Chuối già Nam Mỹ hay còn hoặc chuối lùn Nam Mỹ được biết tới là loại trái mang giá trị thương mại cao. Năng suất tốt, giá thành cao giúp việc trồng loại chuối này trở thành giải pháp lý tưởng cho bà con nông dân ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối già Nam Mỹ giúp chúng ta có thêm kiến thức, thêm thông tin đưa ra cho mình quyết định đúng đắn và hợp lý khi chọn canh tác.
Điều kiện sinh thái trồng chuối già Nam Mỹ
Đất trồng
Canh tác thích hợp trên nhiều loại đất trồng như đất xám, đất đỏ bazan, đất cát pha, đất phù sa,… giúp cây trồng này được trồng ở nhiều vùng miền, nhiều khu vực trên cả nước thích hợp. Song yêu cầu với đất trồng cần đảm bảo có độ dày tầng canh tác tối thiểu là 50cm, tơi xốp, có nhiều mùn, có bùn ao phơi ải, dễ dàng tưới tiêu và không có tình trạng ngập úng.
Chuối già Nam Mỹ được trồng có khả năng phát triển tốt ở đất có độ pH trong khoảng từ 4.5 – 8. Trong đó thì thích hợp nhất vẫn là độ pH duy trì trong khoảng từ 6 – 6.5.
Ánh sáng
Có khả năng phát triển trong điều kiện ánh sáng rộng. Bởi vậy, với đất nước có điều kiện ánh sáng nhiều như ở nước ta tạo điều kiện cho giống chuối này có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi, đem lại năng suất cao.
Nước
Các bộ phận của cây chuối có chứa hàm lượng nước cao như trong thân giả là 92.4%, hay trong rễ lên tới 94%,… Không chỉ vậy, độ bốc hơi của lá lá rất lớn nên chuối yêu cầu cần có lượng nước cung cấp ấn tượng. Một cây chuối già Nam Mỹ trưởng thành cần từ 15 – 20 lít nước/ ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết râm mát hay nắng nóng.
Nhiệt độ
Chuối già Nam Mỹ là giống cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới với nhiệt độ thích hợp để phát triển từ 27 – 35 độ C. Ở điều kiện nhiệt độ dưới 13 độ C và trên 40 độ C thì chuối sẽ chậm phát triển, thậm chí là có nguy cơ chết khá cao.
Chuẩn bị thực hiện canh tác chuối già lùn Nam Mỹ
Thời vụ thích hợp
Loại chuối này nên trồng vào thời điểm đầu mùa mưa để cây được cung cấp đủ nước, giảm thiểu công sức cho tưới cây hàng ngày. Tuy nhiên, vào điều kiện thời tiết mưa nhiều yêu cầu cần chú ý thoát nước tốt, tránh nguy cơ ngập úng có thể xảy ra.
Trong trường hợp khu vực trồng đảm bảo tưới tiêu đủ nước thì việc trồng chuối già Nam Mỹ có thể tiến hành vào mọi thời điểm trong năm. Song nên ưu tiên vào các tháng có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao để tránh tình trạng cây bị mất nước, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.
Mật độ trồng
Đảm bảo trồng theo đúng tiêu chuẩn ở mất độ mới tạo điều kiện cho giống cây trồng này có thể lớn lên, phát triển tốt và khỏe mạnh. Trong đó việc thiết kế khoảng cách trồng cần:
- Hàng cách hàng là 2 – 2.5m.
- Cây cách cây: 2m.
Mật độ trung bình tiêu chuẩn khi trồng chuối già Nam Mỹ là khoảng 2.000 cây/ha là thích hợp nhất.
Lựa chọn giống chuối già Nam Mỹ
Trồng chuối già Nam Mỹ thông thường cây giống sẽ được sản xuất nhờ vào phương pháp nuôi cấy mô đảm bảo có được chất lượng cao, sạch bệnh. Qua đó quá trình canh tác loại giống cây này mới diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao.
Yêu cầu với cây giống nên chọn những cây có chiều cao trung bình từ 25 – 30cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 2cm với khoảng từ 5 – 7 lá là chuẩn nhất. Cây giống khi lựa chọn cần ưu tiên những cây to khỏe, không bị sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng cây chuối già Nam Mỹ
Trồng chuối lùn Nam Mỹ có những kỹ thuật riêng cần được đảm bảo. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cho giống chuối già Nam Mỹ này có những tiêu chuẩn riêng cần được đáp ứng đầy đủ. Trong đó những yêu cầu chính cần đáp ứng chính là:
- Tiến hành lên liếp có độ dày của tầng đất canh tác khoảng 50cm, có khả năng thoát nước hiệu quả, được cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Đất trồng có độ tơi xốp cao là yêu cầu bắt buộc giúp quá trình canh tác thuận lợi với quá trình phát triển hiệu quả của cây trồng.
- Đất khi mới lên liếp cần tiến hành bón vôi đầy đủ, thường là sử dụng khoảng 1 – 1.5 tấn/ha vào thời điểm trước khi trồng tối thiểu 15 ngày.
- Hố trồng cho từng cây cần được đào hố với kích thước tiêu chuẩn là 40 x 40 x 40cm.
- Ưu tiên phương án trồng so le theo hình tam giác, đồng thời phân thành từng lô để việc quản lý, chăm sóc cây trồng thuận lợi hơn.
Cách trồng
Thời điểm trồng chuối già Nam Mỹ lý tưởng nhất là vào sáng sớm, hoặc chiều mát để cây trồng không chịu tác động tiêu cực của nắng nóng do thời tiết nắng gắt. Bên cạnh đó, khi đặt cây xuống hố trồng cần thực hiện nhẹ nhàng, giảm thiểu tối đa những tác động xuất hiện lên bộ rễ của cây.
Cây giống đặt ở giữa hố sao cho mặt bầu của cây ngang với mặt đất. Tiến hành việc lấp đất một cách nhẹ nhàng vào hố tới khi qua phần cổ gốc chuối là được. Sau đó tiến hành ém đất toàn bộ xung quanh gốc và tưới nước đẫm.
Cần chú ý trước khi đưa cây giống ra trồng cần bảo quản trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày sau khi mua về. Điều này giúp chúng ta giảm thiểu được nguy cơ cây bị sống do quá trình di chuyển gây ra.
Phương pháp bón phân cho chuối già lùn Nam Mỹ
Ngoài việc bón vôi trong quá trình làm đất thì bón lót, hay bón thúc trong quá trình cây trồng phát triển cũng cần được tiến hành đầy đủ. Với từng giai đoạn việc bón phân cần có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Trong đó cụ thể là:
Bón lót
Sử dụng phân bón hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1 thực hiện bón lót cho đất trồng trong quá trình làm đất. Lượng phân bón sử dụng khoảng 1 – 3kg/ cây/ lần.
Bón thúc
Bón thúc trong canh tác cây chuối già Nam Mỹ cần tiến hành đều đặn khoảng 4 lần cho mỗi vụ thu hoạch. Trong đó yêu cầu cụ thể chính là:
- Lần 1: Thực hiện vào khoảng 20 – 30 ngày sau khi trồng. Chúng ta sử dụng phân NPK 20-20-15 với lượng 0.5 – 1kg/ cây/lần.
- Lần 2: Tiến hành bón thúc lần 2 sau khi trồng từ 60 – 90 ngày với lượng phân NPK 20-20-15 sử dụng là 0.5 – 1kg/ cây/lần.
- Lần 3: Sử dụng 0.5 – 1kg/ cây/lần tiến hành bón thúc vào khoảng thời gian từ 140 – 160 ngày sau khi trồng bằng NPK 17-7-17.
- Lần 4: Dùng phân NPK 16-9-21 hoặc NPK 15-15-15+TE, NPK 12-12-18 với lượng phân bón sử dụng là 0.5 – 1kg/ cây/lần vào thời điểm từ 210 – 270 ngày sau khi trồng.
Tiến hành bón thúc là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây chuối già Nam Mỹ. Việc bón thúc cho cây trồng có một vài lưu ý cần tuân thủ cụ thể như:
- Trong giai đoạn cây còn nhỏ việc bón thúc 2 lần đầu chúng ta nên hòa tan phân cùng nước để tưới vào gốc cây.
- Những đợt bón thúc sau tiến hành bón vào rãnh xung quanh tán cây sau đó lấp lại. Việc đào rãnh thực hiện bằng cách xới rãnh nông theo vòng tròn ở vị trí cách gốc từ 25 – 30cm. Rải phân sau đó lấp đất, tiến hành tưới nước quanh gốc giữ ẩm.
- Đối với cây trồng từ trên 6 tháng tuổi việc bón phân có thể thực hiện đều khắp mặt liếp, cân đối ở lượng phân bón mỗi lần hợp lý, cân đối.
Cách chăm sóc khi trồng chuối già Nam Mỹ
Quá trình chăm sóc cây chuối già Nam Mỹ có nhiều yêu cầu cần được thực hiện đầy đủ. Khi được chăm sóc đúng cách giúp cây trồng phát triển thuận lợi, tươi tốt và cho năng suất tốt, phẩm chất trái đạt chuẩn.
Tưới nước
- Yêu cầu với cây con sau khi trồng cần tưới nước đều đặn 2 ngày/ lần vào sáng sớm và chiều tối.
- Với cây trồng ở độ tuổi trưởng thành việc tưới nước duy trì khoảng 2 lần/ tuần là hợp lý.
- Quá trình bón phân cho cây cần chú ý tưới nước hỗ trợ giúp cây hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Làm cỏ
Yêu cầu với cây chuối già Nam Mỹ khi trồng cần tiến hành làm cỏ thủ công bán kính quanh gốc khoảng 0.5 – 1m từ thời điểm cây trồng được khoảng 1 tháng trở đi. Lkhoong nên sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt cỏ có khả năng làm ảnh hưởng tới cây trồng.
Tỉa mầm để chồi non
- Thực hiện việc tỉa chồi non đều đặn 1 tháng 1 lần để tránh tình trạng cây trồng tranh ánh sáng, dinh dưỡng của nhau, cũng giảm nguy cơ bị sâu bệnh hiệu quả.
- Thời điểm cây đã trồng được từ 3.5 tháng bắt đầu quá trình để cây con. Lựa chọn cây mọc khỏe và cách gốc khoảng 10 – 20cm. Sau khoảng 4 tháng sau để thêm 1 chồi nữa. Lưu ý nên chọn chồi mọc xa gốc cây mẹ, tránh vị trí ngay dưới buồng chuối sau khi ra trái.
- Mỗi cây mẹ nên để từ 1 – 2 chồi con, những chồi còn lại cần tiến hành tỉa bỏ để đảm bảo cây cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển, cho trái thành phẩm tốt.
- Sau khi xử lý các chồi non cần xử lý vết thương bằng thuốc chống nấm bệnh, đồng thời cần tỉa vào thời điểm thời tiết nắng ráo.
Chăm sóc chuối già Nam Mỹ khi buồng trổ
Thời điểm cây trổ buồng thường là khoảng 6 – 7 tháng sau khi trồng. Quá trình chăm sóc cây chuối già Nam Mỹ sau khi trổ buồng có yêu cầu là:
- Khi bắp nhú được khoảng 2/3 cần tiến hành tiêm bắp bằng thuốc bảo vệ thực vật thích hợp đảm bảo việc phòng trừ bọ trĩ tốt nhất.
- Sử dụng thuốc trừ nấm và côn trùng tiến hành phun đầy đủ khoảng 10 ngày/ lần.
- Bắp sau khi trổ xong thì tiến hành cắt bỏ bắp, chừa lại khoảng 8 – 10 nải tùy theo tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây. Việc cắt bắp nên thực hiện vào thời điểm buổi trưa nắng để giảm thiểu tình trạng bị mất nhựa.
- Nên chừa lại 1 -3 trái ở nải cuối cùng để hạn chế sự khô héo, hay tình trạng phát triển yếu ở những nải cuối có thể xảy ra.
- Thực hiện phun thuốc đặc trị để trù bọ trĩ, hạn chế tình trạng bệnh thối trái có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đây là thời điểm tiến hành tỉa bỏ những quả, hay những nải không đạt tiêu chuẩn.
- Sau khoảng 1 tháng khi cắt bắp thực hiện việc chống buồng để hạn chế tình trạng cây bị đổ ngã.
Kết luận
Với giá trị thương phẩm cao thì việc nắm bắt để biết được kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối già Nam Mỹ được quan tâm lớn. Tuân thủ theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác loại cây trồng này diễn ra thuận lợi, đem lại năng suất cao, lợi ích kinh tế lớn.