Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới

Mang giá trị kinh tế cao giúp dưa lưới được bà con nông dân ưu tiên đưa vào canh tác ngày càng nhiều. Có thể áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới đạt chuẩn giúp mang tới hiệu quả canh tác cao. Trồng dưa lưới thành phẩm đạt chuẩn với năng suất cao mang lại nguồn thu lớn cho từng nhà.

Tiêu chuẩn trong chọn hạt giống dưa lưới

Lựa chọn hạt giống là bước quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả canh tác. Hạt giống nên lựa chọn đảm bảo là F1 thuần chủng. Tỷ lệ nảy mầm cao, trái to và ngọt là điều được đảm bảo tốt. Cần chú ý tuyệt đối không sử dụng hạt giống lai ghép, không tên tuổi, thương hiệu.

Chuẩn bị vườn trồng dưa lưới

Dưa lưới thường được đưa vào trồng trong giai đoạn khoảng tháng 2 – 9 hàng năm. Trong đó, giai đoạn đáng để cân nhắc áp dụng là tháng 2 – 3 trồng và cho thu hoạch khoảng tháng 4 – 5. Đồng thời, giai đoạn trồng tháng 8 – 9 dương lịch và cho thu hoạch vào khoảng tháng 11 – 12.

Thời vụ phù hợp, chuẩn bị vườn trồng đạt chuẩn để quá trình canh tác dưa lưới được triển khai tốt nhất. Yêu cầu đối với đất trồng dưa luophải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Đảm bảo vườn trồng được xới xáo kỹ lưỡng, dọn sạch cỏ dại tạo độ thông thoáng.

Vườn trồng sau khi làm xong cần thực hiện bón lót toàn bộ, tiến hành lên luống. Duy trì độ cao phù hợp giúp thoát nước tốt, tránh gập úng ảnh hưởng tới cây dưa lưới mà bà con canh tác.

Kỹ thuật trồng dưa lưới chuẩn

Kỹ thuật trồng dưa lưới chuẩn

Ngâm hạt giống

Hạt giống dưa lưới F1 khi đã chuẩn bị đầy đủ lúc này việc ngâm ủ cần thực hiện chuẩn theo quy trình. Tiến hành ngâm hạt dưa lưới vào nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi: 3 lạnh trong thời gian từ 4 – 5 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm xong đem đi ủ trong vải ẩm. Cần chú ý kiểm tra hàng ngày cho tới khi thấy hạt tách nhẹ vỏ ở vị trí đầu hạt.

Gieo hạt dưa lưới

Gieo hạt dưa lưới

Nên thực hiện việc gieo hạt trên một khu vực riêng biệt, tách biệt với vườn trồng. Bầu ươm sau khi được chuẩn bị chúng ta cho hạt giống đã nứt vỏ vào bên trong, phủ một lớp đất mỏng lên phía trên và duy trì việc tưới nước đều đặn hàng ngày.

Đối với bầu ươm dưa lưới cần đảm bảo đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 2 – 3 ngày. Lúc này cây đã nảy mầm và chỉ cần chờ khoảng 7 – 10 ngày thì cây con sẽ phát triển có 2 lá thật đem đi trồng.

Trồng cây con

Thông thường, sau khoảng 10 – 12 ngày thì cây con đã cứng cáp vwios 2 lá thật phát triển tốt. Lúc này, việc mang ra vườn trồng cần được thực hiện. Tạo một lỗ nhỏ sau đó tháo vỏ bầu ươm, đặt cây con một cách nhẹ nhàng vào bên trong lỗ. Cuối cùng, chỉ cần lấp đất, nén chặt vị trí gốc lại là được.

Ngay sau khi trồng cây dưa lưới con cần được tưới đẫm nước, đồng thời duy trì mật độ tưới 2 ngày/ lần vào sáng sớm và chiều muộn. Tiến hành trồng theo đúng quy trình, duy trì độ râm mát trong những ngày đầu tiên sau khi trồng để cây nhanh chóng hồi xanh, bén rễ và phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lưới

Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lưới

Tưới nước

Trong giai đoạn cây con việc tưới nước mỗi lần không cần quá nhiều. Theo đó, thời kỳ cây có từ 3 – 4 lá thật sử dụng khoảng  – 0.5 – 0.7l nước tưới cho mỗi cây hàng ngày. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thực tế cần cân đối ở lượng nước tưới sao cho hài hòa nhất.

Với phương pháp tưới cho cây dưa lưới nên tiến hành bằng hình thức phun sương, hoặc phun nhỏ giọt. Đảm bảo cung cấp đủ nước, duy trì độ ẩm và cũng tránh được tình trạng gãy, dập ở thân và lá xảy ra.

Cắt tỉa lá

Cắt tỉa lá và bấm ngọn cho cây dưa lưới cần được thực hiện khi cây có 2 – 3 lá thật. Việc ngắt lá tiếp tục triển khai cho tới khi cây có từ 8 – 10 lá thật mới dừng lại. Dưa lưới khi phát triển tới giaid doạn có từ 22 – 25 lá thì lúc này ngắt bớt ngọn cần được tiến hành để cây tập trung vào nhiệm vụ nuôi trái.

Làm giàn

Công đoạn làm giàn khi trồng dưa lưới cần hoàn thành vào giai đoạn cây phát triển có từ 4 – 5 lá thật. Với giàn được làm giúp cây có thể leo và phát triển nhanh chóng, hiệu quả hơn. Có nhiều cách làm giàn khác nhau mà bà con có thể cân nhắc dựa vào diện tích vườn trồng, mật độ trồng để có giải pháp thích hợp.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây dưa lưới khi đưa vào trồng bên cạnh việc chăm sóc đúng cách thì phòng trừ sâu bệnh cũng hết sức cần thiết. Phòng tránh, xử lý được sâu bệnh hại tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Theo đó, một số loại sâu bệnh hại thường gặp chính là:

  • Bọ trĩ
  • Rệp muội
  • Nhện đỏ
  • Bệnh héo cây con
  • Chạy dây, héo rũ
  • Bệnh nứt thân và chảy nhựa
  • Bệnh sương mai
  • ….

Từng loại sâu bệnh ở cây dưa lưới có nguyên nhân khác nhau. Bởi thế, chú ý phòng tránh, kiểm tra vườn trồng thường xuyên và xử lý ngay khi vấn đề xuất hiện. Nhờ vậy, canh tác vườn trồng dưa lưới sẽ có được hiệu quả cao tối đa.

Tiêu chuẩn trong bón phân khi trồng dưa lưới

Tiêu chuẩn trong bón phân khi trồng dưa lưới

Bón phân cho vườn trồng dưa lưới yêu cầu cần thực hiện đầy đủ cả bón lót và bón thúc. Mỗi giai đoạn yêu cầu việc bón phân sẽ có những tiêu chuẩn, sử dụng loại phân bón khác nhau. Đó là:

Bón lót

Việc bón lót sẽ được thực hiện trong giai đoạn làm đất. Sau khi đất được xới xáo, làm cỏ sạch sẽ thì lúc này bón lót cần được thực hiện nhằm gia tăng hơn nữa độ phì nhiêu, lượng dưỡng chất cần thiết có bên trong đất trồng.

Sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 bón cho vườn trồng dưa lưới. Liều lượng sử dụng phù hợp cho bón lót sẽ là 50 – 70kg/ 1000m2. Bón lót, ủ hoai mục trong tối thiểu 10 ngày mới bắt đầu trồng cây con.

Bón thúc

Cây phát triển nhanh chóng, nhanh cho trái với thành phẩm tốt lúc này sẽ được đảm bảo tốt hơn rất nhiều. Theo đó, bón thúc cho vườn trồng dưa lưới bà con cần chú ý hoàn thành 3 đợt chính là:

  • Khi cây con sinh trưởng có từ 3 – 4 lá thật lúc này việc bón thúc cần tiến hành đợt đầu tiên. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng cụ thể là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần.
  • Đợt bón thúc thứ 2 cho vườn trồng dưa lưới trồng dưa lưới thực hiện khi cây đã ra nhiều lá, những nụ non bắt đầu xuất hiện. Bón phân lúc này là cung cấp dưỡng chất tạo tiền đề cho cây ra trái, sinh trưởng với năng suất tốt nhất. Dùng lượng phân bón là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần với phân NPK 20-20-15.
  • Khi cây trồng bắt đầu cho quả non việc bón thúc cũng cần thực hiện đầy đủ. Dùng phân bón 17-7-17 với liều lượng cụ thể là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần bón cho vườn trồng dưa lưới.

Kết luận

Dưa lưới được trồng để lấy trái với giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới trở thành thông tin quan trọng mà nhiều bà con quan tâm. Hy vọng với chia sẻ trên của Phân Bón Hà Lan giúp mỗi người, mỗi nhà dễ dàng hơn trong áp dụng để canh tác trên vườn trồng của mình. Trồng đúng cách, chăm sóc hiệu quả, bón phân đầy đủ các đợt để thu hoạch năng suất cao, thành phẩm chất lượng khi trồng dưa lưới để gia tăng thêm thu nhập cho gia đình.