Trong các loại cây họ bầu thì dưa leo là một trong những thực phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưa leo baby sở hữu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không chỉ dễ ăn mà còn dễ trồng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng dưa leo baby từ các nhà vườn giúp bạn có những mùa quả bội thu.
Dưa leo baby là giống cây gì?
Dưa leo baby còn được biết đến với tên gọi dưa chuột baby, là một loại quả đến từ Nam Á. Dưa chuột baby thuộc họ bầu bí, thân dây leo, kích thước quả chỉ nhỏ như ngón tay và có màu xanh đậm. Dưa leo nhỏ có thể trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam, là giống cây dễ gieo trồng, chăm sóc, có giá trị kinh tế cao.
Bộ rễ của dưa baby mọc cách mặt đất khoảng 30 cm đến 40 cm, chúng sử dụng tua cuốn để bám lên giàn treo. Hoa của dưa leo thường mọc thành chùm 5 đến 7 hoa, có cả hoa lưỡng tính, hoa đực và hoa cái. Khi quả dưa leo còn nhỏ thì sẽ hơi xù xì, sau khoảng 10 ngày sinh trưởng thì có thể thu hoạch.
Dưa chuột baby cũng có nhiều loại với giá thành khác nhau. Tùy thuộc vào phương pháp gieo trồng mà kích thước và hương vị dưa mang lại cũng không đồng đều. Dưa leo sử dụng kỹ thuật trồng tốt sẽ cho ra nguồn quả chất lượng hơn. Tại Việt Nam hiện nay có thể tìm mua dưa leo ở rất nhiều siêu thị, cửa hàng rau củ.
Công dụng của dưa leo baby với sức khỏe
Trong dưa chuột baby chứa nhiều Vitamin và các khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Bổ sung Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, C, Sắt, Canxi, Kẽm… đây đều là những dưỡng chất không phải thực phẩm nào cũng có. Sử dụng dưa leo baby thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe và làm đẹp da.
Người dùng có thể ăn trực tiếp dưa chuột vì loại quả này vốn có vị ngọt đặc trưng, ăn rất giòn và mát. Bạn có thể dùng như trái cây hàng ngày hoặc chế biến thành Salad ăn kèm với các loại rau khác. Một cách chế biến dưa chuột baby cũng rất phổ biến nữa là làm nộm hoặc ngâm muối. Dưa leo được ngâm muối sẽ ít bị đắng và có thời gian sử dụng lâu hơn.
Điều kiện sống lý tưởng giúp dưa leo baby phát triển tốt
Cây dưa chuột baby sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Đây là loài cây ưa nắng nên cần được tắm nắng hơn 10 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, loại cây này có nhu cầu rất lớn về lượng nước nên điều kiện sống phải đảm bảo cấp ẩm trong khoảng 85% đến 95%.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây dưa baby là cuối tháng 1 (vụ xuân) hoặc đầu tháng 9 (vụ đông). Thời gian sinh trưởng của cây trồng này khá ngắn, chỉ khoảng 55 đến 70 ngày tùy vào điều kiện phát triển. Đất trồng cây tốt nhất là có độ pH từ 6 đến 6.8. Nếu đất chua hơn cây dưa baby vẫn có thể thích nghi được nhưng thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài hơn.
Kỹ thuật trồng dưa leo baby ra nhiều quả
Dưới đây là chia sẻ của nhà vườn về kỹ thuật trồng dưa chuột baby ra nhiều quả.
Chuẩn bị đất trồng và hạt giống
Để cây dưa leo có thể phát triển tốt thì việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đất trồng. Bạn phải khử trùng đất, loại bỏ cỏ dại để hạn chế tối đa các bệnh truyền qua đất vào cây. Bạn có thể sử dụng thêm than bùn để duy trì cấu trúc đất tốt hơn, đảm bảo đất trồng được khử trùng nhưng cũng không thất thoát chất dinh dưỡng.
Sau khi khử trùng thì cần phủ nilon lên bề mặt đất để tăng nhiệt độ và độ ẩm cho cây. Bạn có thể bón phân hữu cơ trước khi chính thức vào mùa vụ, chuẩn bị cho cây môi trường dinh dưỡng đầy đủ nhất. Bón lót:
Bón trước khi trồng dưa leo: phân hữu cơ organic 1. Bón thúc lần 1: khi cây dưa leo có 3 – 5 lá thật, cây sắp có tua cuống: các sản phẩm NPK 20–5-6, 16-16-8. Bón thúc lần 2: khi cây sắp ra hoa đầu tiên: 30-10-10, Humax. Bón thúc trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái: 20-20-15, 30-10-10, Humax, 15-15-15.
. Ngoài ra, các nhà vườn còn thường dùng thêm giấy bạc hoặc lớp phủ phản quang để xua đuổi rệp cũng như các côn trùng gây hại.
Về chuẩn bị hạt giống, bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt của cây dưa leo baby tại các cửa hàng cây giống. Trước khi bắt đầu gieo trồng thì nên ủ hạt cho mềm thì khả năng nảy mầm sẽ cao hơn, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây. Tỉ lệ pha nước ngâm hạt giống là 2 sôi, 3 lạnh (khoảng 38 độ C đến 45 độ C). Ngâm hạt giống trong 4 giờ thì vớt ra cho ráo nước và ủ trong vải mềm 36 tiếng – 48 tiếng.
Thiết kế giàn leo cho cây
Dưa chuột baby là giống cây thân leo nên bắt buộc phải làm giàn thì cây mới phát triển và cho ra quả thuận lợi. Làm giàn cho cây leo cũng giúp việc thu hoạch dễ dàng hơn, dễ quản lý vấn đề sâu bệnh, giảm tình trạng rụng quả và cho ra chất lượng dưa leo đồng đều.
Bạn có thể sử dụng tre nứa dựng thành khung sau đó sử dụng dây buộc hoặc lưới để liên kết các cọc lại với nhau. Tùy thuộc vào quy mô của vườn dưa leo mà bạn lựa chọn cọc hình chữ A hoặc cọc dạng đứng. Với những gia đình trồng cây trên sân thượng đã có sẵn lan can thì có thể tận dụng khu vực này. Tuy nhiên, hãy đảm bảo cây dưa leo không sinh trưởng vượt khỏi phạm vi bạn có thể thu hoạch nhé.
Kỹ thuật ươm cây dưa leo baby
Kỹ thuật ươm cây dưa leo baby rất quan trọng nếu bạn muốn có một vườn dưa leo sai quả, thơm ngon. Sau khi đã chuẩn bị xong hạt giống và đất trồng bạn sẽ gieo vào hạt xuống khu vực đã chia sẵn. Nên gieo cây theo hàng và cách nhau khoảng 1.2 m mỗi hàng và 30 cm mỗi cây. Trong quá trình gieo bạn có thể loại bỏ những hạt có khả năng hỏng để chất dinh dưỡng chỉ tập trung cho những hạt giống có khả năng nảy mầm. Sau khoảng 3 ngày ươm cây thì dưa leo baby sẽ bắt đầu xuất hiện lá mầm (trong điều kiện có ngâm ủ hạt giống).
Tưới nước, bón phân và chăm sóc cây đúng cách
Tưới nước là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây dưa leo baby. Đây là loài cây ưa nước và ánh sáng nên hãy chú ý tưới nước thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô. Bạn nên kiểm tra đất hàng ngày, nếu thấy phần trên của đất khô thì bổ sung nước cho cây. Dưa leo baby nếu thiếu nước thì quả thường héo và có vị đắng. Bên cạnh việc tưới nước thì cũng nên chú ý đến vấn đề thoát nước để tránh cây bị ngập úng. Tỉ lệ tưới nước được khuyến nghị là 2 lần 1 ngày vào mùa nắng và 1 lần 1 ngày vào mùa mưa.
Về vấn đề tưới phân cho cây dưa leo thì bạn nên hòa tan phân vào nước và tưới là tốt nhất. Tùy thuộc vào loại đất mà bạn lựa chọn loại phân phù hợp. Nếu đất ít dinh dưỡng thì phải bổ sung phân bón NPK thường xuyên hơn. Dưa leo là loài cây ưa sáng nên nếu thời tiết không có nhiều nắng thì bạn cần bổ sung thêm nhiệt năng cho cây bằng các loại đèn.
Hướng dẫn thu hoạch và bảo quản dưa leo baby
Sau khoảng 55 ngày trồng là có thể thu hoạch trái của cây dưa chuột baby. Độ chín của quả dưa leo còn phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng của chúng, nếu thu hoạch quá sớm thì quả có thể bị đắng trong khi để quá lâu thì dưa leo lại giảm độ ngọt. Cách thu hoạch đúng đắn là sử dụng kéo và cắt nhẹ nhàng cuống từng quả. Bạn đừng bứt trái dưa leo vì như vậy sẽ gây hại cho cây. Sau khi thu hoạch thì rửa sạch và lau khô, đựng trong túi nhựa và sử dụng dần.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa leo baby bài viết được nhà máy phân bón Hà Lan đã chia sẻ đến bạn. Đây là giống cây ngon và dễ trồng nên hãy thử ngay tại nhà để đa dạng hơn bữa ăn cho gia đình nhé. Chắc chắn bạn sẽ thấy rất vui khi được thưởng thức chính dưa leo tự trồng.