Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Gấc

Gấc được con người đưa vào canh tác để lấy trái là chủ yếu. Với giống cây trồng này đòi hỏi cần có những yêu cầu, kỹ thuật trồng riêng đòi hỏi bà con cần tìm hiểu chi tiết. Nắm bắt thông tin về kỹ thuật trồng cây gấc và cách chăm sóc giúp mỗi người có thể áp dụng hiệu quả trên diện tích vườn trồng của chính mình.

Yêu cầu trong lựa chọn giống trồng cây gấc

Gieo hạt, hoặc chiết cành là cách nhân giống cây gấc chủ yếu có thể áp dụng. Trong đó, việc gieo hạt cần tốn nhiều thời gian chăm sóc, cũng lâu cho ra trái hơn. Vì vậy, chiết và giâm cành là phương pháp chính được áp dụng hiện nay.

Thời vụ và mật độ trồng cây gấc

  • Thời vụ khu vực miền Bắc: Thời gian trồng chủ yếu rơi vào khoảng tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm.
  • Thời vụ khu vực miền Nam và Tây Nguyên: Thời gian trồng thông thường sẽ vào giai đoạn đầu mùa mưa ở khu vực có độ ẩm cao, có sẵn  nước tưới tiêu.

Cách ươm cây giống bằng hom

Cách ươm cây giống bằng hom khi trồng cây gấc

Trồng cây gấc vào hom giúp cây có thể sinh tưởng nhanh chóng hơn. Ưu tiên lựa chọn cây giống là gấc bánh tẻ, tiến hành cắt thành các đoạn có chiều dài khoảng 40 cm. Mỗi đoạn mang đi giâm cành cần có từ 2 – 3 đốt trở lên.

Cành giâm sau khi chuẩn bị xong bạn bôi vôi vào vị trí hai đầu của dây gấc đó. Lúc này, mang giâm cành vào bầu có chứa giá thể đất cùng phân chuồng hoai mục, trấu, và mùn cưa. Phần đầu gấc phải được cám xuống đất khoảng 10 cm, đồng thời đặt ở vị trí nằm nghiêng.

Quanh vị trí gốc hom bà con tiến hành lấp đất, nén chặt để phần đầu ngọn có thể hướng lên trên. Yêu cầu đôi với giâm cành bằng hom cần đặt ở vị trí thoáng mát, giữ ẩm tốt, không chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Quá trình giâm cành sẽ mất từ 2 – 3 tuần thì cành giâm mới phát lộc, ra lá.

Kỹ thuật trồng cây gấc tiêu chuẩn

Quá trình trồng cây con vào vườn trồng cần tiến hành thời điểm mà cây con đạt chiều dài khoảng 70 cm. Các bước trồng cây gấc sẽ là:

  • Trước khi bón phân hữu cơ cho vườn trồng bà con cần rắc một lớp vôi bột ở dưới đáy, tập trung chính là khu vực hố trồng đã đào có độ sâu 50cm trước đó.
  • Đặt cây con xuống vị trí hố trồng, sau đó lấp đất và nén chặt gốc cây con.
  • Ngay sau khi trồng bà con tiến hành tưới đẫm nước nhằm duy trì độ ẩm cần thiết.
  • Đều đặn duy trì việc tưới nước 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tuần đầu tiên. Song song với đó, việc che phủ nhằm tạo bóng râm cho cây con cần thực hiện để gấc nhanh chóng hồi xanh.

Cách chăm sóc cây gấc đơn giản

Cách chăm sóc cây gấc đơn giản

Quá trình chăm sóc cho vườn trồng gấc khá đơn giản song có những yêu cầu cơ bản cần thực hiện. Đó chính là:

Thiết kế giàn leo

Trồng gấc khi thiết kế giàn leo giúp cây phát triển và cho trái năng suất cao hơn. Yêu cầu với giàn leo cho cây gấc cần:

  • Vật liệu sử dụng thường là tre nứa, cột bê tông, hoặc cây tạp,…
  • Phần mặt trên của giàn gác cành tre, hoặc tiến hành đan dây thép, dây cước,… tạo thành dạng lưới với mắt lưới kích thước 40 x 40cm.

Làm cỏ

Làm cỏ khu vực xung quanh gốc cây gấc thường xuyên đảm bảo được độ thông thoáng cần thiết. Vườn trồng gấc khi được làm cỏ đều đặn giảm thiểu tình trạng sâu bệnh hại, hay tình trạng tranh dinh dưỡng,… Bà con nên kết hợp làm cỏ với xới xáo gốc nhằm gia tăng độ tơi xốp, thoát nước cho vườn trồng gấc.

Tưới nước

Cây gấc cần nhiều nước vào giai đoạn đang cho hoa, và nuôi trái. Duy trì độ ẩm cho vườn trồng gấc thời điểm này trong khoảng 70 – 80% là hợp lý. Việc thiếu nước trong giai đoạn này có thể khiến cây gấc bị rụng hoa, năng suất kém.

Thụ phấn nhân tạo

Gấc là giống cây trồng lưỡng tính với hoa đực và hoa cái phát triển trên cùng một dây. Thường thì quá trình thụ phấn sẽ được thực hiện nhờ vào sâu bọ, ong bướm, hay tác động của gió,… Tuy nhiên, nếu bà con muốn cải thiện năng suất thì tiến hành thụ phấn nhân tạo cần được thực hiện.

Bà con sử dụng bông ướt tiến hành lấy phấn ở đầu nhị hoa đực, bôi trực tiếp lên đầu nhụy của hoa cái. Cần chú ý canh đúng thời điểm hoa đực và hoa cái trên dây nở đều để thụ phấn có thể tiến hành thuận lợi.

Xử lý gốc và dây gấc

Với cây gấc trái sẽ được thu hoạch vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch. Sau đó, lá trên cây sẽ rụng gần hết. Việc xử lý gốc, dây gấc lúc này cần thực hiện bằng cách:

  • Bà con sử dụng dao, hoặc kéo cắt cành của cây, chỉ để lại phần gốc cây có chiều dài khoảng 40 – 60cm là được.
  • Đào rãnh xung quanh gốc, tiến hành bón phân, tưới nước nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây gấc tái sinh, sinh trưởng tốt hơn trong mùa tiếp theo.
  • Việc cắt dây cho cây gấc cần thực hiện 1 lần/ năm. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 năm từ thời điểm trồng cây con thì gốc gấc sẽ khá to, trái thu hoạch mỗi vụ sẽ tăng lên.

Bón Phân

Bón phân cho cây gấc cần thực hiện 2 công đoạn chính là bón lót và bón thúc. Mỗi đợt bón yêu cầu ở liều lượng, loại phân bón sử dụng sẽ có những khá biệt:

Bón lót

Công đoạn bón lót sẽ thực hiện trong quá trình làm đất. Việc làm đất, đào hố sau khi hoàn thành thì lúc này bón lót cần thực hiện trực tiếp xuống hố trồng. Ở mỗi hố bà con sử dụng phân bón hữu cơ Organic Gold, hoặc dùng phân hữu cơ Organic 1,… để bón lót.

Sử dụng liều lượng tiêu chuẩn là 50 – 70kg/ 1000m2/ lần bón lót cho các hố trồng gấc. Sau khi bón phân phủ đất bằng bề mặt vườn, sau đó để ủ hoai mục trong khoảng 1 tháng trước khi đưa cây con ra trồng.

Bón thúc

Khi bón thúc, tiến hành đào rãnh chiều rộng 10cm, chiều sâu 10cm theo hình vành khăn ở vị trí cách gốc cây gấc khoảng 25 – 30cm. Bón phân xuống rãnh, sau đó lấp đất lại và tiến hành tưới nước để cây hấp thụ dinh dưỡng có trong phân bón từ từ. Thời gian thực hiện bón thúc sẽ được tiến hành qua 3 đợt. Cụ thể sẽ là:

  • Bón thúc đợt đầu: Thực hiện bón thúc cho cây gấc vào đầu mùa mưa nhằm cung cấp dinh dưỡng để thân và lá cây sinh tưởng tốt hơn. Bà con sử dụng phân bón Hà Lan NPK 20-20-15 bón với liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc đợt 2: Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 thực hiện bón vào thời điểm giữa mùa mưa.
  • Bón thúc đượt 3: Trước thời điểm cây ra hoa khoảng 1 tháng thì bón thúc cho vườn trồng gấc cần thực hiện. Với phân bón NPK Hà Lan 17-7-17 liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2 bón thúc giúp thúc đẩy cây sinh tưởng, cho nhiều hoa, ra nhiều trái hơn.

Kết luận

Cách trồng cây gấc không quá phức tạp, bà con nông dân hoàn toàn có thể tìm hiểu để áp dụng cho diện tích canh tác của gia đình mình. Trông và chăm sóc đúng cách để có được vườn trồng đạt tiêu chuẩn, cho sai trái và thu hoạch năng suất cao. Chúc bà con thành công với vườn trồng của gia đình mình.