Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng, hay còn được biết tới với tên gọi là khổ qua là giống cây trồng thuộc họ bầu bí. Con người thường trồng mướp đắng để lấy trái phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, hữu ích cho người dùng. Cùng tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng tiêu chuẩn thông qua bài viết để áp dụng thuận lợi trên vườn trồng của gia đình mình.

Chuẩn bị trước khi trồng mướp đắng

Thời vụ trồng thích hợp

Đặc trưng của mướp đắng là có thể đưa vào trồng quanh năm đều sinh trưởng và cho trái theo nhu cầu của con người. Tuy nhiên, thời vụ lý tưởng cho cây phát triển nhất chính là Đông Xuân từ tháng 10 tới tháng 1 năm sau.

Ngoài ra, vụ Hè Thu được đánh giá cao ở năng suất tùy nhiên thường đối mặt với tình trạng bị ruồi đục trái. Vì vậy, khi cân nhắc trồng vào giai đoạn này bà con cần đặc biệt lưu tâm trong quá trình chăm sóc.

Chọn giống mướp đắng

Bạn có thể cân nhắc mua hạt giống tại các đại lý uy tín, hoặc sử dụng trái mướp đắng chất lượng của vụ trước để lấy hạt. Nếu tự chuẩn bị hạt giống cần ưu tiên chọn trái lớn, cầm chắc tay. Sau đó bổ trái khi đã già, lấy hạt rửa sạch và phơi thật khô. Việc ngâm ủ sẽ được tiến hành khi mùa vụ tới.

Ngoài ra, đối với việc mua giống bán sẵn bà con có thể cân nhắc một số giống phổ biến, được đưa vào trồng nhiều như:

  • Giống mướp đắng địa phương: khổ qua xiêm, TH-12,…
  • Giống mướp đắng lai F1 tiêu biểu như Chiatai, 054 và 185, hay East-west 241,…..

Làm đất và lên liếp

Đặc điểm nổi bật của mướp đắng là có thể trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu của đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, được làm sạch cỏ, độ thoáng khí cao. Trong đó, ưu tiên dùng đất thịt pha cát mang tới điều kiện sinh tưởng hoàn hảo nhất.

Yêu cầu với diện tích canh tác khổ qua cần được tiến hành cày xới kỹ càng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư của vụ trồng trường đó. Sau đó bón lót, rắc thêm vôi bột để khử khuẩn. Hoàn thành việc bón lót thì lên liếp, phơi ải khoảng 20 ngày trước khi trồng.

Tiêu chuẩn của luống trồng khổ qua cần hoàn thành với chiều rộng từ 0.6 – 0.8m, độ cao từ 20 – 30cm là hợp lý. Sau khi lên luống cần căng màng phủ theo chiều dài của luống. Đảm bảo mảng phủ cần kéo sát mép rãnh để tránh tình trang cỏ mọc ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.

Kỹ thuật trồng khổ qua

Kỹ thuật trồng khổ qua

Mướp đắng khi trồng cần được thực hiện qua đầy đủ các bước chính là xử lý hạt giống, gieo hạt và trồng dự trù. Trong đó cụ thể yêu cầu của từng bước trong quy trình này sẽ là:

Xử lý hạt giống

Hạt giống đã chuẩn bị trước đó chúng ta đem ngâm cùng nước nóng trong thời gian khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Nước ấm sử dụng pha theo tỷ lệ tiêu chuẩn là 2 sôi 3 lạnh. Sau khi ngâm xong bà con đem ủ trong khăn ẩm thời gian khoảng 24 giờ.

Lúc này, đem hạt giống rửa sạch bằng nước để loại bỏ hết lớp nhờn bên ngoài. Tiếp tục đem ủ trong khăn ẩm sạch cho tới khi hạt nứt nanh mới tiến hành đem gieo. Cần chú ý để hạt nứt nanh, mọc rễ với độ dài vừa phải.

Gieo hạt

Canh tác mướp đắng thông thường hạt giống sẽ được gieo trực tiếp xuống luống trồng đã chuẩn bị trước đó. Tra hạt trực tiếp xuống lỗ trồng sau đó phủ lên một lớp đất mỏng lên trên cùng. Cần chú ý khi tra hạt bạn cần đảm bảo đặt đầu nứt nanh xuống phía dưới. Cuối cùng phủ lên một lớp rơm rạ, hoặc lớp tro ủ hoai mục.

Với mỗi hốc trồng bà con nên gieo khoảng 5 – 7 hạt phòng trừ tình trạng sâu đất, hay dế phá hoại. Sau khi hoàn thành việc gieo hạt giống thì tưới đẫm nước nhằm duy trì độ ẩm cho đất lý tưởng, thúc đẩy hạt nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành câu con.

Trồng dự trù

Bên cạnh việc gieo trực tiếp trên luống trồng thì trồng dự trù cần được cân nhắc thực hiện. Chúng ta nên trồng dự trù thêm một số cây trong bầu đất để sử dụng dặm vào những hốc không lên, hoặc cây quá yếu, bị sâu bệnh phá hoại,… sau một khoảng thời gian canh tác.

Chăm sóc cây mướp đắng

Chăm sóc cây mướp đắng

Chăm sóc cây khổ qua khá đơn giản với một vài yêu cầu cơ bản nhất định. Trong đó, cách thực hiện yêu cầu cần tuân thủ chính là:

Tưới nước

Trồng mướp đắng, hay những loại cây trồng khác việc cung cấp đủ nước ảnh hưởng tới quá trình cây sinh trưởng. Việc tưới đủ nước, đều đặn hàng ngày cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Trong đó, giai đoạn cây đang ra hoa, nuôi trái thì việc tưới nước cần được chú trọng.

Không để vườn trồng đất quá khô, tuy nhiên cũng cần chú ý để tình trạng ngập úng không xảy ra. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều việc tránh ngập úng cần thực hiện tránh ảnh hưởng tới quá trình cây phát triển, thậm chí là chết cây.

Làm cỏ

Duy trì việc làm cỏ thường xuyên nhằm kiểm soát độ thông thoáng cho luống trồng. Không tranh dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh xuất hiện đều được đảm bảo tốt. Việc làm cỏ cho diện tích trồng mướp đắng cần kết hợp với xới xáo, vun gốc.

Thông thường, việc làm cỏ khi canh tác giống cây trồng này sẽ được tiến hành thủ công bằng tay. Thực hiện đều giúp không gian sinh trưởng của mướp đẳng được đảm bảo tốt nhất.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh

Mướp đắng khi trồng có nhiều loại côn trùng phá hoại sẽ phải đối mặt. Trong đó thì sâu đất, rệp, sâu xanh, bọ rẫy, hay bọ trĩ, rầy mềm,… là khá thường gặp. Việc kiểm tra vườn trồng thường xuyên cần được hết sức lưu tâm. Nhờ đó, việc canh tác sẽ có được kết quả cao như yêu cầu.

Song song với đó, bệnh hại cây mướp đắng thường thấy là lở cổ đất, đốm nâu trên lá, hoặc bệnh virus, héo rũ,… Loại bỏ lá úa, cắt tỉa lá bệnh khi xuất hiện, đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp cần được chú ý thực hiện. Qua đó, việc xử lý các vấn đề sâu bệnh hại vườn trồng mướp đắng được giải quyết tốt.

Làm dàn leo

Việc làm hệ thống giàn leo đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho khổ qua có thể sinh trưởng thuận lợi. trong đó, yêu cầu cơ bản trong quy trình làm giàn sẽ là:

  • Trà leo: Khi cây con phát triển có khoảng 3 – 4 lá thật thì lúc này cắm trà cần được thực hiện. Sử dụng cọc trà chiều dài khoảng 2.2 -2.5m với mật độ sử dụng là 2.500 cây/ 1000m2. Sử dụng cắm theo hình chữ A, có cả trà ngang đảm bảo độ chắc chắn.
  • Giăng dây: Hoàn thiện hệ thống dây gân phủ toàn bộ hệ thống giàn trên và giàn ngang. Từ đó việc sinh trưởng, nuôi trái dễ dàng với hệ thống dàn leo chắc chắn.

Tiêu chuẩn bón phân cho cây mướp đắng

Tiêu chuẩn bón phân cho cây mướp đắng

Phân bón khuyến khích sử dụng là phân hữu cơ Organic Gold hoặc phân hữu cơ Organic 1. Bà con sử dụng liều lượng phù hợp tương đương với diện tích trồng cụ thể. Trong đó, liều lượng tiêu chuẩn sẽ là 50 – 70kg/ 1000m2.

Tiến hành bón lót ngay sau khi làm đất xong xuôi. Bón lót kết hợp với rắc vôi bột để cải thiện độ giàu dưỡng chất, cũng giúp khử khuẩn cho đất trồng tốt hơn. Sau đó, phơi ải thời gian tiêu chuẩn trước khi bắt đầu vào canh tác vụ mới.

Việc bón thúc cho cây mướp đắng yêu cầu cần được thực hiện thường xuyên. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mới giúp mỗi cây trồng có khả năng sinh trưởng nhanh chóng, sai trái. Bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tần suất thực hiện: Khi cây con được từ 20 – 25 ngày tuổi việc bón thúc lần đầu tiên cần được thực hiện đầy đủ. Sau đó, cách khoảng 10 – 15 ngày sẽ thực hiện bón thúc một lần cho tới gần ngày thu hoạch.
  • Loại phân bón sử dụng: Ưu tiên dùng một số loại như NPK Hà Lan 20-20-15, hay NPK Hà Lan 17-7-17, NPK Hà Lan 16-9-21, NPK Hà Lan 12-12-18,… cho cây mướp đắng.
  • Kỹ thuật bón thúc: Tạo các lỗ nằm cách xa gốc cây một chút sau đó bón trực tiếp phân NPK xuống, phủ đất lên trên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể pha loãng phân bón để tưới vào gốc liều lượng vừa phải.

Như vậy, việc trồng mướp đắng có thể tiến hành một cách đơn giản và hiệu quả cho từng hộ gia đình. Dù là trồng với mục đích gì, diện tích cụ thể bao nhiêu thì áp dụng theo đúng kỹ thuật kể trên cũng tạo ra những cây trồng chất lượng, xanh tốt và cho thu hoạch năng suất cao.