Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu đũa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu đũa

Trồng và chăm sóc đậu đũa như thế nào trở thành vấn đề mà mỗi người đặc biệt chú ý. Tìm hiểu một cách chi tiết để áp dụng giúp việc trồng đậu đũa diễn ra thuận lợi. Bà con nông dân khi chọn đậu đũa cho vườn trồng của gia đình mình có thể tham khảo một vài kiến thức cơ bản dưới đây để áp dụng cho trồng trọt kiếm thêm thu nhập.

Thời vụ chính canh tác cây đậu đũa

Khả năng thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết giúp đậu đãu canh tác được quanh năm. Tuy nhiên, thời vụ chính của giống cây này thường sẽ là:

  • Vụ Đông Xuân sẽ gieo hạt tháng 1.
  • Vụ Xuân Hè sẽ gieo hạt vào tháng 3.
  • Vụ Hè Thư thời điểm gieo hạt là tháng 5.
  • Vụ Thu Đông thời gina gieo hạt là tháng 8 – 9.

Diện tích vườn trồng đậu đũa

Đặc trưng của đậu đũa là không quá kén đất. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng là đảm bảo thoát nước tốt, độ tơi xốp cao. Bởi thế, bà con ưu tiên sử dụng đât s thịt nhẹ với nhiều chất hữu cơ, độ pH trong khoảng 6 – 7 là hợp lý.

Diện tích vườn trồng cần được tiến hành cày bừa, xới xáo một cách kỹ lưỡng, đồng thời làm cỏ sạch sẽ. Sau khi làm đất thì rắc vôi bọt, bón lót cần được hoàn thành đầy đủ. Cuối cùng, tiến hành lên luống theo tiêu chuẩn với mặt luống rộng 90 – 100cm, rãnh có chiều rộng là 30 – 40cm.

Mật độ canh tác vườn cây đậu đũa

Canh tác đậu đũa yêu cầu duy trì mật độ, khoảng cách phù hợp tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt. Yêu cầu ở mật độ là hàng cách hàng 60 – 65cm, đồng thời hạt cách hạt là 10 – 15cm. Mật độ này sẽ tương đương với khoảng 25 – 35kg hạt giống/ ha.

Chọn giống và ngâm ủ hạt giống đậu đũa

Chọn giống và ngâm ủ hạt giống đậu đũa

Các loại giống đậu đũa

Với cây đậu đũa khi trồng có 2 loại chính mà bà con có thể tham khảo và đưa ra quyết định. Trong đó cụ thể chính là:

  • Đậu lùn: Chiều cao của giống đậu đũa này thường từ 50 – 70cm, đồng thời chiều dài của trái là 20 – 30cm. Thành phẩm chất lượng cao, sai trái và cho thu hoạch tập trung. Với thời gian sinh trưởng ngắn thì giống đậu đũa này cũng cho năng suất không quá ấn tượng.
  • Đậu leo: Canh tác giống đậu đũa này đòi hỏi bà con cần tiến hành làm giàn đầy đủ. Thân cây leo cao, quả dài từ 40 – 70cm là hết sức bình thường. Đặc trưng của trái là hạt thưa, thịt quả xốp và ăn hơi nhạt.

Ngâm ủ hạt giống

Hạt giống đậu đũa khi mua về lúc này bà con cần tiến hành ngâm ủ đúng kỹ thuật. Chúng ta tiến hành ngâm nước pha theo tỷ lệ 2 sôi và 3 lạnh trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, tiến hành ủ trong khăn ẩm, kiểm tra đều đặn hàng ngày. Ủ hạt giống cần thực hiện cho tới khi hạt nứt nanh mới đem đi gieo.

Kỹ thuật trồng đậu đũa tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng đậu đũa tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng cây đậu đũa trong thực tế có thể hoàn thành chỉ với vài thao tác đơn giản. Cụ thể các bước chính bà con cần tuân thủ như:

  • Bước 1: Khi hạt giống đã nảy mầm chúng ta đem gieo trên luống đã chuẩn bị trước đó. Đảm bảo duy trì khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây theo đúng mật độ.
  • Bước 2: Đặt hạt giống xuống luồng trồng sau đó phủ lên một lớp đất mỏng, rải rơm rạ lên cùng nhằm giữ ẩm tốt cho đất.
  • Bước 3: Tưới đẫm nước lên vị trí luống trồng nhằm kích thích giúp cây con nhanh chóng phát triển.

Chăm sóc vườn trồng đậu đũa tiêu chuẩn

Chăm sóc vườn trồng đậu đũa tiêu chuẩn

Yêu cầu chăm sóc cho vườn canh tác cây đậu đũa cần đảm bảo quan tâm tới một vài vấn đề quan trọng như:

Làm giàn

Nếu canh tác đậu leo thì làm giàn là bước cơ bản không thể bỏ qua. Việc làm giàn cần tiến hành vào thời điểm mà cây con đã có từ 6 – 9 lá thật. Lúc này ngọn của cây đã vươn dài, các tua bám giàn bắt đầu xuất hiện.

Bà con chuẩn bị cọc tầm vông, hoặc dóc, nứa tiến hành cắm dàn theo hình chữ A. Chiều cao tiêu chuẩn của giàn đậu đũa là 1.5 – 1.8m, khoảng cách giữa các cọc chữ A sẽ là 50 -60cm. Sau khi đã cắm cọc cần tiến hành giang dây quanh thân giàn đảm bảo độ chắc chắn cần thiết.

Làm cỏ

Thường xuyên làm cỏ, loại bỏ cỏ dại trên luồng trồng đậu đũa. Nó giúp đảm bảo độ thông thoáng cần thiết, cũng tránh cây trồng chính bị tranh dinh dưỡng. Việc làm cỏ cần kết hợp thực hiện xới xáo tạo độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt cho đất trồng.

Tưới nước

Khi mới gieo hạt tưới nước cần thực hiện đều đặn hàng ngày để đảm bảo độ ẩm. Đất có độ ẩm phù hợp giúp cây con nhanh chóng mọc ra hơn. Tuy nhiên, cần chú ý không nên tưới quá nhiều có thể khiến hạt giống bị thối.

Khi cây con đã mọc ra từ hạt giống thì duy trì tưới nước 2 ngày/ lần với lượng nước thích hợp. Duy trì độ ẩm tiêu chuẩn cho luống trồng là 70%, đặc biệt chú ý trong giai đoạn ra hoa, cho trái.

Tỉa lá

Với vườn trồng đậu đũa bà con cần chú ý tỉa lá già, lá úa thường xuyên. Tỉa lá khi được chú trọng giúp diện tích trồng đậu có độ thông thoáng cao hơn, tránh sâu bệnh hại xuất hiện, Đồng thời việc ra hoa, nuôi trái cũng tập trung dinh dưỡng tốt hơn. Việc tỉa lá cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn cây bắt đầu cho hoa.

Bón phân khi trồng đầu đũa

Bón phân khi trồng đầu đũa

Khi trồng cây đậu đũa việc bón phân cần hết sức chú ý. Trong đó, thời gian và liều lượng cho bón thúc, hay bón lót cụ thể là:

Bón lót

Thực hiện việc bón lót sau quá trình làm đất. Bà con nên dùng 50 – 70kg/ 1000m2 loại phân bón hữu cơ an toàn là 3 con gà, hoặc Organic 1. Sau đó bón trực tiếp trên diện tích đã quy hoạch, nên kết hợp cùng với rắc vôi bột. Sau khi bón thúc cần ủ hoai mục trong khoảng 15 ngày trước khi gieo trồng đậu đũa.

Bón thúc

Thông thường, đối với bón thúc cho diện tích trồng đậu đũa bà con cần thực hiện tối thiểu thành 3 đợt. Yêu cầu cụ thể của từng đợt chính là:

  • Bón thúc đợt 1: Thời điểm thích hợp để bón thúc lần đầu tiên là sau khi trồng cây được khoảng 10 ngày. Lúc này, bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15+TE với liều lượng trong khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc đợt 2: Dùng phân bón như đợt 1 là NPK 20-20-15+TE tiến hành bón thúc lần 2 sau khi trồng khoảng 25 ngày. Việc bón thúc cần kết hợp làm cỏ, xới xáo gốc và tưới nước đầy đủ với liều lượng trung bình là 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc đợt 3: Ở đọt cuối này bà con tiến hành bón sau khoảng 40 ngày trồng. Đâu là thời điểm cây đang ra hoa rộ việc cung cấp phân bón càng trở nên quan trọng. Bà con dùng phân bón NPK 16-9-21 với liều lượng vẫn là 20 – 30kg/ 1000m2 bón thúc thú đẩy ra hoa, cho trái.

Đậu đũa là giống cây rau cho trái ngắn ngày thu hoạch sau khoảng 50 – 60 ngày trồng. Tuân thủ theo đúng quy trình, kỹ thuật trồng đậu đũa và cách chăm sóc tiêu chuẩn để thu hoạch đạt năng suất cao. Bà con có thể tham khảo và áp dụng theo đúng kỹ thuật mà bài viết đã chia sẻ để có được hiệu quả trồng trọt cao.