Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế Ngọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế ngọt

Khế là loại cây trồng quen thuộc được trồng chủ yếu để lấy trái. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế ngọt như thế nào đạt chuẩn thì không phải ai cũng nắm bắt một cách đầy đủ. Tìm hiểu chi tiết kỹ thuật, kinh nghiệm trồng giống cây ăn quả này giúp quá trình áp dụng thuận lợi, đem lại năng suất cao tới mức tối đa.

Tiêu chuẩn trong chọn giống

Cây khế ngọt được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép cành. Có hai hình thức ghép cành cho cây khế được áp dụng chủ yếu là ghép đeo bầu và ghép đọt. Sử dụng những cây giống có đầy đủ những ưu điểm nổi bật của cây mẹ giúp quá trình canh tác đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu đối với cây giống cần cao trên 50cm, khỏe mạnh, không có tình trạng sâu bệnh, hay tiềm ẩn nguy cơ có mầm bệnh. Lựa chọn cây giống kĩ càng, đặt mua tại cơ sở cung cấp uy tín để có cây trồng chất lượng, canh tác nhanh chóng với khả năng sinh trưởng cao.

Chuẩn bị trước khi trồng cây khế ngọt

Chuẩn bị trước khi trồng cây khế ngọt
Chuẩn bị trước khi trồng cây khế ngọt

Thời vụ và mật độ trồng thích hợp

Cây khế được trồng ở khu vực miền Bắc với thời vụ lý tưởng nhất là vụ xuân vào khoảng tháng 2 – 3, hoặc cân nhắc trồng vào vụ thu khoảng tháng 8 – 10. Trồng vào thời điểm thích hợp giúp cây giống có điều kiện để hồi xanh, sinh trưởng tốt và sớm cho trái.

Trồng cây khế ngọt khi duy trì được mật độ thích hợp giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, tránh được tình trạng sâu bệnh tối đa. Yêu cầu về mật độ trồng cần đảm bảo cây cách cây khoảng 5 – 6m là hợp lý. Trong trường hợp trồng xen canh với các giống cây khác thì mật độ lý tưởng là khoảng 7 – 8m.

Làm đất và đào hố trồng

Làm đất kỹ lưỡng bằng cách cày bừa, làm cỏ sạch sẽ trước khi tiến hành trồng cây giống. Lựa chọn loại đất giàu mùn, gần nguồn nước tưới, đồng thời có khả năng thoát nước tốt. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho cây khế sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Sau khi làm đất cần tiến hành đào hố cho từng gốc trồng. Đối với đất tốt đào hố trồng có kích thước 0.6 x 0.6 x 0.6m, trong khi đó đối với đất xấu hố trồng cần đảm bảo có kích thước tiêu chuẩn là 1.0 x 1.0 x 0.8m là hợp lý.

Quá trình đào hố trồng đào hố sau khi hoàn thành tiến hành bón lót cho từng gốc trồng. Bón lót, phủ đất lấp gần đầy hố, phơi ải, loại bỏ mầm bệnh trên đất trồng cần hoàn thành trước khi bắt đầu quá trình trồng cây giống.

Kỹ thuật trồng cây khế ngọt tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng cây khế ngọt tiêu chuẩn
Kỹ thuật trồng cây khế ngọt tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng khế ngọt khá đơn giản, dễ dàng áp dụng. Tiến hành theo đúng các bước giúp quá trình trồng cây khế diễn ra suôn sẻ, có được kết quả như ý. Trong đó các bước cơ bản cần thực hiện là:

  • Tiến hành cuốc một hốc nhỏ vừa với bầu của cây giống ở giữa hố trồng.
  • Bóc bỏ bọc nilon ở bầu đất của cây giống một cách nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng tới rễ cây. Sau đó đặt bầu cây nhẹ nhàng vào hốc nhỏ đã đào trước đó. Sau đó dùng đất bột lấp đầy hốc trồng, nén chặt ở mức độ vừa phải.
  • Cây khế giống khi mới trồng cần cắm cóc, buộc chắc chắn để tránh tình trạng gốc bị lay do mưa gió, gió bão xuất hiện.
  • Tiến hành tưới nước nhẹ nhàng vào gốc cây, đảm bảo duy trì độ ẩm trong khoảng từ 60 – 80% là hợp lý nhất.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây khế ngọt

Hướng dẫn cách chăm sóc cây khế ngọt
Hướng dẫn cách chăm sóc cây khế ngọt

Cách chăm sóc cây khế ngọt được áp dụng chuẩn xác, tiến hành cẩn trọng giúp cây trồng có được điều kiện sinh trưởng lý tưởng nhất. Chăm sóc cây khế có những yêu cầu riêng trong từng giai đoạn riêng cần được tuân thủ:

Tưới nước

Chăm sóc định kì cho cây khế ngọt cần đặc biệt chú ý tới việc tưới nước. Cung cấp đủ nước cho cây trồng, đặc biệt là giai đoạn bước vào mùa khô, hay khi cây đang ra hoa, nuôi trái, hoặc khi trái sắp chín vô cùng cần thiết. Lượng nước vừa phải, không để đất trồng quá khô giúp cây phát triển và cho trái chất lượng, đạt năng suất cao.

Khi cây khế còn nhỏ yêu cầu cần tưới nước đều đặn quanh năm nhằm cung cấp đủ lượng nước cần thiết để cây ra các đợt lộc non, sớm phát triển. Đặc biệt, thời gian đầu khi mới trồng thì tưới nước cần duy trì tần suất khoảng 3 – 4 ngày/ lần. Thời gian sau này mật độ tưới kéo dãn, đảm bảo duy trì được độ ẩm thích hợp cho đất trồng.

Làm cỏ

Song song với việc tưới nước thì phòng trừ cỏ dại, làm cỏ là điều cần được chú ý. Sử dụng cỏ, rác, cây phân xanh để phủ lên từng gốc. Đây là phương pháp giúp hạn chế tối đa được cỏ dại mọc trên vườn trồng. Đồng thời, cần chú ý tới việc xới phá váng sau từng đợt mưa to, kéo dài là yêu cầu bắt buộc.

Chăm sóc định kì cho trồng cây khế ngọt cần lưu ý tới việc làm cỏ thường xuyên. Làm cỏ vào vụ xuân khoảng tháng 1 – 2 và vụ thu vào tháng 8 – 9 hàng năm đều đặn. Loại bỏ toàn bộ cỏ dại, xới xáo vườn trồng, kết hợp với xới gốc 2 – 3 lần/ năm. Đảm bảo làm cỏ thường xuyên giúp vườn trồng có độ thông thoáng, thoáng đãng cần thiết. Việc hạn chế được tình trạng mầm bệnh tồn tại, ảnh hưởng tới cây trồng lúc này được đảm bảo tốt hơn.

Cắt tỉa và tạo hình

Yêu cầu trong cắt tỉa, tạo hình giúp cây khế có khugn tán rộng, đồng thời các cành có khả năng phân bố đều đặn, không có tình trạng nắng rọi vào thân chính. Khi cây đã lớn, những cành quá dày nên tiến hành cắt tỉa bớt để tán cây có độ thông thoáng cần thiết.

Cắt tỉa loại bỏ đi những cành già, những cành mọc chen chúc, cành yếu, hay bị sâu bệnh,… Loại bỏ các cành kém chất lượng, tạo tán, tạo độ thông thoáng giúp cây khế ngọt dễ dàng sinh trường, cho trái. Thời gian cắt tỉa cho cây khế lý tưởng nhất là sau vụ thu hoạch quả, hay trước khi ra hoa.

Trong quá trình chăm sóc cần chú ý tạo tán đủ giúp che phủ, bảo vệ cho thân cây khỏi ánh nắng trực tiếp. Quá trình cắt tỉa, tạo hình cẩn tiến hành cẩn trọng, khéo léo giúp cây khế có tán vừa phải, thích hợp.

Yêu cầu trong bón phân cho cây khế ngọt

Yêu cầu trong bón phân cho cây khế ngọt
Yêu cầu trong bón phân cho cây khế ngọt

Tiến hành bón phân theo đúng thời gian, đúng chủng loại và liều lượng tạo điều kiện tốt cho cây khế phát triển thuận lợi. Đối với bón thúc và bón lót cho trồng cây khế ngọt lại có những tiêu chuẩn riêng cần chú ý. trong đó, yêu cầu quan trọng trong bón phân khi trồng khế ngọt cần đảm bảo tuân thủ sẽ là:

Bón lót

Bón lót tiến hành vào giai đoạn làm đất, sau khi đã đào hố trồng cây con. Mỗi hố trồng tiến hành bón từ  1 – 3kg phân bón hữu cơ Organic Gold, hoặc phân bón hữu cơ Organic 1. Tiến hành bón phân sau đó phủ đất lên trước khi trồng tối thiểu 15 – 20 ngày. Bón lót đầy đủ giúp tăng thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng, hỗ trợ cây con phát triển tốt hơn ngay từ khi mới trồng.

Bón thúc

Bón thúc là yêu cầu bắt buộc giúp cây sinh trưởng tốt, sớm cho trái, đảm bảo trái đạt chất lượng cao, độ ngọt hoàn hảo. Đối với bón thúc cho cây khế ngọt khi trồng yêu cầu:

  • 3 năm đầu sau khi trồng: Đây là giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển và tạo tán. Việc bón thúc cần tiến hành hàng năm với phân bón NPK 16-16-8, hoặc NPK 20-20-15,… với liều lượng khoảng 0.3 – 0,5kg/ gốc/ lần.
  • Giai đoạn từ năm thứ 3 trở đi: Tiến hành bón thúc cho cây khế đều đặn khoảng 3 – 4 lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tháng. Sử dụng lượng phân bón thích hợp với loại thích hợp giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.

Đợt 1: Sử dụng phân bón NPK 20-20-15+TE với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

Đợt 2: Phân bón NPK 20-20-15 tiến hành bón thúc với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

Đợt 3: Liều lượng sử dụng khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng với phân bón NPK 17-7-17.

Đợt 4: Phân bón NPK 16-9-21, hoặc NPK 12-12-18 với liều lượng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

Kết luận

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế ngọt giúp quá trình canh tác giống cây trồng này đạt hiệu quả cao. Với kỹ thuật trồng đơn giản, dễ dàng áp dụng thì trồng khế ngọt theo nhu cầu của người nông dân có thể thực hiện thuận lợi, đem lại lợi nhuận cao tối đa. Tùy thuộc vào mục đích thực tế thì việc quy hoạch vườn trồng, tiến hành canh tác giống cây này cần được áp dụng hợp lý để thu được năng suất lý tưởng.