Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hành tây giúp mỗi bà con có thêm kiến thức hữu ích trong canh tác loại rau củ này hiệu quả, đem lại năng suất cao. Áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật giúp việc canh tác đồng bộ, có được nguồn thu tốt, kinh tế ổn định được đảm bảo như người nông dân mong muốn.
Thời vụ thích hợp trồng hành tây
Hành tây trồng ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng gieo hạt sớm vào thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9 và thời điểm trồng vào tháng 10. Thời vụ trồng là từ 10 – 15/10 hàng năm là hợp lý nhất. Ngoài ra, việc gieo hạt sớm vào thời điểm tháng 7 cũng có thể cân nhắc. Tuy nhiên, thời điểm này nếu gieo trồng cây hành tây không đảm bảo cho năng suất cao.
Ở khu vực các tỉnh từ Phú Yên trở vào khu vực Đông Nam Bộ thì hành tây nên trồng vào mùa khô. Thời vụ thích hợp trồng hành tây ở Đà Lạt – Lâm Đồng sẽ là từ tháng 10 – 12.
Ươm giống hành tây
Để ươm cây giống hiệu quả và thành công ưu tiên sử dụng loại đất tơi xốp, là đất cát pha, thịt nhẹ và ở vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Đất cần tiến hành làm nhỏ, lên luống đầy đủ với mỗi luống chiều rộng từ 90 – 100cm là hợp lý. Bên cạnh đó, yêu cầu mặt luống cần làm phẳng, đất nhỏ mịn.
Sử dụng phân chuồng hoai mục, cùng với phân lân, tro bếp trộn đều và rải lên bề mặt luống với độ dày khoảng 5 – 7cm là hợp lý. Nó đảm bảo giúp đất gieo hạt ươm mầm hành tây có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất, duy trì độ ẩm hợp lý để nảy mầm tỉ lệ cao.
Hạt giống sau khi chọn cần ngâm bằng nước ấm, tiến hành ủ cho tới khi nứt nanh thì trộn cùng đất bột theo tỉ lệ 1:200 để gieo đều lên mặt luống đã chuẩn bị trước đó. Yêu cầu đối với mật độ gieo cần duy trì khoảng 1.5 – 2gr hạt giống/m2 đất trồng.
Sau khi hạt giống được gieo xuống luống ươm lúc này chúng ta phủ kín bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn, cuối cùng là thêm một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm cho mặt luống tốt, đồng thời cũng có thể hạn chế được tình trạng hạt bị xô nếu tưới nước, hay khi trời mưa.
Quá trình ươm giống hành tây yêu cầu 3 ngày đầu tiên sau khi gieo cần chú ý tưới nước đều đặn 1 – 2 lần/ ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày thì lấy đi lớp rơm rạ phía trên, đồng thời sử dụng trấu trộn cùng đát bột để phù kín chân cây đã lên. Lúc này tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây con cứng cáp.
Quá trình gieo ươm hạt giống hành tây sẽ mất khoảng thời gian từ 30 – 35 ngày cho tới khi cây con có từ 2 – 3 lá thật, cây cứng đanh, mập mạp thì lúc này có thể tiến hành trồng lên luống.
Tiến hành làm đất trồng
Tiến hành làm đất là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo giúp quá trình canh tác hành tây diễn ra thuận lợi. Việc làm đất cần tuân thủ những yêu cầu tiêu chuẩn là:
- Đất trồng sử dụng loại tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt, ở khu vực chủ động được về vấn đề tưới tiêu, đồng thời cần xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ hay những khu công nghiệp.
- Đất trồng cho cây hành tây nên được sử dụng luân canh với lúa nước nhằm hạn chế sâu bệnh.
- Ưu tiên sử dụng đất thịt nhẹ, độ pH duy trì trong khoảng từ 5.5 – 6.0, đồng thời mùn tổng số khoảng 1.2 – 1.5%.
- Đất cần được làm nhỏ, tơi xốp, loại bỏ hoàn toàn cỏ dại, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại từ khâu làm đất.
- Tiến hành làm đất, bón lót đầy đủ để có được đất trồng tiêu chuẩn giúp cây trồng có điều kiện lớn lên khỏe mạnh nhất.
Kỹ thuật trồng hành tây cơ bản
Lên luống trồng
Làm luống trồng hành tây yêu cầu có chiều rộng luống từ 90 – 100cm, chiều cao là 25 – 30cm, rãnh rộng trung bình khoảng 25 – 30cm. Đối với rãnh có độ rộng cụ thể bao nhiêu phụ thuộc chính là độ dày của tầng canh tác để có sự cân đối sao cho hợp lý nhất.
Yêu cầu ở mật độ trồng
Trồng hành tây có quy định, yêu cầu riêng ở mật độ trồng cần được duy trì. Lúc đó mỗi cây sẽ có được không gian đầy đủ để phát triển tốt, lớn lên với năng suất cao nhất. Tùy thuộc vào hướng của khu đất trồng cần làm luống cùng hướng với ánh sáng mặt trời mọc để mọi hàng, mọi luống đều nhận được đầy đủ ánh sáng như nhau.
Mật độ trồng hành tây cần đảm bảo cây cách cây từ 13 – 137cm, hàng cách hàng khoảng 20 – 25cm là hợp lý nhất. Đây là loài ưa sáng nên mật độ cần cân đối với cường độ ánh sáng. Với cường độ ánh sàng mạnh nên trồng dày lại và ngược lại.
Tiến hành trồng hành tây
Quá trình ươm mầm tới khi cây con ở độ tuổi từ 25 – 30 ngày, có khoảng 2 – 3 lá thật thì lúc này việc nhổ để trồng lên luống cần được thực hiện. Việc trồng quá sớm giúp hành bén rễ sớm, cho thu hoạch nhanh song củ khá nhiều nước và khó bảo quản lâu dài. Bên cạnh đó, quá trình trồng cần loại bỏ những cây con đã hình thành củ, hay những cây chỉ có một lá nõn bởi nó không thể phát triển và cho củ như yêu cầu được.
Yêu cầu với trồng hành tây cần chú ý trồng nông, quá trình lấp đất để phù kín rễ không quá 1cm mới tạo điều kiện cho loài cây trồng này phát triển được. Khi trồng sử dụng que chọn chọc lỗ, đặt nhẹ cây xuống và phủ kín rễ là được.
Cách chăm sóc hành tây
Chăm sóc hành tây cần chú ý tuân thủ đầy đủ, đúng cách mới tạo điều kiện cho chúng lớn lên khỏe mạnh, cho củ kích thước lớn, đạt chuẩn để thu về khoản lợi nhuận tốt nhất. Trong đó những yêu cầu trong chăm sóc cây hành tây sau khi trồng chính là:
- Tiến hành xới vun đầy đủ khoảng 2 – 3 lần tùy thuộc vào tính chất của đất. Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày cần xới sâu và rộng khắp trên mặt luống.
- Duy trì việc giữ độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước đều đặn hàng ngày cho tới khi cây hồi xanh. Trong thời gian đầu sử dụng thùng o doa để tưới cho tới khi hồi xanh. Ở thời điểm sau khi trồng 30 ngày việc tưới nước sẽ tiến hành trên rãnh với tần suất từ 7 – 10 lần/ ngày.
- Đất đã nhấm nước đều cần chú ý tới việc tưới tiêu, đảm bảo thoát nước kịp thời để tránh tình trạng ngập úng có thể gây ra thối củ.
- Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch cần ngừng tưới nước để đảm bảo độ khô cạn cần thiết.
Tiêu chuẩn bón phân khi trồng hành tây
Bón phân là công đoạn quan trọng, cần có những điều chỉnh tùy thuộc vào từng loại cây trồng cụ thể. Lượng phân bón sử dụng khi trồng 1 sào hành tây cần:
Bón lót
Tiến hành bón lót chúng ta sử dụng toàn bộ phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ Organic 1. Việc bón lót sau khi hoàn thành cần chờ từ 5 – 7 ngày mới trồng được hành tây.
Bón thúc
Lượng phân còn lại được sử dụng để bón thúc chia đều cho 3 đợt để cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho cây. Phân khi bón thúc cần được pha loãng với nước để cây dễ hấp thụ, có thể phát triển tốt hơn.
- Bón thúc lần 1: Thời điểm bón là sau khi trồng từ 15 – 20 ngày, bón NPK Hà Lan 15-15-15 +TE với lượng 20-30kg/1000m2/lần.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm tiến hành bón là sau khi trồng từ 30 – 40 ngày, bón NPK Hà Lan 15-15-15 +TE với lượng 20-30kg/1000m2/lần.
- Bón thúc lần 3: Thời điểm thực hiện nên tiến hành sau khi trồng từ 45 – 60 ngày, bón NPK Hà Lan 15-15-15 +TE với lượng 20-30kg/1000m2/lần.
Ngoài ra, việc sử dụng thêm phân NPK có thể cân nhắc bón từ 20 – 25kg/ sào vào thời điểm trước khi trồng từ 2- 3 ngày. Nó hỗ trợ giúp cây hành tây có được điều kiện lý tưởng nhất để sinh trưởng, lớn lên khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng hành tây
Việc phòng trừ sâu bệnh là yêu cầu bắt buộc khi trồng bất kì loại cây trồng nào. Khi trồng hành tây cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để biết được tình trạng phát triển của ruộng trồng, dễ dàng phát hiện những bất thường do sâu bệnh hại gây ra để xử lý nhanh chóng.
Hành tây là loại cây ít bị sâu hại, bệnh thường gặp nhất là cháy lá, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Áp dụng biện pháp phòng từ như bón phân phối hợp NPK, hay vệ sinh đồng ruộng, bón phân đúng giai đoạn, tưới tiêu hợp lý là điều quan trọng. Chỉ khi tình trạng bệnh thực sự nghiêm trọng mới cân nhắc dùng thuốc hóa học.
- Bệnh sương mai: Thường xuất hiện trong thời điểm nhiệt độ xuống dưới 20 độ C, hay độ ẩm không khí cao trên 90%.
- Bệnh thối củ: Xuất hiện do vi khuẩn hoặc ác loài nấm Botrytis gây hại từ khi cây bắt đầu hình thành củ cho tới khi thu hoạch và bảo quản. Chú ý xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng phân bón hợp lý, không bón quá nhiều đạm, hay sử dụng thuốc hóa học nếu tình trạng trầm trọng.
Kết luận
Trồng hành tây trở thành lựa chọn của nhiều người nông dân để có thêm loại hoa màu năng suất, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hành tây giúp chúng ta có được quá trình canh tác thuận lợi, năng suất cao, mang lại nguồn thu tốt.