Trồng hoa trở thành giải pháp canh tác để cải thiện kinh tế của nhiều hộ nông dân. Trong đó thì hoa cúc với cách trồng đơn giản, canh tác thuận lợi trở thành lựa chọn hoàn hảo, hợp lý. Khi nhu cầu mua hoa cúc lớn, cho nhiều mục đích khác nhau thì trồng hoa cúc giúp chúng ta có thêm công việc để cải thiện doanh thu. Hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vàng đúng cách, thu được năng suất cao để có hiệu quả kinh tế tốt.
Thời vụ trồng hoa cúc thích hợp
Đa dạng ở giống hoa cúc giúp loài cây trồng này thích nghi tốt với nhiều điều kiện sinh thái hết sức phong phú. Bên cạnh đó, việc có thể trồng quanh năm giúp quá trình canh tác thuận lợi, chủ động hơn rất nhiều.
Song đối với hoa cúc khi trồng thì hiệu quả kinh tế cao, mang tới chất lượng hoa lý tưởng cần xem xét dựa trên từng giống. Từ đó, cân đối ở thời tiết khí hậu thích hợp được đảm bảo tốt như yêu cầu.
Chọn và chuẩn bị đất trồng
Đất trồng lý tưởng khi trồng hoa cúc là đất thịt nhẹ, độ tơi xốp cao, đặc biệt thích hợp với đất phù sa mới có bề mặt phẳng, có khả năng thoát nước tốt, đồng thời đảm bảo nguồn nước tưới không có tình trạng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, yêu cầu về độ pH của đất trồng duy trì trong khoảng từ 6 – 7.
Trước khi trồng cần tiến hành cày bữa kỹ càng, phơi ải giúp cải thiện được quá trình hoạt động của những vi sinh vật háo khí, cũng giúp tăng khả năng lưu thông của không khí trong lòng đất, đảm bảo giúp đất giữ nước tốt hơn.
Trước thời điểm trồng hoa cúc từ 10 – 12 ngày tiến hành lên luống có chiều cao khoảng 20 – 30cm, đồng thời bón phân lót đầy đủ. Tăng cường thêm độ tơi xốp, cải thiện dinh dưỡng cho cây trồng là điều được đảm bảo tốt.
Kỹ thuật trồng hoa cúc tiêu chuẩn
Kỹ thuật trồng hoa cúc vàng khá đơn giản, quy trình dễ dàng áp dụng để người nông dân thực hiện. Trong đó, yêu cầu trước tiên cần đảm bảo là trồng vào những ngày thời tiết mát mẻ, hoặc vào buổi chiều khi đã tắt nắng.
- Trước khi trồng yêu cầu cần tiến hành tưới nhẹ trên mặt luống đã được làm đất trước đó sau đó dầm nhỏ đất trồng.
- Khi tiến hành trồng chúng ta lấy tay ấn chặt ở vị trí gốc, đồng thời dùng rơm hoặc mùn che phủ gốc để giữ ẩm hiệu quả hơn.
- Sử dụng bình ô doa hoặc vòi phun để tưới nhẹ nhàng, đấm nước trên mặt luống. Đảm bảo tưới nước nhẹ nhàng trong những ngày đầu để tránh gốc bị lay, hay xuất hiện tình trạng bị trôi cây có thể xảy ra.
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa cúc
Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Có thể chăm sóc đúng cách giúp cây hoa cúc có điều kiện phát triển, sinh trưởng toàn diện và khỏe mạnh. Trong đó, những yêu cầu trong chăm sóc khi trồng hoa cúc cơ bản sẽ là:
Tưới nước
Trong suốt quá trình trồng yêu cầu cần tưới nước đầy đủ, thường xuyên cho hoa cúc. Tuy nhiên, lượng nước cần tưới không quá nhiều. Chúng ta cân nhắc tưới nước theo rãnh hoặc tưới trên mặt với lượng nước thích hợp, đảm bảo không gây tình trạng ngập úng. Bên cạnh đó, việc kết hợp tưới nước và bón phân càng hỗ trợ giúp cây có thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Làm cỏ
Làm cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo, vun luống để cây hoa cúc có được điều kiện phát triển tốt, toàn diện nhất. Đặc biệt, xới xáo vô cùng cần thiết trong giai đoạn cây trồng còn nhỏ. Ở thời điểm cây đã lớn sau 40 ngày trồng nên hạn chế xới xáo để tránh ảnh hưởng tới bộ rễ.
Đảm bảo làm sạch cỏ duy trì độ thông thoáng cần thiết khi trồng hoa cúc, đồng thời chú ý tới việc vun đất ở độ cao thích hợp, kết hợp với cắt tỉa các cành già quanh gốc.
Làm cọc, giàn
Đối với hoa cúc có thân cứng, mỗi cành có một hoặc ít hoa nên cân nhắc làm giàn lưới, hoặc dạng giàn dây đan thành từng ô với mỗi ô giữ một cây. Đồng thời, tiến hành nâng giàn theo chiều cao của cây khi phát triển đảm bảo hoa cúc phát triển toàn diện.
Với loại cúc có tán rộng, có nhiều cành thì cắm từ 3 – 5 cọc ở xung quanh mỗi cây nên được hoàn thành. Bên cạnh đó, việc dùng dây mềm dằng nhẹ ở khu vực xung quanh từng khóm để giữ cây song không làm gẫy cành, dập hoa.
Tỉa nhánh, mầm
Những cành, hay nhánh không cần thiết thì việc tỉa bỏ cần thực hiện. Đặc biệt, với cúc đơn bông ở thời kì ra hoa ngoài nụ chính còn có rất nhiều mầm nhánh nhỏ mọc ra ở phần nách lá. Dùng tay bấm nhẹ nhàng để loại bỏ các mầm phụ, các nụ bên để tránh tiêu hao dinh dưỡng không cần thiết.
Bên cạnh việc tỉa nhánh, tỉa mầm thì bấm ngọn là yêu cầu bắt buộc. Đối với bấm ngọn cần thực hiện theo từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể cho giống hoa cục cần nhiều cành, yêu cầu chính là:
- Bấm ngọn lần 1: Sau khi trồng hoa cúc từ 156 – 20 ngày cần bấm ngọn giúp cây ra nhiều nhánh, tuy nhiên chỉ để lại khoảng 3 – 4 nhánh là hợp lý.
- Bấm ngọn lần 2 tạo tán: Thời điểm thực hiện sau khi cây ra nhiều nhánh, nhiều nụ hoặc cành cần ngắt nụ ở đỉnh giúp kích thích nụ bên ra đồng đều hơn.
- Bấm ngọn nhiều lần: Với giống hoa cục nhỏ với đường kính bông từ 1 – 3cm, là dạng cây bụi thì bấm ngọn cần thực hiện 2 – 3 lần tùy thuộc vào sức cây, khả năng chăm bón.
Điều tiết ra hoa
Để điều tiết, điều chỉnh thời gian ra hoa thì chú ý ở lượng ánh sáng cho cây là yếu tố quan trọng bậc nhất. Chiếu sáng bổ sung giúp ngăn cản cây ra nụ, cho hoa sớm hiệu quả. Thông thường, với hoa cúc trồng vào vụ Thu Đông mẫm cảm với ánh sáng ngày ngắn thì đây là giải pháp thích hợp.
Tình trạng ngày ngắn khiến phân hóa nụ hoa ngay khi trồng, từ đó ảnh hưởng tới thời gian ra hoa, chất lượng hoa. Bổ sung thêm ánh sáng bằng hệ thống đèn điện giúp cây trồng phát triển trong điều kiện thích hợp hơn.
Yêu cầu trong bón phân khi trồng hoa cúc vàng
Bón phân cho hoa cúc khi tuân thủ những yêu cầu, những tiêu chuẩn cần thiết giúp cung cấp dưỡng chất, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Trong đó, các tiêu chuẩn quan trọng trong bón phân cho hoa cúc chính là:
Bón lót
Thực hiện việc bón phân thực hiện trong quá trình làm đất, phơi ải và lên luống trồng hoa cúc. Cải thiện độ tơi xốp, tăng cường thêm dinh dưỡng cho đất trồng là điều có thể đạt được. Sử dụng phân bón hữu cơ Organic Gold hoặc phân bón hữu cơ Organic 1 với liều lượng từ 50 – 70kg/ 1000m2 để tiến hành bón lót trước khi bắt đầu canh tác loại hoa này.
Bón thúc
Yêu cầu đối với bón thúc khi trồng hoa cúc cần thực hiện theo khoảng 6 đợt. Đảm bảo sử dụng phân bón phù hợp, bón phân đúng thời điểm, dùng liều lượng hợp lý giúp tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Lớn lên nhanh chóng, cho chất lượng hoa thành phẩm tốt là điều được đảm bảo:
- Bón thúc lần 1: Sau khoảng 10 ngày trồng tiến hành tưới thử bằng cách pha loãng 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK 20-20-15 tiến hành tưới thử trên hoa cúc.
- Bón thúc lần 2: Sau khoảng 30 ngày trồng dùng 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK 20-20-15 bón thúc cho cây trồng.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK 17-7-17 tiến hành bón thúc vào khoảng thời gian sau khi trồng 40 ngày.
- Bón thúc lần 4: Dùng từ 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK 16-9-21 bón thúc cho hoa cúc sau khoảng 50 ngày trồng.
- Bón thúc lần 5: Sau khoảng 60 ngày trồng sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK 12-12-18 bón thúc cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Bón thúc lần 6: Dùng phân NPK 15-15-15+TE bón cho hoa cúc sau khoảng 70 ngày trồng với liều lượng 20 – 30kg/ 1000m2.
Bên cạnh việc bón phân thì sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá,… với liều lượng thích hợp hỗ trợ giúp hoa cúc phát triển nhanh chóng, cho năng suất và chất lượng cao. Hoa cúc thành phẩm đẹp, bông đều và to mang tới lợi ích kinh tế cao hơn.
Kết luận
Trồng hoa cúc có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ. Trước khi lựa chọn canh tác loại cây trồng này thì tìm hiểu, biết kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa cúc vàng để áp dụng đúng đắn là vấn đề cơ bản cần được đảm bảo. Lúc đó, trồng cây hoa cúc hiệu quả, cho năng suất cao để có nguồn thu tốt cho nhu cầu thực tế.