Việt quất luôn được biết tới là một loại quả được yêu thích của con người, trên toàn cầu. Sở hữu hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao giúp việt quất luôn được bán ra với giá thành cao. Trồng cây việt quất lúc này trở thành lựa chọn được nhiều người đặc biệt chú ý. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc việt quất được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bà con nông dân dễ dàng hơn trong việc áp dụng cho diện tích vườn trồng của chính mình.
Điều kiện sinh trưởng của cây việt quất
Việt quất khi được trồng trong điều kiện lý tưởng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, cho trái nhanh, thành phẩm chất lượng với năng suất cao. Trong đó, yêu cầu với điều kiện trồng cây việt quất sẽ là:
- Ánh sáng: đặc trưng là giống cây ưa sáng, tuy nhiên cần chú ý tới che chắn khi cây còn nhỏ.
- Nhiệt độ: là giống cây ưa mát song vẫn có thể trồng được trong điều kiện khí hậu từ 20 – 36 độ C.
- Đất trồng: ưa đất có nhiều mùn, độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt để sinh trưởng khỏe mạnh.
- Độ ẩm: cây việt quất yêu cầu có điều kiện sinh trưởng với đất có độ ẩm ở mức độ trung bình.
Chuẩn bị trước khi trồng cây việt quất
Làm đất
Vườn trồng cần được làm sạch cỏ dại, tiến hành xới xáo kỹ lưỡng. Đảm bảo đất trồng việt quất cần duy trì độ pH trong khoảng 4.5- 5, có khả năng thoát nước tốt. Sau khi làm đất thì thực hiện bón lót đầy đủ nhằm gia tăng độ phì.
Chọn giống
Ưu tiên chọn mua cây giống ở những địa chỉ uy tín để mỗi cây giống đều có sự đảm bảo ở chất lượng. Chúng ta có thể mua hạt giống, hoặc cây con. Tuy nhiên, trồng bằng cây con đơn giản, không yêu cầu các công đoạn quá phức tạp nên được ưu tiên nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc trồng bằng cây con, hạt gieo hạt giống cần được cân nhắc một cách hợp lý. Điều này đảm bảo cho hoàn thiện vườn trồng việt quất hiệu quả như bà con mong muốn.
Kỹ thuật trồng cây việt quất đúng chuẩn
Tùy thuộc vào giống là cây con hay hạt giống mà quá trình trồng sẽ có những yêu cầu khác biệt nhất định. Theo đó, với hạt giống cây việt quất cần tiến hành ươm gieo và trồng theo các bước là:
Các bước gieo hạt
- Hạt giống ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.
- Sau khi ngâm cho hạt giống vào vải ẩm để ủ khoảng 30 ngày, chú ý tưới ẩm đầy đủ hàng ngày.
- Khi hạt đã nảy mầm lúc này tiến hành gieo với mật độ khoảng 20 – 30cm/ 1 hạt.
- Hạt gieo trực tiếp xuống, phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước đầy đủ.
Hướng dẫn trồng cây con
Hạt việt quất sau khi gieo, nảy mầm phát triển thành cây con được 10 lá thật thì việc tách ra vườn trồng cần được thực hiện. Việc trồng cây con từ hạt gieo, hay mua cây con trực tiếp đều cần đảm bảo các bước là:
- Đào hố trồng trên vườn trồng với kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 x 60cm.
- Đặt cây con đã đánh lên trước đó vào vị trí hố trồng, tiến hành nén chặt đất ở gốc cây.
- Sau khi cố định cây việt quất lại thì thực hiện việc tưới đẫm nước.
Hướng dẫn cách chăm sóc khi trồng việt quất
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây việt quất đòi hỏi bà con phải tìm hiểu, áp dụng một cách chuẩn xác. Canh tác giống cây giá trị cao này sẽ có được hiệu quả tốt, với năng suất cao nhất. Trong đó, việc chăm sóc việt quất sau khi trồng cần chú ý:
Làm cỏ
Đảm bảo việc làm cỏ thực hiện đều đặn và thường xuyên. Đảm bảo vườn trồng thông thoáng, cũng tránh được tình trạng cỏ dại tranh dinh dưỡng của cây. Làm cỏ đều đặn thành các đợt, mỗi lần cần kết hợp xới xáo gốc trồng cải thiện độ tơi xốp, cũng như tăng cường khả năng thoát nước.
Tưới nước
Tưới nước là yêu cầu cơ bản khi canh tác mọi giống cây trồng. Tuy nhiên, việc tưới nước cần chú ý ở lượng nước sử dụng bởi việt quất yêu cầu độ ẩm ở mức độ trung bình. Đặc biệt, cần cân nhắc ở lượng nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Vào giai đoạn mùa khô cần chú ý tới tưới nước để giữ ẩm cho cây tốt hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn mùa mưa thì chú ý tới khả năng thoát nước cho vườn trồng hiệu quả. Thiếu nước, hay ngập úng lúc này đều không xuất hiện.
Cắt tỉa
Sau khi đợt hoa đầu kết thúc bà con cần thực hiện việc cắt tỉa ở những cành, những cây không ra hoa, hay những cành già. Cắt tỉa được thực hiện đểu đặn đảm bảo giúp tập trung dinh dưỡng nuôi cây tốt hơn. Sai trái, trái chất lượng cao lúc này đều được đảm bảo tốt. Nhờ vào việc cắt tỉa cũng giúp cây việt quất cho trái tốt hơn ở những đợt tiếp theo.
Phòng trị bệnh
Từng giống cây trồng sẽ đối mặt với các loại sâu bệnh hại khác nhau. Việt quất khi trồng bà con cần biết về các loại sâu bệnh thường gặp để phòng tránh, xử lý hiệu quả. Theo đó, với việt quất thì một số loại sâu bệnh thường gặp như:
- Bệnh nấm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khiến cây trồng giảm năng suất, trái thay đổi mùi vị, không có độ mỏng cần thiết. Việc kiểm tra vườn trồng thường xuyên, điều trị ngay khi bệnh phát triển là điều mà bà con cần ghi nhớ.
- Ung thư gốc: thường xuất hiện thông qua hệ thống rễ cây với tình trạng phiến lá có đốm đỏ, các tán lá chết dần, thậm chí là khiến cây bị khô đi. Chú ý kiểm tra thường xuyên để cây trồng có thể sinh trưởng tốt, cho trái thuận lợi hơn.
- Bệnh thối xám: tác động của nấm dẫn tới căn bệnh này trên cây việt quất, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng kèo dài, độ ẩm cao. Vì thế, cần chú ý phun thuốc trừ nấm đồng vào mùa thu và mùa xuân hàng năm.
- …..
Cách bón phân cho cây Việt Quất
Bón lót
Được thực hiện vào giai đoạn làm cỏ, trước khi trồng cây con. Đảm bảo bón lót cho toàn bộ vườn trồng đúng cách nhằm cải thiện độ phì nhiêu trong đất. Đối với bón lót cần tiến hành sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic với liều lượng chuẩn là 1 – 3kg/ gốc trồng là hợp lý.
Tính toán lượng phân bón sử dụng cho toàn bộ diện tích vườn trồng để sử dụng sau khi đã làm đất xong xuôi. Bón lót, ủ hoai mục tối thiểu 15 ngày trước khi đưa cây việt quất con vào trồng.
Bón thúc
Việc bón thúc giúp cung cấp thêm dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Bón thúc yêu cầu cần tìm hiểu và áp dụng sao cho chuẩn xác nhất mới đem lại hiệu quả cao. Từ loại phân bón, liều lượng, thời gian đều cần được chú ý.
- Bón thúc cho diện tích canh tác cây việt quất cần thực hiện lần đầu tiên sau khoảng 3 tháng trồng cây con. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng/ lần. Bà con hòa phân bón với nước sau đó tưới cho từng gốc việt quất. Cần chú ý tưới xa gốc một chút để cây trồng hấp thu dưỡng chất tốt hơn, an toàn hơn.
- Việc bón thúc cho cây việt quất khi canh tác những đợt sau duy trì tần suất khoảng 1 – 2 tháng/ đợt. Một số loại phân bón NPK có thể dùng như NPK 20-20-15, hoặc NPK 17-7-17 hay phân bón NPK 16-9-21,… với liều lượng tiêu chuẩn sử dụng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng/ lần.
Kết luận
Trồng việt quất là giống cây còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bởi thế, bà con nông dân cần tìm hiểu một cách chi tiết và cụ thể. Có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây việt quất đúng cách sẽ mang với vườn trồng năng suất cao. Mong rằng với những chia sẻ của Công ty Phân Bón Hà Lan giúp bà con có thêm kiến thức để áp dụng cho diện tích đất canh tác mà mình đang sở hữu, mang về nguồn thu đáng kể cho gia đình.