Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sơ ri

Sơ ri là giống cây trồng lấy trái với đặc điểm nổi bật là ra hoa và cho quả quanh năm. Bởi thế, việc trồng cây sơ ri giúp bà con có được nguồn thu ổn định, đều đặn hàng tháng. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri chi tiết qua bài viết này để áp dụng một cách chuẩn xác nhất.

Điều kiện canh tác cây sơ ri

  • Về đất trồng: đặc trưng của sơ ri là không quá kén đất. Vì vậy, bà còn có thể chọn đất cát pha, hoặc đất phù sa cổ,…. Nên ưu tiên trồng ở khu vực đất mô cao để dễ thoát nước, tránh được ngập úng và xử lý khi cây ra hoa đơn giản hơn.
  • Về nguồn nước: cây sơ ri không yêu cầu tưới quá nhiều nước, tuy nhiên cần chú ý cung cấp đủ nước trong giai đoạn ra hoa, đậu quả để đảm bảo chất lượng trái.
  • Về khí hậu: sơ ri có khả năng chịu được nắng nóng, hiện được trồng nhiều ở nước ta tại Tiền Giang là chủ yếu. Tuy nhiên, giống cây trồng này có thể đưa vào khai thác ở mọi vùng miền.

Chuẩn bị trước khi trồng cây sơ ri

Chuẩn bị trước khi trồng cây sơ ri

Thời vụ phù hợp

Sơ ri nên được ưu tiên trồng vào khoảng tháng 5 – 6, hoặc muộn nhất là sang tháng 7 lfa phù hợp nhất. Trong trường hợp chủ động được ở nước tưới thì trồng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 cũng có thể triển khai.

Làm đất

Vườn trồng cần được cày, cuốc lật khoảng 1 – 2 lần, sau đó xới xáo kỹ lưỡng. Song song với đó bà con cần loại bỏ hoàn toàn cỏ dại ở diện tích quy hoạch trồng sơ ri. Sau đó, việc đào hố trồng cần được thực hiện.

Hố trồng được đào duy trì khoảng cách tiêu chuẩn là 5 x 5m, đồng thời kích thước hố tiêu chuẩn là 30 x 30cm. Việc đào hố khi đã hoàn thành thì bón lót trực tiếp vào từng hố sau đó lấp đất, ủ hoai mục trước khi đưa cây sơ ri vào canh tác.

Kỹ thuật trồng cây sơ ri cơ bản

Kỹ thuật trồng sơ ri cơ bản

Canh tác cây sơ ri hiện nay bà con có 2 phương pháp khác nhau để áp dụng là:

Chiết cành sơ ri

Đối với phương pháp chiết cành cần chú ý ưu tiên lựa chọn cành chiết nằm ở sát mặt đất với phần vỏ đã chyển sang màu nâu. Những cành này chúng ta bẻ ngập ngược lại để gãy lộ ra phần lõi song cần đảm bảo vẫn còn dính lại phần vỏ. Sau đó hãy mang cành đã bẻ nhúng vết gãy vào 2,4 D nồng độ là 40-60n phần triệu. Cuối cùng, chỉ cần bó vào đất, bọc nilon lại và để trong 1 – 5 tháng cho tới khi ra rễ.

Khi cành chiết đã ra rễ thì tách bỏ túi nilon bên ngoài, trồng xuống hố trên vườn trồng trước đó có thể tiến hành. Cần đảm bảo cành chiết được đặt cân đối, nén chặt gốc và cố định lại đầy đủ khi trồng. Sau cùng, tiến hành tưới đẫm nước cho cây.

Giâm cành sơ ri

Lựa chọn những cành mới hóa nâu cắt các đoạn chiều dài từ 20 – 25cm để nhúng vào dung dịch 2,4 D nồng độ là 40-60n phần triệu kéo dài từ 15 – 20 phút. Sau khi ngâm mang cành sơ ri ra vườn giâm. Tiêu chuẩn cần đảm bảo cành giâm cách nhau khoảng 12 x 12cm. Trong suốt quá trình giâm cành cần duy trì việc tưới nước đều hàng ngày để duy trì độ ẩm.

Thông thường, với phương pháp này cần thực hiện giâm cành sơ ri trong khoảng 1 – 5 tháng. Sau đó bà con bứng cây cho vào các bầu để đem đi trồng tương ứng các hố trong diện tích quy hoạch trước đó.

Quy trình chăm sóc cây sơ ri

Quy trình chăm sóc cây sơ ri

Làm cỏ

Việc làm cỏ cần duy trì thường xuyên, đặc biệt là khi cây chưa giao tán. Làm cỏ đều đặn, hoặc cân nhắc trồng xen canh rau màu giúp giảm thiểu cỏ mọc. Đảm bảo không gian thống thoáng giúp cây sơ ri có thể sinh trưởng tốt hơn.

Tưới nước

Bà con cần đặc biệt chú ý tới tưới nước vào giai đoạn mùa khô để đảm bảo cây sinh trưởng, cho trái đầy đủ. Tuy nhiên, cần chú ý tới việc cho cây nghỉ không ra hoa, cho trá khoảng 1.5 – 2 tháng mỗi năm là khoảng thời gian để cây dưỡng sức.

Điều chỉnh ra trái

Kỹ thuật điều chỉnh ra trái cho cây sơ ri sẽ là:

  • Vào khoảng tháng 4 hàng năm tiến hành bơm nước và tưới đẫm cho cây. Cần chú ý rằng nước tưới phải không nhiễm mặn, hay nhiễm phèn. Việc tưới nước thực hiện trước khi mưa đầu mùa xuất hiện khoảng 10 – 15 ngày. Điều này giúp cây sơ ri sẽ ra hoa không trùng với đợt rộ.
  • Đối với cây xuất hiện hoa vào đầu mùa mưa bà con có thể hủy bỏ đợt hoa bằng một số cách như sử dụng chà quơ để hoa rụng, hoặc phun Ure nồng độ tiêu chuẩn là 2/100, hoặc cân nhức không phun 2.4D như bình thường.

Tỉa cành tạo tán

Trồng cây sơ ri khi chú ý tới tỉa cành, tạo tán đảm bảo mỗi cây trồng có được tán rộng, thoáng sinh trưởng tốt. Điều này cũng giúp cây cho trái tốt hơn. Theo đó, việc tỉa cành, tạo tán cho sơ ri bà con cần tuân thủ nguyên tắc là:

  • Khi cây sinh trưởng chiều cao khoảng 0.3m thực hiện bấm đọt, chỉ dể lại khoảng 3 – 4 cành tược khỏe nhất.
  • Khi cây phát triển đạt chiều cao 0.8m lúc này bấm đọt và chỉ để lại khoảng 4 -6 cành tược trên từng cành cấp 1.
  • Khi cây sinh trưởng tới chiều cao 2 – 2.2m thì tiến hành phát đọt nhằm mục đích không để cây cao hơn nữa.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây sơ ri khi trồng ghi nhận không có quá nhiều sâu bệnh hại có thể gặp phải. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và phòng tránh, xử lý các loại thường gặp cũng không được bỏ qua. Cụ thể một số loại sâu bệnh hại cơ bản là:

  • Rệp sáp và rệp muội: khi cây xuất hiện loại rệp này cần tiến hành phu thuốc sinh học phù hợp. Tuy nhiên, việc phun trừ rệp chỉ được tiến hành sau khi cây đã thu hoạch xong, không còn trái.
  • Sâu đục thân: với sâu hại này bà con có thể phòng tránh bằng cách tạo tán, chặt những cành con tạo đột thông thoáng. Ngoài ra, khi xuất hiện sâu đục thân cần sớm có biện pháp xử lý.

Quy định bón phân cho cây sơ ri

Bón phân cho sơ ri

Bón lót

Việc bón lót cần thực hiện vào thời điểm làm đất, sau khi đào hố trồng. Sử dụng 1 – 3kg/ gốc trồng phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân hữu cơ 3 con gà bón trục tiếp xuống hố trồng. Cuối cùng, lấp đất lên lại, ủ hoai mục trong khoảng 15 ngày trước khi đưa cây giống ra trồng.

Bón thúc

Yêu cầu trong bón thúc cho cây sơ ri cần dược tiến hành theo từng năm. Thực hiện đúng tiêu chuẩn đảm bảo giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi. Theo đó, bón thúc cho cây sơ ri cần đảm bảo:

  • Bón thúc cho cây con: Sử dụng 0.5 – 1kg phân bón NPK 20-20-15 cho từng đợt bóng thúc.
  • Bón thúc cho cây 1 tuổi: Phân bón NPK với liều lượng tiêu chuẩn là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
  • Bón thúc cho cây 2 tuổi: Cây sơ ri trồng sang năm thứ 2 cần bón thúc bằng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng chuẩn là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
  • Bón thúc cây sơ ri 3 tuổi: Giai đoạn này việc bón thúc vẫn duy trì liều lượng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng bằng phân bón NPK 16-9-21.
  • Bón thúc cho cây trồng 4 tuổi: Mỗi đợt sử dụng 0.5 – 1kg/ gốc trồng bằng phân bón NPK 15-15-15+TE.
  • Bón thúc cho cây sơ ri 5 tuổi: Phân bón sử dụng là NPK 12-12-18 bón thúc với liều lượng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

Mỗi năm việc bón thúc cần thực hiện theo nhiều đợt khác nhau là khi chưa ra trái, khi đã ra trái,… nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Lúc đó, kích thích cây sinh trưởng, đồng thời đậu trái tốt hơn đều được đảm bảo. Ngoài ra, trong quá trình bón phân bà con cần lưu ý kết hợp với xới xáo kỹ gốc cây.

Kết luận

Trồng cây sơ ri nhận được sự quan tâm lớn của bà con nông dân ở nhiều vùng miền. Với giống cây dễ sinh trưởng trong nhiều điều kiện thời tiết này thì việc canh tác trở nên dễ dàng từ Bắc vào Nam. Cập nhật thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con trong hành trình canh tác, gia tăng thu nhập cho gia đình từ giống cây ăn trái này.