Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dừa Sáp (dừa đặc ruột)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa sáp

Dừa sáp hay còn được gọi là loại dừa đặc ruột với phần cùi dày, hương vị hết sức đặc trưng nên nhận được sự ưa chuộng lớn. Là đặc sản của vùng đất Trà Vinh nên loại trái này có giá thành cao, được nhiều người tìm mua. Đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao giúp dừa sáp hỗ trợ giúp nâng cao sức khỏe của con người hiệu quả. Bởi thế, trồng dừa sáp trở thành lựa chọn của nhiều cá nhân, nhiều hộ gia đình với quy mô khác nhau. Nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa sáp giúp quá trình canh tác giống cây này diễn ra thuận lợi.

Tiêu chuẩn chọn lựa giống dừa sáp

Tiêu chuẩn chọn lựa giống dừa sáp
Tiêu chuẩn chọn lựa giống dừa sáp

Quá trình nhân giống dừa sáp chủ yếu thực hiện bằng trái. Lựa chọn những trái dừa giống ở những cây đầu dòng với độ tuổi trên 10 năm, có sáp chất lượng, không bệnh, khỏe mạnh. Ưu tiên chọn các buồng nhiều trái, có trái to, màu sắc đẹp đạt chuẩn để quá trình nhân giống được thực hiện tốt.

Trái dừa khi vừa hái xuống tiến hành treo lên dây ở vị trí cao ráo để phơi khô, sau đó tiến hành vạt mặt và xếp toàn bộ xuống đất, hay cho vào bên trong túi nilon có xơ dừa, phân chuồng và đưa vào vị trí ở vườn ươm.

Làm đầy đủ hệ thống giàn lưới giúp che bớt đi ánh sáng, tưới đều đặn ngày 1 lần trong mùa khô, đồng thời không cần tưới nếu thời tiết mua mưa. Sau khoảng 35 ngày tính từ thời điểm cho vào vườn ươm thì trái sẽ nảy mầm. Lúc này, tiến hành việc phun kích lá hỗ trợ cho cây giống nhanh chóng phát triển. Chăm sóc thêm khoảng 25 ngày nữa tới khi cây cao khoảng 50cm là có thể đưa vào trồng.

Chuẩn bị trước khi trồng dừa sáp

Yêu cầu ở đất trồng dừa sáp thích hợp nhất là đất cát pha nhẹ. Nên ưu tiên trồng ở xung quanh bờ kênh, bờ ao,… Trong trường hợp muốn quy hoạch trồng trên diện tích lớn thì việc trồng tập trung là ưu tiên hàng đầu. Qua đó việc trồng và chăm sóc có thể thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

Tiến hành làm đất đầy đủ, xới xáo đều khắp và làm sạch cỏ dại, tiêu diệt mầm bệnh để đất trồng đạt tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng. Việc làm đất sau khi hoàn thành thì tiến hành đào hố trồng với kích thước tiêu chuẩn là 80 x 80cm là hợp lý. Ngoài ra, chúng ta có thể cân nhắc phương án lên mô với tiêu chuẩn cây cách cây khoảng 8 x 8m.

Sau khi đào hố, hoặc lên mô tiến hành việc bón lót để cải thiện được độ phì cho đất trồng. Việc bón lót tiến hành bằng cách bón trực tiếp lên vị trí gốc trồng sau đó phủ một lớp đất mỏng, tiến hành phơi ải.

Kỹ thuật trồng dừa sáp tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng dừa sáp tiêu chuẩn
Kỹ thuật trồng dừa sáp tiêu chuẩn

Sau thời gian phơi ải của đất trồng chúng ta tiến hành trồng cây con theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cách trồng dừa sáp vô cùng đơn giản, dễ dàng áp dụng. Chúng ta tách bỏ phần túi nilon bọc bầu một cách nhẹ nhàng và cần trọng, sau đó đặt cây con xuống hố trồng, tiến hành lấp đất, nén chặt gốc một cách cẩn trọng cho ngang mặt bầu.

Quá trình trồng dừa đặc ruột sau khi hoàn thành cần tiến hành tưới đẫm nước lên gốc trồng. Đảm bảo duy trì được độ ẩm vừa phải, phù hợp giúp cây trồng phát triển nhanh chóng và hiệu quả, sớm bén rễ và hồi xanh.

Cách chăm sóc cây dừa sáp

Chăm sóc đúng cách, tuân thủ những yêu cầu giúp cây dừa sáp có điều kiện để sinh trưởng thuận lợi và nhanh chóng. Đối với chăm sóc giống cây này khi canh tác không quá phức tạp song cần tuân thủ một cách đầy đủ.

Tưới nước

Yêu cầu trong chăm sóc cây dừa sáp cần chú ý tới việc tưới nước đều đặn với tần suất khoảng 1 lần/ ngày là hợp lý. Áp dụng tần suất tưới nước đó song lượng nước cần cân đối với điều kiện thời tiết thực tế. Qua đó cây trồng có được quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Đặc biệt, vào thời điểm mùa khô việc tưới nước càng cần được chú ý nhiều hơn. Lúc đó cây dừa sáp mới phát triển nhanh chóng, không ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, cho trái hay tác động tiêu cực tới chất lượng trái.

Làm cỏ

Trồng bất kì giống cây nào thì việc làm cỏ cũng là yêu cầu bắt buộc. Đối với trồng dừa sáp, việc làm cỏ cần thực hiện thường xuyên, quanh năm giúp cây trồng có được không gian phát triển thoáng đãng, không bị tranh dinh dưỡng, cũng giảm thiểu nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.

Làm sạch cỏ, kết hợp với xới gốc định kì trong năm để cây dừa sáp có thể phát triển thuận lợi nhất. Qua đó việc sinh trưởng, cho năng suất cao đều được đảm bảo tốt như yêu cầu.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây dừa sáp chủ yếu chịu sự tác động trực tiếp của chuột cắn phá. Để phòng tránh được vấn đề này thì việc rửa tán, cắt bẹ khô khoảng 2 lần/ năm cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Lúc đó việc phòng tránh được chuột cắn phá được đảm bảo, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới cây.

Dù không thường xuyên gặp sâu bệnh song cây dừa sáp có thể gặp phải bọ dừa phá hoại. Phương pháp để xử lý là nuôi thả ong kí sinh giúp việc tiêu diệt bọ cánh cứng dtrowr nên đơn giản hơn. Đồng thời, việc theo dõi vườn trồng thường xuyên, sớm phát hiện tình trạng bệnh nếu gặp phải sẽ giúp quá trình xử lý chủ động, nhanh chóng và hợp lý hơn.

Hướng dẫn các thụ phấn

Hướng dẫn các thụ phấn
Hướng dẫn các thụ phấn

Can thiệp tới quá trình thụ phấn giúp cây trồng đem lại năng suất cao hơn đáng kể. Việc thụ phấn cho cây dừa sáp chúng ta cần tuân thủ một vài những yêu cầu là:

  • Trước thời điểm thực hiện thụ phấn cần lấy phấn đực ở trên cây sáp mo bung khoảng 2 – 3 ngày. Đây là thời điểm mà phấn đực già, đủ độ mạnh cần thiết, từ đó bông cái sẽ thụ phấn dễ dàng hơn.
  • Yêu cầu đối với thụ phấn tuyệt đối không lấy phấn lạ được lấy về nghiền vỡ, cho vào trong thùng kín và phơi ngoài trời, dưới bóng râm với nhiệt độ tiêu chuẩn là 37 – 40 độ C là hợp lý. Phơi khoảng 2 ngày cho tới khi xuất hiện mủ màu nâu. Tiếp tục nghiền cho tới khi phấn bung màu vàng hột gà thì rây để lấy bột ở dạng mịn.
  • Mang bột đi kiểm tra tỉ lệ nảy mầm, nếu tỉ lệ quá thấp thì bỏ tất cả, nếu tỉ lệ cao chúng ta trộn chung với bộ phấn theo tỉ lệ tiêu chuẩn, cho vào dụng cụ phun tự chế có gắng dài đầy đủ theo thân cây.
  • Tiến hành phun duy trì khoảng 6 – 8 ngày mới kết thúc. Tùy thuộc vào số lượng bông cái trên buồng mà thời gian phun có thể cân nhắc sao cho thích hợp. Bông cái thụ phấn xong khi phần cuống đã chuyển sang màu nâu khá đặc trưng, dễ nhận biết.

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng dừa sáp

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng dừa sáp
Tiêu chuẩn bón phân khi trồng dừa sáp

Bón lót

Bón lót là công đoạn được thực hiện trước khi trồng cây con, trong thời điểm làm đất. Việc bón lót khi trồng dừa sáp cần được chú trọng thực hiện để tạo điều kiện cho cây dừa sáp phát triển tốt ngay từ những ngày đầu tiên. Sử dụng khoảng 1 – 3kg/ cây phân bón hữu cơ Organic Gold hoặc phân bón hữu cơ Organic 1 cho từng hố trồng. Bón lót, tiến hành phủ đất và phơi ải trước khi trồng cần được đảm bảo tuân thủ.

Bón thúc

Việc bón thúc cho cây dừa sáp cần được tiến hành đầy đủ theo các đợt, với những yêu cầu riêng được tuân thủ. Lúc đó, việc thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, cho trái, năng suất cao trở nên dễ dàng hơn.

  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng cây con khoảng 30 ngày chúng ta tiến hành bón thúc lần đầu tiên. Sử dụng 0.5 – 1kg/ cây phân bón NPK 20-20-15.
  • Bón thúc lần 2: Khi cây đang trổ bông sử dụng phân bón NPK 20-20-15 tiến hành bón thúc với liều lượng là 0.5 – 1kg/ cây.

Bón thúc cho cây dừa sáp muốn đạt kết quả cao cần tiến hành đào rãnh xung quanh gốc, bón trực tiếp phân bón NPK xuống đó sau đó lấp đất lại, kết hợp với tưới nước. Yêu cầu đào rãnh quanh gốc đảm bảo bán kính là 1.5m.

Kết luận

Trồng dừa sáp cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, tạo điều kiện cho vườn trồng phát triển khỏe mạnh, cho trái sớm và năng suất cao. Canh tác cây trồng thuận lợi, áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa sáp để có thu hoạch lớn, cải thiện được nguồn thu đều đặn cho gia đình, từ đó nâng cao được điều kiện kinh tế như mong muốn của từng hộ nông dân.