Dưa chuột được biết tới là một loại rau củ quả thông dụng, được con người sử dụng nhiều cho nhu cầu ăn uống của gia đình. Bởi thế việc trồng dưa chuột nhận được nhiều người thật sự quan tâm. Có được những kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột đúng chuẩn giúp quá trình áp dụng được thực hiện thuận lợi, thành công. Đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình, hay cho nhu cầu trong kinh doanh bán ra thị trường có được năng suất cao như ý.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa chuột
Dụng cụ trồng
Tùy thuộc vào mục đích trồng để cung cấp cho nhu cầu gia đình, hay để kinh doanh mà dụng cụ cần chuẩn bị sẽ có những thay đổi. Qua đó việc trồng dưa chuột thuận lợi, diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả cao như yêu cầu. Đối với dụng cụ trồng cần chủ yếu là dụng cụ vun xới đất, vật dụng làm hệ thống giàn cho dưa chuột leo.
Chọn giống trồng dưa chuột
Hiện nay có rất nhiều loại giống dưa chuột khác nhau được cung cấp để chúng ta lựa chọn. Các giống dưa chuột được lai tạo mang tới quả có phẩm chất tốt, có năng suất cao, đồng thời khả năng chống chịu bệnh tốt, thời gian cho thu hoạch ngắn. Trong đó có một số loại giống dưa chuột được trồng phổ biến như:
- Giống F1 GM – 801 cho nhiều hoa, đậu quả năng suất cao với khả năng kháng bệnh vàng lá chân tốt. Đồng thời, đây là giống dưa chuột cho thu hoạch nhiều đợt.
- Giống dưa chuột CN516 đánh giá cao ở khả năng chống chịu bệnh tốt, có thu hoạch quả sau thời gian ngắn và kéo dài.
- Giống dưa chuột thơm TN126 cho thu hoạch sau khi trồng khoảng 30 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài với khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết.
- Giống dưa chuột lai F1 CuC 472 sinh trưởng mạnh mẽ với khả năng chống chịu bệnh cao. Đặc biệt là việc cho năng suất thu hoạch cao giúp giống dưa này khá được ưa chuộng.
Đất trồng
Yêu cầu của đất trồng dưa chuột đảm bảo nhiều dinh dưỡng, độ tơi xốp cao, đồng thời không có độ kẽm và độ phèn cao. Chuẩn bị loại đất thích hợp, tiến hành làm đất kỹ càng tạo điều kiện cho quá trình trồng thuận lợi, dưa chuột có điều kiện phát triển nhanh chóng. Thông thường thì đất pha cát, hay đất chứa nhiều dưỡng chất hữu cơ, có trộn thêm gỗ mùn, phân xanh hữu cơ,… được ưu tiên.
Đối với đất trồng cần vun xới đảm bảo độ tơi xốp cao, đồng thời cần tiến hành bón lót trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày. Bón lót đất trồng dưa chuột với phân hữu cơ 3 con gà hoặc phân hữu cơ Organic 1 giúp tăng thêm độ tơi xốp, độ phì nhiêu cho đất.
Hướng dẫn cách trồng dưa chuột đúng chuẩn
Trồng dưa chuột cần tiến hành theo các bước, theo đúng quy trình mới đảm bảo đem lại hiệu quả cao. Trong đó các bước trồng chính cần thực hiện để tuân thủ theo đúng kỹ thuật chính là:
- Đất sau khi đã được làm kỹ, bổ sung thêm dinh dưỡng thì lúc này việc gieo hạt dưa leo trực tiếp trên đất cần được thực hiện. Tuy nhiên, trước khi gieo thì ngâm hạt vào nước trong khoảng 1 đêm, để ráo trước khi gieo giúp hạt giống dễ nảy mầm hơn.
- Yêu cầu ở lỗ gieo rộng từ 20 – 30mm, độ sâu là 15mm và đã có sẵn phân bón lót được bổ sung trước đó. Đồng thời yêu cầu mỗi lỗ trồng cách nhau khoảng 30cm, hàng cách hàng khoảng 1m. Trước khi gieo tiến hành tưới ẩm các lỗ, gieo mỗi lỗ 4 hạt. Sau khi gieo hạt vào lỗ trồng sử dụng ngón tay đề hạt sâu xuống khoảng 1cm sau đó lấp lại với một lớp đất mặt mỏng, nhuyễn.
- Sau khi trồng khoảng 24 giờ tiến hành tưới nước đầy đủ, duy trì độ ẩm vừa phải cho khu vực đất gieo trồng.
Kỹ thuật chăm sóc khi trồng dưa chuột
Chăm sóc đúng cách giúp dưa chuột sau khi trồng có những yêu cầu riêng cần được chú ý. Tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc dưa leo đảm bảo giúp cây trồng có điều kiện phát triển tốt, đem lại năng suất cao. Trong đó yêu cầu chính chính là:
Tưới nước cho dưa leo
Dưa chuột có dây dưa chiếm tới 93% là nước, trong khi đó trong trái dưa có tới 97% nước. Bởi thế, đây là loại cây trồng khi canh tác cần cung cấp lượng nước lớn. Việc tưới nước cho dưa cần chú ý tiến hành đều đặn, đầy đủ.
Thời gian đầu việc tưới nước xung quanh gốc cần được thực hiện. Sau khi đã làm giàn thì đào đường mương để dẫn nước nằm dọc theo hàng cây đã trồng là phương án được đánh giá cao. Tiến hành tưới thường xuyên, lượng vừa phải vào chiều tối để cung cấp đủ nước cho cây dưa chuột lớn lên, cho trái chất lượng và năng suất cao.
Làm giàn
Cắm chà cần tiến hành ở thời kì vun gốc lần thứ 2 khi cây bắt đỏ bỏ vòi để cây có thể leo lên dễ dàng. Cắm chà làm giàn đầy đủ để cây dưa leo, cho quả năng suất như yêu cầu.
- Chà cắm cho cây dưa chuột có chiều cao từ 1 – 1.5m sử dụng nhánh tre, hay cây không có lá.
- Chà sử dụng cho dưa chuột được cắm xiên theo 2 hàng dưa, phần ngọn của chà được buộc lại với nhau một cách chắc chắn.
Vun xới
Việc vun xới khi trồng dưa leo yêu cầu cần tiến hành mỗi lần bón thúc. Tiến hành vun xới nhẹ ở khu vực gốc đảm bảo độ tới xốp, độ ẩm và cũng giúp cây dễ dàng hấp thụ được dưỡng chất từ phân bón được cung cấp.
Bên cạnh việc vun xới thì tỉa ngọn cần chú ý thực hiện đầy đủ. Tỉa những ngọn nhánh, chỉ để lại ngọn chính để cây dưa chuột lớn lên nhanh chóng, cho quả năng suất cao và thành phẩm chất lượng.
Yêu cầu trong bón phân khi trồng dưa leo
Kỹ thuật bón phân đối với bất kì loại cây trồng nào cũng hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển, tới năng suất thu hoạch sau cùng. Bởi thế, khi trồng dưa leo thì chú ý tới việc bón phân là yêu cầu bắt buộc. Trong đó có những đợt bón chính cần thực hiện là:
Bón lót
Bón lót tiến hành trước khi bắt đầu gieo trồng dưa chuột khoảng 7 – 10 ngày trên đất. Quá trình làm đất khi thực hiện thì bón lót cần được kết hợp thực hiện với phân hữu cơ Organic 1. Bên cạnh đó có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc trừ sâu hỗ trợ diệt côn trùng, loại bỏ mầm bệnh có trên đất.
Phân bón lót cần được rải đều khắp mặt đất trồng, tiến hành vun xới, xới xáo đều khắp ở khu vực đã được quy hoạch. Đồng thời, việc sử dụng thêm phân chuồng hoai mục giúp tăng độ tơi xốp, độ phì nhiêu cho đất trồng trước khi canh tác. Nó tạo điều kiện cho cây trồng có điều kiện phát triển tốt hay từ khi ươm giống để quá trình canh tác diễn ra thuận lợi.
Bón thúc
Bón thúc tiến hành trong suốt quá trình từ khi trồng tới khi thu hoạch. Việc bón thúc cho cây dưa chuột cần tiến hành với quy trình cụ thể là:
- Bón thúc lần 1: Thời điểm cây dưa chuột có khoảng 2 – 3 lá thật cần tiến hành bón thúc với NPK Hà Lan 20-20-15 với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm bón thúc lần 2 cần tiến hành sau khi cây có từ 5 – 7 lá thật với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/lần phân NPK Hà Lan 20-20-15.
- Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa việc bón thúc cần sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2/lần. phân NPK Hà Lan 17-17-17.
- Bón thúc lần 4: Trước khi thu hoạch 20-30 ngày, chúng ta cần dùng phân bón NPK Hà Lan 16-9-21 hoặc 15-15-15+TE bón cho cây với lượng là 20 – 30kg/ 1000m2/lần..
Đối với bón thúc khi trồng dưa leo không nên thực hiện quá nhiều lần, đặc biệt là khi cây còn nhỏ. Lúc này cây có khả năng chống chịu kém cần có sự cân đối bón thích hợp để tránh những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của cây trồng. Tiến hành bón thúc đầy đủ các đợt, sử dụng lượn phân bón phù hợp cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo cây trồng có điều kiện phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh.
Kết luận
Tuân thủ đúng kỹ thuật, áp dụng đúng yêu cầu trồng dưa chuột để thu về năng suất quả cao như mong muốn. Với những kiến thức trồng trọt cơ bản đối với dưa leo kể trên, khi áp dụng chuẩn xác thì canh tác dưa chuột đem lại lợi ích kinh tế cao được đảm bảo tốt như yêu cầu. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột giúp việc canh tác trở nên đơn giản, dễ dàng hơn cho mỗi người, dù canh tác với quy mô nhỏ hay lớn đều được đáp ứng tốt.