Cây mận là giống cây ăn trái lâu năm thuộc họ hoa hồng được canh tác chính ở khu vực có khí hậu ôn đới độ cao từ 500m trở lên khi so sánh với mực nước biển. Với giống cây trồng này đòi hỏi ở kỹ thuật trồng và chăm sóc sẽ có những tiêu chuẩn riêng đòi hỏi bà con cần nắm rõ trên diện tích vườn trồng của mình.
Tiêu chuẩn ở điều kiện canh tác cây mận
Mật độ
Canh tác cây mận yêu cầu ở mật độ trung bình khoảng 400 cây/ ha. Nó tương đương với khoảng cách hàng cách hàng là 5m, đồng thời cây cách cây khoảng 5m.
Thời vụ
Trồng cây mận thời vụ lý tưởng rơi vào khoảng tháng 2 – 3 trước thời điểm nảy lộc xuân. Hoặc bà con có thể cân nhắc chọn thời điểm tháng 11 – 12 sau thời gian cây rụng lá.
Đất trồng phù hợp
Giống cây trồng này ưa trồng trên đất có độ mùn trong khoảng từ 2 – 2.5%, đồng thời cần có tầng đất canh tác từ 50cm trở lên. Đất tơi xốp, thoát nước tốt song có khả năng giữ ẩm tốt tạo điều kiện cho cây mận sinh tưởng nhanh chóng.
Hướng dẫn làm đất trồng giống cây mận
Tiến hành xới xáo một cách kỹ lưỡng, đồng thời chú ý tới việc làm sạch cỏ dại trên vườn trồng. Quá trình làm đất cần thực hiện cẩn trọng, kỹ càng đảm bảo đất tơi xốp với vương trồng đạt tiêu chuẩn. Việc làm đất sau khi hoàn thành lúc này bà con thực hiện đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm để chuẩn bị cho quá trình canh tác. Sau khi đào xong sử dụng lớp đất trên bề mặt cho xuống đáy hố.
Kỹ thuật trồng cây mận đơn giản
Trồng cây mận có thể tiến hành đơn giản qua 3 bước cơ bản sau:
- Tại vị trí hố trồng đã được chuẩn bị trước đó chúng ta đào một lỗ nhỏ, kích thước lớn hơn một chút so với bầu cây giống.
- Loại bỏ lớp nilon ở bầu đất của cây giống sau đó đặt cây ngay ngắn, cân đối trong hố trồng.
- Cuối cùng, bà con thực hiện việc lấp đất, nén chặt ở vị trí gốc cây con và cố định bằng cách cắm cọc.
Sau khi trồng cây con xong cần tiến hành tưới đẫm nước. Thông thường, lượng nước nên sử dụng sẽ là từ 10 – 15 lít/ gốc trồng.
Quy trình chăm sóc cây mận hiệu quả
Quá trình chăm sóc cây mận sau khi trồng cần chú ý tới một vài những vấn đề cơ bản nhất định. Cụ thể đó là:
Yêu cầu trong giữ ẩm
Giữ ẩm cho gốc trồng bằng cách sử dụng cỏ, rác khô ủ xung quanh gốc. Độ ẩm phù hợp giúp cây mận từ khi mới trồng nhanh chóng bén rễ và phát triển.
Tưới nước
Thông thường, tưới nước khi trồng cây mận yêu cầu bà con cần thực hiện dựa vào điều kiện thời tiết. Trong đó, những tiêu chuẩn cần ghi nhớ sẽ là:
- Trong vòng 2 tháng đầu tiên sau khi trồng bà con cần triển khai việc tưới nước đều đặn 1 – 2 lần/ ngày. Tùy thuộc điều kiện thời tiết mà tần suất tưới cần có sự điều chỉnh phù hợp.
- Giai đoạn cây mận chuẩn bị ra hoa chú ý giữ cho đất ở gốc cây đảm bảo khô ráo nên hạn chế tưới quá nhiều nước.
- Giải đoạn cây đang nuôi quả thì cung cấp nước là cần thiết giúp cây nuôi quả tốt hơn.
Làm cỏ
Cỏ mọc quá nhiều trong vườn trồng sẽ ảnh hưởng tới độ thông thoáng của vườn, cũng khiến dinh dưỡng trong đất bị tranh. Làm cỏ cho vườn trồng mận cần được thực hiện đều 6 – 7 lần/ năm. Song song với đó, việc xới xáo gốc trồng cũng cần kết hợp mỗi lần làm cỏ.
Ngoài ra, bà con có thể cân nhắc trồng xen canh trong giai đoạn cây mận chưa khép kín tán. Một số loại cây họ đậu trồng thích hợp để có thêm nguồn thu, cũng hạn chế cỏ dại mọc trong vườn.
Đốn tỉa cành
Việc đốn tỉa cành cho trồng cây mận sẽ có yêu cầu ở kỹ thuật thực hiện trong thời kỳ kiến thức, và thu hoạch hoàn toàn khác biệt. Đó là:
Đốn tỉa cho cây kiến thiết cơ bản
- Sau khi trồng: Khi cây con đã mọc tốt bà con chọn 3 – 4 chồi mọc ở vị trí xung quanh thân chính, thường cách mặt đất khoảng 45cm là hợp lý sau đó cắt bỏ đi phần thân chính nằm ở vị trí trên các cành đã chọn. Trong trường hợp những chồi ở trên cây mọc quá cao thì cần cắt ngang khoảng 40 – 50cm, đồng thơi cũng cần chờ để lựa những chồi mới mọc dựa trên vết cắt đã thực hiện.
- Sau khi trồng khoảng 6 tháng: Bà con cần duy trì việc bấm ngọn cho cây mận thường xuyên, đảm bảo các cành mọc ra tạo thành góc 45 độ. Các cành chính nên cắt tại vị trí mọc ra 2 chồi sinh dưỡng đã mọc ra phía bên ngoài, có chiều cao từ 1m trở lên.
- Sau khi trồng từ 12 tháng tới 3 năm: việc đốn tỉa cần thực hiện đều đặn nhằm thúc đẩy cây sớm cho trái, cho thu hoạch.
Đốn tỉa cho cây trong thời kỳ thu hoạch
Cây mận khi đang cho thu hoạch việc đốn tỉa thực hiện có khả năng giúp cân bằng được quá trình phục hòi của chồi với quả. Không chỉ vậy, kỹ thuật này khi áp dụng giúp cải thiện đáng kể năng suất cho cây trong vụ tiếp theo.
- Đốn tỉa cây mận mùa xuân: Bà con tiến hành việc tỉa nhẹ loại bỏ những cành sinh trưởng quá mạnh từ vị trí cành trung tâm, hay những cành vượt nếu có góc lớn hơn 45 độ.
- Đốn tỉa cây mận mùa hè: Sau khi thu hoạch khoảng 2 – 3 tuần việc đốn tỉa cần thực hiện giúp cung cấp ánh sáng khắp tán cây, ngừng hoạt động sinh trưởng thừa nhằm tạo điều kiện cho sự phân hóa mầm hoa vào mùa tiếp theo. Chúng ta cần cắt bỏ các cành mọc thẳng ở vị trí giữa thân cây một cách nhẹ nhàng, cẩn trọng nhằm tăng độ thông thoáng.
- Đốn tỉa cây mận mùa đông: Cắt bỏ các cành hóa gỗ ở giai đoạn mùa xuân và mùa hè. Bên cạnh đó, việc cắt cành vô hiệu, cành quá yếu cũng cần hoàn thành trong thời diểm này. Nên đốn tỉa cây mận mùa đông khi trời lạnh, cây trong khoảng thời gian ngủ đông.
Cách bón phân cho cây mận
Đối với cây trồng việc bón phân cần thực hiện với 2 kỹ thuật bón phân chính là bón lót và bón thúc. Việc bón phân cho trồng cây mận yêu cầu cụ thể là:
Bón lót
Bón lót cho diện tích trồng mận yêu cầu cần thực hiện trong giai đoạn làm đất, sau khi hố trồng đã được đào. Việc bón lót cần:
- Sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 tiến hành bón với liều lượng là 1 – 3kg/ gốc trồng trực tiếp xuống hố trồng đã đào trước đó.
- Sau khi bón lót bà con cần sử dụng đất lấp đầy lại cho tới miệng hố. Vườn trồng cần được ủ hoai mục tối thiểu 15 ngày trước khi đưa cây con vào canh tác.
Bón thúc
Cây mận trong từng thời kỳ cụ thể việc bón thúc sẽ có yêu cầu riêng ở liều lượng, số lần thực hiện. Trong đó yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn trong bón thúc cho trồng cây mận sẽ là:
Bón phân thời kỳ kiến thiết
Trong thời kỳ cây mận kiến thiết cơ bản việc bón thúc thông thường sẽ được thực hiện khoảng 3 lần/ năm:
- Bón thúc lần 1: Thời điểm tiến hành vào khoảng tháng 3 bằng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 liều lượng áp dụng sẽ là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
- Bón thúc lần 2: Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 tiến hành bón 0.5 – 1kg/ gốc trồng vào khoảng tháng 7.
- Bón thúc lần 3: Tiến hành vào khoảng tháng 11 với liều lượng 0.5 – 1kg/ gốc trồng sử dụng phân bón NPK 17-7-17.
Bón phân thời kỳ kinh doanh
Bón thúc trong thời kỳ kinh doanh giúp cung cấp dinh dưỡng để cây sai quả, trái đạt chất lượng cao. Yêu cầu bón thúc cho cây mận khi kinh doanh yêu cầu:
- Bón thúc lần 1: Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 bón với liều lượng tiêu chuẩn là 0.5 – 1kg/ gốc trồng giúp cây mận có đủ dinh dưỡng nuôi cành xuân, ra hoa, kết trái.
- Bón thúc lần 2: Nhiệm vụ của bón thúc thời điểm này giúp cây mận phục hồi sau khi ra quả. Bà con sử dụng lượng phân bón NPK 20-20-15 sẽ là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng phân bón NPK 17-7-17 nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trước thời diểm ngủ đông, gia tăng tuổi thọ cho lá và giảm thiểu tình trạng lá rụng quá sớm. Chúng ta sử dụng liều lượng phân bón giai đoạn này là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
Trồng cây mận khi tham khảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc kể trên giúp bà con có thêm kiến thức để áp dụng hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên đây giúp bà con dễ dàng hơn trong canh tác cây mận cho hành trình làm kinh tế hiệu quả cao. Chúc bà con canh tác thành công!