Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu ruột vàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu ruột vàng

Dưa hấu ruột vàng có giá trị kinh tế cao, hương vị thơm ngon được nhiều gia đình ưa chuộng. Bởi thế, việc canh giống cây trồng này trở thành lựa chọn lý tưởng cho bà con nông dân. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu ruột vàng để áp dụng hiệu quả trên diện tích vườn trồng của mình.

Điều kiện canh tác

Điều kiện lý tưởng để trồng giống dưa hấu ruột vàng thích hợp bà con cần chú ý đảm bảo trên vườn trồng của mình chính là:

  • Nhiệt độ thích hợp là từ 20 – 30 độ C, trong đó lý tưởng nhất sẽ là 25 – 30 độ C, không thấp quá 18 độ C.
  • Dưa hấu ruột vàng ưa khô ráo, tình trạng độ ẩm cao có thể khiến cây trồng bị thối, vàng lá, hay thân dập nát,…
  • Là giống cây trồng ưa sáng, vì vậy bà con cần chú ý trồng dưa hấu ruột vàng với mật độ thưa.
  • Đặc trưng của dưa hấu ruột vàng là chịu úng rất kém. Vì thế, yêu cầu với đất trồng cần đảm bảo thoáng đãng, khả năng thoát nước cao. Đất trồng lý tưởn là đất cát pha thoát nước tốt, độ pH trong khoảng 6 – 7.

Tiêu chuẩn đất trồng

Đối với cây dưa hấu ruột vàng nên ưu tiên chọn đất sở hữu tầng canh tác dày. Ngoài ra, đảm bảo độ tơi xốp cao, không có tình trạng nhiễm phèn, đồng thời có khả năng thóa nước nhanh chóng. Diện tích trồng dưa hấu ruột vàng đảm bảo thiết kế có mương nước tưới thấp hơn so với mặt liếp trồng tối thiểu 15cm.

  • Đất trồng cần được tiến hành xới xáo, làm cỏ kỹ lưỡng đảm bảo độ tơi xốp và sạch sẽ.
  • Tiến hành làm liếp đôi với hai tim của mương trung bình yêu cầu cách nhau từ 4 – 7m là hợp lý.
  • Đất trồng cần được xử lý với vôi bột, tiến hành bón lót sau đó ủ hoai mục trước khi đưa cây con vào trồng.

Chọn giống dưa hấu ruột vàng

Chọn giống dưa hấu ruột vàng

Chọn mua giống dưa hấu ruột vàng cần chú ý đảm bảo các tiêu chuẩn chính sẽ là:

  • Đảm bảo hạt già, là hạt giống F1.
  • Hạt mẩy, đều để có độ nảy mần cao.
  • Được mua bởi đơn vị bán uy tín.
  • Giống cây cần chịu ngập úng tốt, cho năng suất cao.

Thời vụ canh tác giống dưa hấu ruột vàng

Xét về thời vụ canh tác bà con có thể tham khảo một vài thời điểm trong năm như:

  • Thời điểm canh tác khoảng 18 – 28 tháng 9 và cho thu hoạch vào tháng 12 dương lịch.
  • Dưa ruột vàng thu tết tiến hành gieo trồng khoảng 10 – 20 tháng 10 âm lịch hàng năm.
  • Khi muốn thu hoạch vào tháng giêng cần trồng vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch.

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng

Bà con cần chú ý một vài kỹ thuật cơ bản trong ươm và gieo trồng cây dưa hấu ruột vàng. Cụ thể là:

Ươm và gieo hạt

Trước tiên, sử dụng hạt giống đã chuẩn bị trước đó phơi trong nắng nhẹ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Sau đó, đem hạt giống ngâm cùng nước ấm nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C pha với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh thời gian từ 10 – 12 giờ.

Sau khi ngâm hạt giống cần được vớt ra rửa thật sạch, gói lại trong khăn ẩm và ủ trong nhiệt độ từ 28 – 30 độ C. Thông thường, sau khoảng 24h ủ thì hạt dưa hấu ruột vàng sẽ nứt nanh.

Bà con tiến hành gieo thẳng lên liếp, hoặc gieo vào hốc, vào bầu để ươm cây con. Đối với bầu gieo có thể sử dụng lá chuối, bao nilon, hay giấy,… có lỗ thoát cùng đất tạo nên.

Trồng cây con

Hạt giống sau thời gian gieo và phát triển đạt tiêu chuẩn sẽ đem ra trồng trên luống. Loại bỏ phần giấy, bao nilon ở bầu đất, tạo hố trên luống trồng và đặt cây con xuống theo hướng thẳng đứng. Lúc này, lấp đất và nén chặt khu vực gốc để cố định cây con.

Sau khi gieo xong nên phủ một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm, tưới đủ nước. Đặc biệt, trong khoảng thời gian đầu khi mới trồng thì chú ý tưới nước đều đặn, kiểm soát độ ẩm của vườn trồng vô cùng quan trọng.

Hướng dẫn chăm sóc cây dưa hấu ruột vàng

Hướng dẫn chăm sóc cây dưa hấu ruột vàng

Tưới nước

Yêu cầu trong tưới nước cho cây dưa hấu ruột vàng trong khoảng thời gian đầu cân duy trì tần suất đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Lượng nước sử dụng cần dựa vào điều kiện thời tiết, độ ẩm thực tế của đất trồng. Kiểm soát tốt lượng nước cung cấp cho cây dưa hấu, đảm bảo không ngập úng tránh tình trạng bệnh, hay cây chết xảy ra.

Làm cỏ

Việc làm cỏ cho diện tích vườn trồng cây dưa hấu ruột vàng cần được chú ý tiến hành đều đặn và thường xuyên. Dọn sạch cỏ để vườn trồng thông thoáng, sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh hại xuất hiện.

Thụ phấn

Việc thụ phấn cho dưa hấu thông thường cần tiến hành trong khoảng 7 – 8 ngày liên tục. Vào khoảng 7 – 9h sáng hàng ngày thời kỳ hoa nở rộ bà con ngắt hoa đực để úp lên mướm của hoa cái. Hỗ trợ thụ phấn giúp cây trồng có năng suất cao, chất lượng thành phẩm tốt.

Cần chú ý rằng thời gian úp nụ càng ngắn sẽ càng tốt. Nó đảm bảo giúp trái khi thu hoạch có độ lớn như nhau, chăm sóc dễ dàng hơn.

Tỉa nhánh, tỉa trái

– Khi dây dưa hấu ruột vàng bỏ vòi, thường khoảng 20 ngày sau khi trồng thì việc cố định vị trí bò cần tiến hành. Đảm bảo các dây đi theo đường song song, thứ tự và khống chồng chéo lên nhau.

Canh tác dưa hấu ruột vàng bà con cần chú ý mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính, 1 – 2 nhánh. Tuy nhiên, đối với trái chỉ để lại 1 trái duy nhất giữa các nhánh chính và nhánh phụ đã để lại trước đó. Chọn trái tốt nhất giữ lại để cây tập trung dưỡng chất cho quả tốt hơn.

Quy trình bón phân cho dưa hấu ruột vàng

Quy trình bón phân cho dưa hấu ruột vàng

Bón phân cho dưa hấu ruột vàng khi thực hiện có những yêu cầu cơ bản bà con nông dân cần áp dụng chính là:

Bón lót

Với từng giống cây trồng việc bón lót là bắt buộc nhằm tăng dinh dưỡng có trong đất tốt hơn. Diện tích vườn trồng dưa hấu ruột vàng yêu cầu trong bón lót cần:

  • Phân bón sử dụng nên cân nhắc giữa phân bón hữu cơ 3 con gà, hoặc phân bón hữu cơ Organic 1.
  • Liều lượng sử dụng trong công đoạn bón lót sẽ là 50 – 70kg/1000m2 vườn trồng.
  • Quá trình bón lót yêu cầu thực hiện sau khi làm đất xong xuôi. Bón lót hoàn thành bà con cần ủ hoai mục tối thiểu 15 ngày trước khi đưa cây con ra trồng.

Bón thúc

Diện tích vườn trồng cây dưa hấu ruột vàng việc thực hiện bón thúc cần thực hiện khoảng 3 lần/ vụ. Cụ thể là:

  • Bón thúc lần đầu tiên: Thời điểm thực hiện là khoảng 20 – 25 ngày sau khi trồng. Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 bón thúc trên diện tích trồng dưa hấu với liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/1000m2.
  • Bón thúc lần thứ 2: Thời điểm bón thúc nên thực hiện sau khi hoa cái đầu tiên nở. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 tiến hành bón thúc với liều lượng cần dùng là 20 – 30kg/1000m2.
  • Bón thúc lần thứ 3: Dùng phân bón NPK 17-7-17 bón vào thời điểm trái có kích cỡ bằng nắm tay. Trong lần bón thúc thứ 3 này liều lượng phân bón cần dùng sẽ là 20 – 30kg/1000m2.

Cần chú ý rằng trong mỗi đợt bón thúc cho cây dưa hấu ruột vàng bà con cần kết hợp với tưới rãnh và làm cỏ. Nhờ vậy, cây trồng có thể hấp thu dưỡng chất từ phân bón tốt hơn.

Nói tóm lại, trồng dưa hấu ruột vàng không quá phức tạp. Tuy nhiên, để có được vườn trồng năng suất, trái thành phẩm đạt chuẩn thì việc tuân thủ kỹ thuật trồng, cách chăm sóc là yêu cầu bắt buộc. Hy vọng bà con sẽ thành công, có thu hoạch với nguồn thu ấn tượng từ giống cây trồng mới mẻ này.