Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm mang tới giá trị kinh tế cao, được trồng ở nhiều khu vực ở nước ta như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,… Việc trồng và chăm sóc hồ tiêu cần có kỹ thuật, tuân thủ những yêu cầu cần thiết mới có được hiệu quả cao, lý tưởng như chúng ta mong muốn. Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức nhà nông để biết các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu thích hợp vào mùa mưa, mùa khô giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao với hiệu quả kinh tế như ý.
Yêu cầu với đất đai và khí hậu cho hồ tiêu
Mỗi giống cây có những đặc điểm khác biệt, yêu cầu đối với điều kiện thời tiết khí hậu, đất trồng nhất định. Có thể đáp ứng tốt theo yêu cầu giúp tạo điều kiện tốt cho cây hồ tiêu phát triển và hoàn thiện tới mức tối đa. Đối với cây hồ tiêu thì đất đai, khí hậu đòi hỏi cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như:
Đất đai lý tưởng trồng hồ tiêu
Cây hồ tiêu loại cây công nghiệp có khả năng phát triển trên nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên để có thể sinh trưởng tốt, dài lâu thì đất sử dụng trồng hồ tiêu cần đáp ứng được những yêu cầu, những yếu tố cơ bản như:
- Đất có khả năng thoát nước tốt, đảm bảo không có nguy cơ rơi vào tình trạng úng ngập.
- Có tầng đất sâu, thông thường thì tầng đất lý tưởng nhất để trồng hồ tiêu cần đảm bảo từ 1m trở lên.
- Hệ thống mạch nước ngầm sâu, độ sâu tối thiểu cần đáp ứng của mạch nước ngầm là 70cm.
- Đất trồng hồ tiêu cần có thành phần cơ giới ở mức nhẹ tới trung bình, độ tươi xốp cao, giàu mùn và không có tình trạng chua.
Yêu cầu đối với khí hậu trồng hồ tiêu
- Nhiệt độ: Cây tiêu nguyên chủng là loại mọc dưới tán cây rừng, bởi thế nhiệt độ lý tưởng thông thường duy trì ở mức 22 – 280 Trong đó, đảm bảo có thể sinh trường bình thường ở mức nhiệt độ trung bình từ 18 – 350C.
- Lượng mưa: về lượng mưa hàng năm duy trì ở mức từ 1250 – 2500 mm/năm, được phân bố đều trong năm là điều kiện lý tưởng để hồ tiêu phát triển. Với hệ thống rễ ăn cạn, không chịu được hạn hán kéo dài, song cũng không chịu được ngập úng thì lượng mưa phân bố đều giúp cây có thể phát triển tốt. Ngoài ra, cần có một khoảng thời gian khô hạn ngắn để quá trình phân hóa mầm hoa được đảm bảo, thông thường thời gian khô hạn duy trì từ 20 – 30 ngày là thích hợp.
- Ánh sáng: hồ tiêu là loài cây ưa sáng tán xạ, vì vậy khi mới trông cây cần được che bóng một cách cẩn thận, đúng kỹ thuật. Trong thời kỳ cây đang ra hoa, nuôi quả thì lượng ánh sáng cần nhiều hơn, có thể che bóng ít hoặc không che đều thích hợp.
- Gió: khả năng chịu gió yếu nên cần có hàng cây che chắn gió đầy đủ, hoàn thiện đạt tiêu chuẩn để hồ tiêu có điều kiện sinh trường và phát triển tốt nhất.
Chọn giống và nhân giống hồ tiêu
Yêu cầu đối với giống hồ tiêu
Hiện nay, có nhiều giống tiêu khác nhau như sẻ đất đỏ, tiêu Di Linh, tiêu Ấn Độ, tiêu Vĩnh Linh,… có kỹ thuật trồng trọt khác nhau. Trong đó, tiêu Vĩnh Linh và tiêu Ấn Độ được khuyến khích trồng nhiệt bởi khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu bệnh lý tưởng và năng suất cao. Việc chọn giống cần cân nhắc với điều kiện thực tế để có được giống phù hợp, hỗ trợ trồng trọt cho năng suất tốt.
Kỹ thuật chọn giống hồ tiêu
Trong quá trình chọn giống thì yêu cầu cơ bản, điều quan trọng nhất cần chú ý chính là việc chọn những bụi tiêu khỏe mạnh, không sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra, tiêu giống cần có độ tuổi dưới 18 tháng tuổi là thích hợp nhất.
Kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu
Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để nhân giống cây tiêu trong đó giâm hom là cách cơ bản được áp dụng. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản là:
- Lựa chọn từ thân chính, những cành vượt hoặc dây lươn với mỗi hom cần từ 4 – 5 đốt, loại bỏ cành lá để hạn chế tình trạng mất nước.
- Trước khi hom cần nhúng gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, dung dịch Aliette hoặc Matalaxyl 30/
- Sauk hi ra rể chuyển hồ tiêu giống vào túi bầu bằng nylon có kích thước 15×25 cm, được đục lỗ sẵn, trong đó có 1.5kg đất mặt, 0.5kg phân chuồng hoai mục và 5g lân.
- Làm giàn che nắng và gió cho hồ tiêu giống, thực hiện tưới nước và chăm sóc đều đặn mỗi ngày.
- Yêu cầu đối với việc nhân giống cần chú ý mở bớt bạt che sau mỗi tháng cho tới khi đảm bảo 70% độ lọt sáng, nhánh mọc dài khoảng 40 – 50cm thì đem trồng.
Kỹ thuật nọc hồ tiêu chuẩn xác
Thực hiện nọc tiêu chúng ta có thể tiến hành theo hai phương án là nọc sống hoặc nọc chết. Với từng phương án có những yêu cầu kỹ thuật, những lưu ý riêng là:
- Phương pháp nọc cây sống: đây là những cây đa niên tiêu đều leo bám được. Yêu cầu cần chọn loại cây có khả năng lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, không có quá nhiều rễ ngang, lá không bị tàn và nhân giống dễ dàng. Ngoài ra, yêu cầu không thay vỏ như dạng cây hông, cây muồng đen,…
- Phương pháp nọc chết: thực hiện việc nọc cây gỗ, tiêu chuẩn thường là có đường kính thân từ 8cm trở lên, chiều cao từ 3 – 5m. Những nọc bê tông được hoàn thiện với giá thành cao, đầu tư vốn lớn. Chúng ta có thể xây dựng nọc ban đầu ở độ cao từ 1.5 – 2m, tiếp tục đốt hoặc xây dựng thêm với chiều cao lên tới 3.5 – 5m.
Tùy thuộc vào việc quyết định sử dụng nọc sống hay nọc chết mà khoảng cách trồng cần có sự cân đối hợp lý. Trong đó, với nọc chết thì khoảng cách thường là 2×2 m, 2×2,5 m, 2,5×2,5 m. Đối với việc sử dụng nọc sống thì khoảng cách trồng duy trì ở mức 2,5×3 m, hoàn thiện theo hướng đông – tây và cần thực hiện rong tỉa cành trong giai đoạn mùa mưa.
Cách bón phân cho hồ tiêu
Nhìn chung, nhu cầu về dinh dưỡng của hồ tiêu khá cao, đòi hỏi cần bón nhiều loại khác nhau theo đúng số lượng mới giúp cây có điều kiện phát triển và sinh trường lý tưởng nhất. Trong đó, nhiều nhất là đạm, tới kali và lân, vôi, ma giê, các chất khoáng. Tìm hiểu và chọn mua phân bón từ nhà máy uy tín nhằm cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cây hồ tiêu.
Yêu cầu kỹ thuật với cách bón phân cho cây hồ tiêu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo giúp cây có được điều kiện phát triển tốt nhất cần:
- Bón lót vào đầu mùa mưa: sử dụng toàn bộ phân chuồng, vôi và 1/3 lượng đạm, lân, kali cần sử dụng cho mỗi năm.
- Bón phân vào giữa mùa mưa: 1/3 lượng đạm, lân và kali cần dùng cho mỗi năm.
- Bón phân vào cuối mùa mưa: 1/3 lượng đạm, lân và kali sử dụng cho cả năm.
Khi bón phân cho cây cần xới nhẹ, phá váng với độ sâu khoảng 2cm, tiến hành bón phân và lấp nhẹ cho kín. Không nên bón trực tiếp vào gốc có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hồ tiêu.
Cách chăm sóc hồ tiêu theo mùa
Chăm sóc hồ tiêu mùa khô
Cây hồ tiêu khi trồng và chăm sóc muốn có được tốc độ phát triển cao, năng suất tốt cần có sự điều chỉnh, cân đối theo từng mùa. Đối với mùa khô yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc cũng có những khác biệt như:
- Yêu cầu giữ ẩm: áp dụng một số phương pháp giúp giữ ẩm tốt cho cây hồ tiêu như bón phân chuồng ủ hoai mục vào cuối mùa mưa, sử dụng rơm xả bả thực vật, trồng trụ sống xen canh lạc dại giữ ẩm, tưới nước thường xuyên,… nhằm duy trì độ ẩm lý tưởng, tránh tình trạng khô hạn.
- Yêu cầu với dinh dưỡng: tưới nước hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cây hồ tiêu có được điều kiện lý tưởng để sinh trường trong mùa khô. Nếu là cây đang mang quả cần bổ sung dinh dưỡng với phân bón hàm lượng kali cao, có thể sử dụng dòng phân bón Hà Lan NPK 17-7-17 hoặc NPK Windmill,…. Đối với cây trong giai đoạn kiến thiết, hoặc sau khi thu hoạch sau thì sử dụng phân bón NPK là thích hợp để hỗ trợ cho bộ rễ phát triển, đâm chồi nảy lộc.
- Yêu cầu trong phòng trừ sâu bệnh: thời điểm mùa khô là giai đoạn rệp sáp phát triển mạnh cần chú ý kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời để xử lý hiệu quả. Có biện pháp phòng ngừa triệt để, trừ rệp sáp xuất hiện sớm để giảm tác hại tiêu cực cho hồ tiêu.
Chăm sóc hồ tiêu mùa mưa
Thời điểm mùa mưa với lượng nước lớn có khả năng tác động không nhỏ tới sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Vì vậy tìm hiểu và có cách chăm sóc đúng đắn, thích hợp có khả năng đảm bảo giúp giảm thiểu những tổn thương, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tránh được sâu bệnh hại tới mức tối đa. Trong đó việc chăm sóc bộ rễ khỏe cho hồ tiêu là điều quan trọng cần làm.
Yêu cầu đối với thoát nước trong mùa mưa
- Thực hiện việc làm hệ thống rãnh thoát nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình của từng vùng. Nước đọng trên mặt đất, nước ngầm đều tăng cao trong giai đoạn mùa mưa. Vì thế đào mương, hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước sau từng trận mưa cần được chú ý thực hiện.
- Không nên đi lại quá nhiều khi đất trong vườn hồ tiêu còn ướt, nhão bùn.
- Thực hiện làm cỏ, bón phân, hay phun thuốc chỉ thực hiện trong điều kiện thời tiết tạnh ráo, đất đủ độ ẩm, dễ dàng làm tơi xốp.
- Đối với những vườn trồng có độ dốc cao cần có hệ thống thoát nước đầy đủ, phù hợp để chống xói mòn, rửa trôi lớp đất màu giàu dinh dưỡng cho cây.
- Tại khu vực đất bằng phẳng, gần nguồn nước cần có hệ thống rãnh thoát nước hạ thấp so với mực nước ngầm, đảm bảo đất màu có độ thoáng khí cần thiết.
Chăm sóc hồ tiêu trong mùa mưa
- Mỗi lần xới đất nên kết hợp bón thêm phân. Đối với vườn chưa ra trái nên bón phân thúc, sau thu hoạch bón phân để cho nhiều hoa, đậu trái.
- Lượng phân bón trong mùa mưa sử dụng bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng đất tốt hoặc xấu. Trong đó lượng bón cho mỗi gốc là: phân chuồng hoai mục 15 – 20kg, đạm u rê 100 – 200gam, lân 200 – 300 gam, kali từ 60 – 100 gam. Đối với vùng đất chua chú ý bón thêm vôi với lượng từ 100 – 200 gam cho mỗi gốc.
Tìm hiểu để biết kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hồ tiêu để áp dụng cho quá trình đầu tư trồng trọt đạt hiệu quả cao. Có thể trồng và chăm sóc đúng cách đem tới năng suất cao, nâng cao hiệu quả kinh tế với khoản lợi nhuận hấp dẫn. Áp dụng đúng kỹ thuật để việc chăm sóc hồ tiêu mang tới hiệu quả kinh tế cao.