Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thơm (khóm)

Thơm hay khóm hoặc dứa là loại trái cây hết sức quen thuộc với người Việt. Nhu cầu tiêu thụ cao khiến trồng cây thơm trở thành một lựa chọn không thể bỏ qua cho bà con nông dân. Tham khảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thơm dưới đây để việc áp dụng cho diện tích vườn trồng của gia đình mình có thể tiến hành tốt hơn.

Thời vụ canh tác cây thơm thích hợp

Thời vụ thích hợp cho giống cây này tùy thuộc vào từng vùng miền với điều kiện thời tiết khác nhau. Theo đó, cụ thể về thời vụ cơ bản là:

  • Canh tác tại khu vực miền Bắc thì thời vụ chính chia thành 2 đợt là vụ Xuân vào tháng 3 – 4 và vụ Thu vào tháng 8 – 9 hàng năm.
  • Canh tác tại khu vực miền Nam thì thời điểm trồng hợp lý nhất sẽ là đầu mùa mưa, nó rơi vào khoảng tháng 4 – 6 hàng năm.
  • Canh tác tại khu vực miền Trung thì thời điểm trồng tốt nhất là khoảng tháng 4 – 5, hoặc tháng 10 – 11 hàng năm.

Chọn đất và làm đất trồng thơm – khóm

Đất trồng phù hợp

Trồng khóm trên đất trồng tốt nhất cần sở hữu các đặc điểm như kết cấu nhẹ, khả năng thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp và hơi có độ dốc. Bởi thế, khu vực đồi thoai thoải ở Đông Nam Bộ, hay Trung du miền núi phía Bắc là lý tưởng nhất, tập trung trồng nhiều nhất.

Ngoài ra, nếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm là độ cao thấp khi so sánh với mực nước biển, gần với mạch nước ngầm, đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình phén hóa nên cần có biện pháp xử lý. Thông thường việc lên liếp cao là lựa chọn tốt nhất nếu muốn canh tác giống cây trồng này.

Yêu cầu trong làm đất

Tùy thuộc vào từng khu vực trồng cây thơm với đặc trưng của đất có những khác biệt thì quá trình làm đất cần chú ý các vấn đề như:

  • Tiến hành xới xáo, làm sạch cỏ dại có trên diện tích vườn trồng đã quy hoạch. Xáo xáo có thể tiến hành trên toàn bộ diện tích, hoặc thực hiện thoe từng hàng.
  • Bà con cần chú ý tới độ chua của đất bởi nhiều giống thơm chịu chua khá kém. Với đất có độ pH dưới 5 cần thực hiện việc bón vôi.
  • Trồng dứa ở khu vực đất thấp cần lên liếp cao, trong khi đó ở khu vực đồi cao thì trồng theo dạng đường đồng mức.

Mật độ trồng thơm

Trồng cây thơm nên tiến hành theo dạng hàng kép thành từng băng 2 hàng một. Nhờ vậy, việc chăm sóc hay thu hoạch đều trở nên dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn giữa các băng cần đảm bảo duy trì ở mức 80cm, trong khi đó giữa 2 hàng trên băng sẽ là khoảng 40cm.

Mật độ trồng của cây thơm duy trì cây cách cây khoảng 30cm, nó tương đương với 55.000 cây/ha. Trong trường hợp muốn trồng dày hơn có thể trồng thành 3 hàng trên một băng, khoảng cách giữa các hàng duy trì là 40cm.

Đối với khu vực trồng là Đồng bằng sông Cửu Long khi trồng theo kiếp thì khoảng cách cây tiêu chuẩn cần đều nhau. Thông thường, khoảng cách sẽ là 50 – 60cm tương đương mật độ là 20.000 – 30.000 cây/ha.

Thiết kế vườn trồng thơm

Thiết kế vườn trồng thơm

Làm mương, luống trồng

  • Đối với khu vực trồng có độ cao thấp, bằng phẳng thì cần tiến hành phân chia thành lô. Ở từng lô sẽ tạo mương và lên liếp. Yêu cầu liếp trồng cần cao hơn so với mực nướng mương là 40cm. Tiêu chuẩn của kiếp trồng cần vuông góc với trục giao thông chính.
  • Ở vùng có độ dốc thấp dưới 4% thiết kế theo dạng bàn cờ với mỗi luống trong một lô sẽ cắt ngang, hoặc cắt song song khi so sánh với hướng đốc song vuông góc với trục giao thông chính.
  • Ở vùng đất đồi có độ dốc từ 4 – 15% thiết kế theo dạng bậc thang đảm bảo vuông góc với hướng dốc, cũng cần có hệ thống đường liên đồi, đường trục chính hỗ trợ cho chăm sóc, vận chuyển dễ dàng.

Làm đê bao chống xói mòn

Làm đê bao chống xói mòn yêu cầu cần được thực hiện ở những khu vực thường xuyên chịu tác động của lũ. Hoàn thiện hệ thống đê bao có chiều cao cao hơn đỉnh lũ nhằm ngăn chặn được tác động tới vườn trồng tối đa.

Khu vực đồi dốc từ 4 – 15% cần hoàn thiện hệ thống kênh mương theo hệ thống đường đồng mức. Yêu cầu mương nằm cách nhau từ 50 – 200m cần thay đổi phụ thuộc vào độ dốc, độ vuông góc khi so với hướng dốc.

Lựa chọn cây giống

Hiện nay, cây khóm được trồng có 2 loại phổ biến nhất. Cụ thể đặc điểm của từng giống là:

  • Nhóm dứa Queen: chủ yếu được trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long với khả năng thích nghi tốt với nhiều dạng khí hậu thời tiết, chống chịu hạn tốt song mang tới chất lượng ngon, trọng lượng trái ổn định từ 1 – 1.2kg.
  • Nhóm dứa Cayenne: đặc trưng của loại giống này là năng suất cao, cho trái lớn lên tới 2 – 2.5kg. Đây giống được đánh giá cao ở chất lượng, song chỉ phát triển trên đất có độ pH trung tính, cũng cần được đầu tư thâm canh cao.

Kỹ thuật trồng cây thơm – khóm

Kỹ thuật trồng cây thơm – khóm

Xử lý chồi

Xử lý chồi giúp cây thơm nhanh bén rễ, phát triển tốt và tránh được sâu bệnh tốt hơn. Trước khi đưa ra trồng, bà con cần cắt bỏ toàn bộ những lá khô nằm ở vị trí gốc. Sau đó, nhúng khoảng 1/3 chồi từ vị trí gốc trở lên vào dung dịch thuốc sâu chuyên dụng. Ngoài ra, bà con có thể ngâm trong nước nóng 55 độ C thời gian từ 15 – 20 phút.

Tiến hành trồng

Chồi sau khi đã xử lý lúc này mang ra vườn trồng, tạo lỗ và đặt chuẩn xác vào đúng lỗ đã tạo ra. Chồi của cây dứa cần được đặt sâu khoảng 3cm dưới lỗ với chồi ngọn, trong khi đó với chồi cuống sẽ là 5cm và chồi nách là từ 6 – 8cm.

Cuối cùng, chúng ta chỉ cần lấp đất, nén chặt vị trí quanh gốc là hoàn thành. Việc tưới nước cũng cần tiến hành để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây khóm bén rễ, sinh trưởng.

Cách chăm sóc cây khóm

Hướng dẫn cách chăm sóc cây khóm

Chăm sóc cây khóm có một số những yêu cầu tiêu chuẩn cần được tuân thủ. Trong đó, các vấn đề chính bà con cần chú ý là:

Tủ gốc giữ ẩm

Sử dụng rơm rạ, xác bã thực vật,… tủ gốc để giữ ẩm, đồng thời cũng tránh đất bẩn bắn lên chồi khi mưa xuống. Ngoài ra, nếu ở khu vực thiếu nước bà con nên sử dụng màng phủ nilon nhằm giúp duy trì được độ ẩm cần thiết cho từng gốc trồng.

Tỉa chồi, cắt lá định chồi

Nếu canh tác bằng chồi cuống thì tỉa chồi cần được thực hiện. Chúng ta dùng tay để tách một cách nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới. Công việc này cần được thực hiện khi những mắt dứa ở vị trí đáy trái đã phát triển.

Khi vụ dứa tơ đã được thu hoạch lúc này việc cắt loại bỏ lá già nằm quanh gốc cần được hoàn thành. Bà con chỉ nên để lại 1 chồi bên – chồi nách ở gần mặt đất, đồng thời cũng mọc hướng lên vịu trí trong hàng kép.

Tưới nước

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng vùng miền việc tưới nước cần có những chú ý riêng. Thông thường, việc tưới nước định kỳ 3 lần/ tháng là thích hợp. Trong đó, lượng nước mỗi lần tưới sẽ khoảng 30 – 40mm.

Làm cỏ

Thường xuyên làm cỏ kết hợp xới xáo gốc và tưới nước. Đảm bảo độ thống thoáng, cũng giảm thiểu tình trạng tranh dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình cây thơm phát triển. Bà con có thể làm cỏ thủ công, hay bằng máy cắt cỏ,… tùy vào điều kiện thực tế.

Xử lý ra hoa

Dựa trên kích thước, mức độ phát triển của cây mà xử lý ra hoa cần có những cân đối thích hợp. Đối với giống dứa Cayenne thì xử lý ra hoa vào thời điểm cây có tổng cộng trên 40 lá và lá có chiều dài khoảng 1,. Trong khi đó, với giống dứa Queen thì nên xử lýt khi cây có từ 28 – 32 lá.

Chống cháy nắng cho quả

Trồng xen với hàng cây phân xanh thân gỗ giúp che bóng mát để giữ độ ẩm, cũng chống cháy nắng cho quả tốt hơn. Bên cạnh đó, bà con có thể dùng rơm, cỏ khô,… đậy lên vị trí chồi ngọn mới để bảo vệ quả tốt hơn.

Bón phân khi trồng cây thơm

Bón phân khi trồng cây thơm

Bón lót

Công việc bón lót yêu cầu cần thực hiện và hoàn thành trước khi trồng chồi con. Thông thường, sử dụng 50 – 70kg/ 1000m2 bằng phân bón hữu cơ 3 con gà.

Tiến hành bón lót sau khi làm đất, ủ hoai mục tối thiểu 15 ngày. Sau thời điểm này việc trồng chồi thơm mới có thể tiến hành.

Bón thúc

Đối với bón thúc cho diện tích canh tác cây dứa cần được hoàn thành khoảng 3 đợt. Cụ thể yêu cầu các đợt sẽ là:

  • Bón thúc lần 1: Tiến hành bón dạng tưới bằng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2. Tiến hành bón thúc lần đầu tiên sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng.
  • Bón thúc lần 2: Sau khoảng 5 – 6 tháng trồng cần bón thúc với liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2 bằng phân NPK Hà Lan 20-20-15.
  • Bón thúc lần 3: Thời điểm thực hiện là trước khi xử lý ra hoa khoảng 2 tháng bằng phân bón NPK Hà Lan 17-7-17 với liều lượng tiêu chuẩn 20 – 30kg/ 1000m2.

Trồng cây thơm có yêu cầu, kỹ thuật khá phức tạp. Bởi thế, khi quyết định chọn giống cây trồng này đòi hỏi bà con cần tìm hiểu một cách chi tiết. Hy vọng với hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thơm – khóm kể trên giúp ích cho mỗi gia đình khi canh tác trên diện tích vườn trồng của gia đình mình, một cách hiệu quả.