Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đỏ lùn

Thời vụ thích hợp canh tác giống táo đỏ lùn

Táo đỏ lùn là giống cây khá mới được trồng ở nước ta. Ngoài giá trị dinh dưỡng thu về từ trái thì giống cây này còn được trồng làm cảnh. Với hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đỏ lùn dưới đây sẽ giúp bà con có thêm những thông tin vô cùng hữu ích để canh tác giống cây giá trị kinh tế cao này.

Thời vụ thích hợp canh tác giống táo đỏ lùn

Táo đỏ lùn có khả năng chịu hạn tốt, ưa ấm nên thích hợp trồng vào cuối mùa mưa. Thông thường, thời vụ lý tưởng sẽ là khoảng tháng 10 – 11 hàng năm. Thời tiết sang Xuân giúp táo đỏ lùn có thể sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh.

Chuẩn bị trước khi trồng táo đỏ lùn

Chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng giúp quá trình trồng táo đỏ lùn diễn ra thuận lợi. Trong đó, một vài vấn đề cần chú ý như:

Lựa chọn giống

Đảm bảo giống F1 đạt chuẩn giúp canh tác thuận lợi, cây trồng có thể sinh trưởng tốt nhất. Đây là giống được trồng nhiều ở khu vực Châu Á và Châu Âu với năng suất cao, dáng cây nhỏ.

  • Trồng bằng cây đảm bảo lựa chọn giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, héo úa.
  • Trồng bằng hạt cần chọn giống chắc khỏe, hạt đều, mảy.

Làm đất trồng cây

Giống táo đỏ lùn có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau song lý tưởng nhất là đất thịt pha cát chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Việc làm đất trước khi trồng bà con cần chú ý:

  • Trước tiên, trên diện tích vườn trồng cần làm sạch sẽ cỏ dại, tiến hành cày bừa, xới xáo kỹ lưỡng.
  • Tiến hành đào hố với kích thước tiêu chuẩn là 40 x 40 x 40cm sau đó bón lót, lấp đất bằng mặt vườn để ủ hoai mục.

Kỹ thuật trồng cây táo đỏ lùn chuẩn xác

Kỹ thuật trồng cây táo đỏ lùn chuẩn xác

Trồng cây táo đỏ lùn bằng hạt yêu cầu cần thực hiện qua các bước, đúng quy trình. Kỹ thuật cơ bản cần được áp dụng là:

Ngâm ủ và gieo hạt

Hạt giống sau khi mua về chúng ta đặt vào khăn giấy, tưới nước nhằm giữ độ ẩm phù hợp. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ ẩm được duy trì liên tục. Bà con cũng có thể gói hạt giống đang ủ vào túi nilon, cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Việc ủ hạt giống táo đủ lùn mất khá nhiều thời gian, thường sẽ từ 30 – 50 ngày. Cần chú ý trong khoảng thời gian này khoảng 10 ngày phải mở ra kiểm tra một lần.

Khi hạt giống đã nảy mầm bà con tiến hành gieo xuống khu vực ươm cây đã chuẩn bị trước đó. Cần đảm bảo khu vực này có thể lấy được nhiều ánh sáng, tối thiểu là 8 – 10 giờ mỗi ngày. Trong quá trình gieo hạt cần chú ý tới việc giữ ẩm, thoát nước cho cây. Sau khoảng 30 ngày thì chiếc lá đầu tiên sẽ xuất hiện trên cây con.

Trồng cây con

Khi cây con đã lên từ hạt lúc này tiến hành mang ra vườn trồng. Ở vị trí giữa từng hố đã làm trước đó bà con đào một lỗ nhỏ với kích thước lớn hơn so với bầu đất. Sau đó đặt cây con xuống giữa lỗ, phủ và nén đất thật chặt.

Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, phủ rơm rạ với độ dày từ 2 – 3cm để giữ ẩm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trồng trong điều kiện trời mưa thì không được tưới nước.

Chăm sóc cây táo đỏ lùn

Tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc giúp cây táo đỏ lùn sinh trưởng tốt hơn từ khi mới trồng. Một vài yêu cầu quan trọng bà con cần chú ý là:

Tưới nước

Duy trì việc tưới nước đều đặn, đặc biệt là thời điểm mới trồng vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết là mưa hay nắng chúng ta cần tiến hành việc tưới nước đều đặn hàng ngày, kiểm soát độ ẩm trong đất hợp lý.

Đặc biệt, thời điểm mùa khô cần chú ý tới việc tưới nước thường xuyên, hay vào thời điểm cây đang nuôi trái. Cung cấp đủ nước hỗ trợ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng có trong đất tốt hơn.

Làm cỏ

Trên vườn trồng táo đỏ lùn việc làm cỏ yêu cầu cần tiến hành đều dặn hàng năm. Làm cỏ vụ Xuân khoảng tháng 1 – 2 và vụ Thu tháng 8 – 9 đều đặn mỗi năm. Khi làm cỏ cần kết hợp với xói xáo gốc.

Tỉa cây

Trên diện tích trồng táo đỏ lùn yêu cầu cần được đốn định kỳ giúp cây có thể trẻ lại, duy trì được chất lượng và năng suất cao nhất. Việc đốn cho loại cây trồng này có 2 cách để áp dụng là:

  • Đốn phớt: cần thực hiện hàng năm sau mỗi đợt thu hoạch. Bà con cắt đi các cành đã ra trái, chỉ để lại cành chính với chiều cao khoảng 20 – 30cm. Ở vị trí đầu cành chỉ để lại vài nhánh, còn lại thì tỉa bớt, phân bố đều khắp.
  • Đốn đau: mục đích chính của đốn đau là giúp tạo tán, định hình lại cây táo lùn đỏ. Lúc này, chúng ta cắt cụt hoàn toàn các cành, chỉ để lại cành gốc với vài cành lớn của năm trước đó. Tạo ra tán mới sẽ là tiền để giúp cây trẻ lại, cho chất lượng quả cao với năng suất tốt hơn.

Hướng dẫn bón phân cho cây táo đỏ lùn

Hướng dẫn bón phân cho cây táo đỏ lùn

Yêu cầu khi trồng cây táo đỏ lùn trong chậu, hay trên vườn trồng đều cần bón lót và bón thúc đầy đủ. Trong đó, tiêu chuẩn quan trọng sẽ là:

Bón lót

Bón lót là công đoạn thực hiện vào thời điểm sau khi quá trình làm cỏ hoàn thành. Bà con sử dụng 1 -3kg/ gốc trồng bằng phân bón hữu cơ Organic 1. Bón lót trên từng hố trồng, ủ hoai mục tối thiểu từ 10 – 15 ngày trước khi đưa cây con vào trồng.

Bón thúc

Tiêu chuẩn bón thúc cho cây táo đỏ lùn cần thực hiện 3 lần/ vụ. Tiêu chuẩn cụa thể trong bón phân cho giống cây trồng này sẽ là:

  • Bón thúc lần đầu tiên bà con thực hiện sau khi việc đón táo được tiến hành xong. Xới xáo xung quanh gốc, sử dụng từ 0.5 – 1kg/ gốc trồng phân bón NPK 20-20-15, đồng thời có thể kết hợp thêm với phân bón lá hỗ trợ cây sinh trưởng nhanh hơn.
  • Bón thúc lần thứ 2 thực hiện vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa rộ. Bà con sử dụng 0.5 – 1kg/ gốc trồng bằng phân bón NPK 20-20-15 bón trực tiếp cho cây.
  • Bón thúc lần thứ 3 tiến hành sau khi cây đã đậu quả. Việc bón thúc lúc này giúp cung cấp dinh dưỡng để cây nuôi trái tốt hơn. Sử dụng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

Trồng cây táo đỏ lùn là giống cây mới cần đặc biệt cẩn trọng, tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Canh tác trên vườn được quy hoạch, hay trồng trên chậu đều cần áp dụng chuẩn xác theo những yêu cầu cơ bản kể trên. Lúc đó, trồng táo đủ lùn lấy trái, hay làm cảnh đều được đảm bảo tốt. Đó sẽ là một phương án canh tác mang tới hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.