễ xuất hiện ở những cây trồng tại vị trí ẩm ướt, mực nước ngầm cao, thoát nước kém. Bởi thế, cần lên luống cao, chú ý tới việc đắp gốc, đồng thồi dùng các loại thuốc chuyên dụng để phòng trừ nguy cơ thối cổ rễ xảy ra.
  • Rệp sáp tác động tiêu cực tới lá và quả non ảnh hưởng tới quá trình phát triển, cũng như năng suất thu hoạch của cây đu đủ. Chúng ta sử dụng thuốc phun đặc trị giúp giải quyêt s nhanh chóng tình trạng rệp sáp xuất hiện.

Kết luận

Canh tác từng loại cây trồng sẽ có những tiêu chuẩn, những yêu cầu riêng. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ, áp dụng chuẩn xác giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi, đem lại năng suất cao, lợi nhuận lớn. Trồng đu đủ theo đúng kỹ thuật giúp người nông dận có thêm nguồn thu ổn định cho gia đình mình.