Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dưa Gang Tây

Dưa gang tây hay dưa tây là loại quả sở hữu nhiều dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho cơ thể con người. Không chỉ vậy, đây là loại quả còn được con người dùng trong ẩm thực, hay là nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh,… đem lại giá trị ứng dụng cao. Bởi vậy, việc trồng dưa gang được nhiều người quan tâm, chú ý. Tìm hiểu để biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa gang tây giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng khi có nhu cầu.

Chuẩn bị trước khi trồng dưa gang tây

Chuẩn bị trước khi trồng dưa gang tây

Chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng giúp quá trình trồng loại cây này diễn ra thuận lợi. Trước khi tiến hành trồng việc tìm hiểu một cách chi tiết là yêu cầu bắt buộc. Quá trình trồng cây dưa gang tây lúc này có được sự chủ động, đồng thời cũng đạt hiệu quả cao như yêu cầu.

Nhân giống

Dưa gang tây được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành. Nó giúp quá trình trồng thuận lợi, cây giống phát triển nhanh chóng và sớm cho trái. Bên cạnh đó, việc sử dụng hạt để ươm mầm có thể áp dụng. Tuy nhiên, cách nhân giống này tốn khá nhiều thời gian, tỉ lệ nảy mầm không quá cao.

Chuẩn bị đất trồng

Đặc trưng của dưa gang tây là loại cây ưa ẩm. Bởi vậy, ưu tiên lựa chọn đất trồng có đủ độ ẩm, đảm bảo giàu dinh dưỡng, độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước hiệu quả. Lựa chọn đất phù sa ven sông kết hợp cùng đất thịt, kết hợp với phân chuồng hoai mục để ươm cây giống, hay trồng cây lấy quả là thích hợp nhất.

Ươm và gieo hạt

Để ươm và gieo hạt dưa gang tây chúng ta cần chuẩn bị bầu, khay, hoặc chậu cùng đất để tiến hành thuận lợi. Việc ươm và gieo hạt giống cây trồng này cần đảm bảo ở nơi mát mẻ, ẩm để duy trì được điều kiện lý tưởng để hạt giống sớm nảy mầm. Chú ý tới lượng nước, độ ẩm của đất là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình ươm và gieo hạt. Nó tạo điều kiện để cải thiện tỉ lệ nảy mầm, mang tới lượng cây giống chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Tiến hành ươm bằng cách dí vào mỗi khay từ 1 – 2 hạt, độ sâu khoảng 2 – 3cm sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Trong quá trình ươm cần chú ý tới việc tưới nước nhằm kiểm soát được độ ẩm thích hợp cho đất ươm.

Trong trường hợp gieo trên đất ruộng cần tiến hành làm luống. Yêu cầu chiều cao của luống từ 20cm trở lên, chiều rộng luống khoảng 1m. Đất cần được làm nhỏ mịn, trộn  cùng phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục, xoa phẳng rồi mới tiến hành gieo. Dí từng hạt dưa tây thẳng hàng, yêu cầu mỗi hạt cách nhau từ 15 – 20cm là hợp lý. Phủ lớp đất mỏng lên luống gieo, tiến hành tưới ẩm, đồng thời dùng vật che để tránh mưa rửa trôi, hay nắng gắt khiến đất ươm bị khô.

Kỹ thuật trồng dưa gang tây tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng dưa gang tây tiêu chuẩn

Khi cây con phát triển ở độ cao từ 30 – 50cm thì lúc này việc trồng cây giống, tách luống cần được thực hiện. Đảm bảo cây giống sử dụng có lá to xanh mướt, mập mạp, không có tình trạng sâu bệnh. Giống cây trồng chất lượng giúp quá trình canh tác cây dưa tây diễn ra thuận lợi.

Trước khi trồng cần tiến hành làm đất kỹ càng, cuốc luống có kích thước tiêu chuẩn là 30 x 30 x 30cm, đồng thời bón lót xuống lòng hố, lấp đất. Cần làm đất và bón lót trước thời điểm trồng cây con tối thiểu 2 tuần.

Mật độ trồng dưa gang tây khoảng 50cm/ khóm là thích hợp. Đặt cây con xuống hố trồng, tiến hành lấp đất, nén chặt nhằm đảm bảo cho cây con không bị bật gốc. Yêu cầu với mỗi khóm trồng tối đa 2 mầm cây con trở xuống. Trồng theo đúng kỹ thuật giúp cây dưa tây có điều kiện, không gian phát triển toàn diện và dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn trong chăm sóc dưa gang tây

Chăm sóc cây dưa tây không quá phức tạp. Tuy nhiên việc tuân thủ đúng những yêu cầu, tiêu chuẩn là bắt buộc cần thực hiện. Qua đó việc trồng và canh tác loại cây trồng này mới có được hiệu quả cao, cho năng suất tốt. Giữa nhiều yêu cầu trong chăm sóc cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản là:

  • Trồng cây dưa tây việc tưới nước là vô cùng quan trọng, cần thiết. Việc duy trì tưới nước 1 lần/ ngày là hợp lý để kiểm soát tốt độ ẩm của đất trồng. Đặc biệt là trong quá trình gieo hạt thì tưới nước đầy đủ mới tạo điều kiện cho hạt ươm nảy mầm, cây trồng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, vào giai đoạn cây đã già, đã cho quả cần kiểm soát lượng nước tưới, không dùng quá nhiều có thể khiến quả bị thối, chất lượng không cao.
  • Làm giàn đối với loại cây leo như dưa tây là yêu cầu bắt buộc, từ đó giúp cây trồng có không gian để lớn lên, phát triển tốt. Việc làm giàn cần đảm bảo chắc chắn, đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước để cây leo dễ dàng. Sử dụng cọt tre, hay cọc bê tông làm giàn có thể cân nhắc dựa trên tình hình thực tế.
  • Chú ý tới việc phun thuốc đặc trị giúp phòng trống tình trạng nấm bệnh cho cây trồng hiệu quả. Một số loại bệnh thường gặp ở cây dưa tây như ghẻ trái, héo rũ cây,… cần sử dụng thuốc đặc trị để xử lý triệt để.
  • Khi cây ra hoa nên cân nhắc tới việc hỗ trợ thụ phấn để tăng tỉ lệ đậu trái, đảm bảo chất lượng trái tốt nhất.

Yêu cầu trong bón phân cho cây dưa tây

Bón lót, bón thúc là quy trình bắt buộc cho bất kì loại cây trồng nào. Tùy thuộc vào từng giống cây khác nhau việc bón phân cần tính toán, cân nhắc về số lần, liều lượng, loại phân bón sao cho thích hợp nhất. Lúc đó, cây trồng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, có được điều kiện lý tưởng để phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng và đem lại năng suất cao.

Bón lót

Việc bón lót cho dưa gang tây yêu cầu tiến hành vào giai đoạn làm đất để ươm hạt, trồng cây con. Việc bổ sung thêm dinh dưỡng, đồng thời cũng tăng độ tơi xốp cho đất trồng được đảm bảo tốt khi chú trọng tới bón lót cho đất trồng.

Tiến hành bón lót trước khi trồng dưa tây chúng ta sử dụng 1 – 3kg phân hữu Organic Gold hoặc Organic 1 cho mỗi hố trồng. Bổ sung phân bón lót vào từng hố, tiến hành lấp đất trước khoảng 1 tháng xuống cây con. Làm đất được thực hiện kỹ lưỡng, bón lót đầy đủ giúp cây con sớm bén rễ, tươi tốt và phát triển nhanh.

Bón thúc

Trong quá trình dưa gang tây trưởng thành bên cạnh việc chăm sóc như tưới nước, làm cỏ, làm giàn,… thì bón thúc là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển, khả năng cho trái của từng cây. Bởi thế, việc bón thúc yêu cầu cần thực hiện đầy đủ, cụ thể là:

  • Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 cho giai đoạn trước ra hoa, và bón NPK 17-7-17, hay phân bón NPK 16-9-21,…cho giai đoạn nuôi trái, bón thành nhiều đợt từ khi mới trồng cho tới khi cây ra trái. Thời điểm cây ra hoa, nuôi trái việc bổ sung dưỡng chất là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng khi thu hoạch. Sử dụng liều lượng phân bón từ 0.3 – 0,5kg/ khóm. Bón phân đúng cách, đều đặn, kết hợp tưới nước hỗ trợ giúp dưa gang tây hấp thụ tối đa được dưỡng chất cần thiết.
  • Kết hợp phun phân bón lá cho cây dưa tây đầy đủ giúp tăng dinh dưỡng, hỗ trợ giúp trái khi thu hoạch kích thước lớn, to đều với mẫu mã đẹp hơn.

Kết luận

Là loại quả ngon, bổ dưỡng, mới lạ, đồng thời mang nhiều công dụng hữu ích cho con người thì trồng dưa tây càng nhận được sự quan tâm, chú ý lớn. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc dưa gang tây kể trên để áp dụng giúp bà con nông dân có thêm một phương án canh tác nông nghiệp trên diện tích đất trồng mà mình đang có. Cung cấp trái dưa tây ra thị trường với chất lượng cao giúp mỗi gia đình cải thiện được thu nhập hiệu quả.