Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý thảo cực hữu ích

kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý thảo cực hữu ích

Lan ý thảo là một loại cây cảnh phổ biến ở Việt Nam với đặc điểm là có hoa đẹp và thân cây nhỏ gọn. Tuy nhiên, để có thể trồng và chăm sóc loại hoa này đúng cách, cần phải nắm được những kỹ thuật cơ bản. Bài viết này Công ty phân bón Hà Lan sẽ giới thiệu đến bạn một số kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý thảo để giúp người trồng có thể thu hoạch được những bông hoa đẹp và cây cảnh khỏe mạnh.

Nguồn gốc của lan ý thảo

Nguồn gốc của lan ý thảo

Lan ý thảo, còn được gọi là lan hoàng thảo ý thảo hoặc ý thảo 3 màu, là một loại cây cỏ có hoa thuộc họ Orchidaceae, chi Dendrobium. Ban đầu, chúng ta có thể tìm thấy lan ý loài này ở các khu vực khu vực nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Lào, Myanmar, Hải Nam Trung Quốc,….Tại Việt Nam, cây này được tìm thấy trong tự nhiên tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị và Lâm Đồng.

Đặc điểm nhận biết lan ý thảo

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật trồng lan và chăm sóc lan ý thảo hãy xem qua những đặc điểm nổi bật của loài cây này nhé! Lan ý thảo được sinh sống ở những khu rừng khô, cây rụng lá sớm hoặc khu rừng xanh ẩm ướt, đất thấp. Cây lan này mọc thành cụm, với thân tròn và phân đốt, được bao vỏ bao quanh. Thân thòng xuống, dài khoảng 25cm – 40cm và rộng 0.5cm – 0.7cm. Lá của chúng xếp thành hai dãy, hình mác dài 8cm – 10cm, rộng 1.2cm – 1.8cm.

Hoa lan ý thảo thường mọc thành cụm và mọc gần các đốt ở phần trên của thân cây không còn lá. Mỗi cụm hoa thường có từ 1 – 4 hoa lộn ngược. Hoa thường có màu trắng đến tím nhạt và ở đỉnh cánh hoa có chóp màu tím. Cánh môi của hoa có màu trắng, gốc hơi thót và đây cũng chính là điểm nhấn của loại hoa này. Bên trong cánh môi có màu vàng cam giống như lòng đỏ trứng, còn ở chóp có vạch chéo màu tím. Không chỉ có màu sắc độc đáo mà loài hoa này còn có mùi thơm nồng nàn, dễ chịu. 

Đặc điểm nhận biết lan ý thảo

Kỹ thuật trồng lan ý thảo

Chọn giống và xử lý cây giống

Việc chọn cây giống là rất quan trọng và ảnh hưởng đến chế độ chăm sóc và chất lượng ra hoa sau này. Để chọn cây giống lan ý thảo tốt, bạn cần lưu ý một số tiêu chuẩn sau:

  • Mua cây thành từng cụm, không mua rời rạc từng nhánh lẻ.
  • Chọn cây khô ráo không bị ướt, có lá xanh mướt, không bị rách hay vàng úa, phần mắt ngủ ở gốc không bị khô, hư hay thối. Thêm vào đó, bạn nên chọn những cây lan ý thảo không có mầm non sẽ dễ trồng hơn.
  • Tỉa rễ cây cho gọn gàng, chỉ nên chừa lại một đoạn khoảng 2cm – 3cm.
  • Ngâm toàn bộ cây vào dung dịch sát khuẩn trong 15 – 30 phút, tiếp tục ngâm vào dung dịch kích rễ trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra treo ngược lên cho khô để trồng.

Chọn giống và xử lý cây giống

Giá thể trồng lan ý thảo

Lan ý thảo thông thường được trồng trên gỗ lũa hoặc trồng chậu.

  • Nếu bạn quyết định trồng lan ý thảo bằng gỗ lũa, bạn hãy chọn các loại gỗ lâu mục như gỗ nhãn, gỗ vú sữa… Ưu điểm của cách trồng hoa này là giúp rễ thông thoáng và thoát nước tốt. Sau khi chọn được khúc gỗ ưng ý thì bạn tiến hành bóc vỏ và ngâm vào nước vôi trong để loại bỏ hết mầm bệnh.
  • Đối với trồng lan trong chậu, nên chọn chậu bằng đất nung, có nhiều lỗ nhỏ thoát nước. Sau đó chọn giá thể là than củi nhằm giúp thoát nước tốt, đồng thời bên trên nên phủ 1 lớp xơ dừa đã được loại bỏ muối và ngâm với nước vôi khử mầm bệnh. Việc kết hợp 2 loại giá thể này lại với nhau có tác dụng rất tốt phòng bệnh thối rễ.

Giá thể trồng lan ý thảo

Cách ghép gỗ lan ý thảo

Để cố định rễ chúng vào giá thể gỗ, lũa hay dớn bảng, bạn có thể sử dụng súng bắn ghim. Sau khi cây đã ra rễ thuần thục, bạn nên nhổ ghim ra và vệ sinh sạch các rỉ sét do ghim để lại. Việc này giúp loại bỏ khả năng nhiễm bệnh cho cây và đảm bảo sức khỏe của rễ lan ý thảo.

Kỹ thuật trồng lan ý thảo vào chậu

Nếu muốn trồng lan ý thảo vào chậu, trước tiên bạn cần lót vào 2/3 đáy chậu một lượng than củi hoặc vỏ thông. Sau đó, bạn cần chèn dớn sợi, dớn vụn hoặc rêu rừng xung quanh gốc lan nhưng không phủ kín các mắt ngủ gốc. Điều này giúp cây lan phát triển tốt hơn và có nhiều khả năng ra rễ.

Sau khi đã chuẩn bị đất và giá thể cho cây lan, bạn có thể cố định cây lan ý thảo vào các dây treo chậu nhằm giúp gốc của cây được giữ ổn định và nhanh ra rễ. Cuối cùng, bạn có thể treo chậu lên giàn hoặc đặt ở nơi thoáng mát. Việc chăm sóc và bổ sung phân bón đúng cách cũng rất quan trọng để giúp cho cây lan ý thảo phát triển tốt và đẹp mắt.

Cách trồng lan ý thảo vào chậu

Kỹ thuật chăm sóc lan ý thảo

Ánh sáng

Lan ý thảo rất thích hợp trồng ở khu vực có khí hậu từ mát mẻ đến nóng nhẹ. Lượng ánh sáng thích hợp nhất cần cho sự sinh trưởng của loài cây này nên là ánh sáng trung bình. Ban đầu, cây mới ghép cần được đặt ở vị trí râm mát hoặc có lưới che nắng để tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Khi cây đã cứng cáp hơn, có thể chuyển sang nơi có ánh nắng mạnh hơn, nhưng vẫn cần tránh ánh nắng trực tiếp, dưới ánh sáng mạnh như vậy làm cho lá cây bị cháy và hỏng cây khi ở quá lâu. 

Tuy nhiên nếu để cây trong điều kiện thiếu sáng hoặc ánh sáng không đều, cây sẽ không phát triển tốt và màu hoa cũng không được đẹp. Vì vậy, cần đặt cây lan ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Kỹ thuật chăm sóc lan ý thảo

Độ ẩm và nhiệt độ

Lan ý thảo là loài ưa mát mẻ, vì vậy bạn cần chú ý đến việc cung cấp đủ độ ẩm cho cây trong những ngày nóng bức. Trong mùa hè, nên tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày để giữ độ ẩm. Tuy nhiên, trong lúc cây đang nghỉ ngơi, cần ngưng tưới nước cho đến khi xuất hiện mầm mới. Để cây lan ý thảo phát triển tốt nhất, độ ẩm nên được duy trì ở mức khoảng 65 – 75%.

Bón phân

Loại phân bón thích hợp để bón cho hoa lan ý thảo là phân hữu cơ như phân gà, phân trùn quế, phân bò ủ hoai,… Ngoài ra, kết hợp với phân NPK Hà Lan để cung cấp đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý bón với một liều lượng vừa phải, tránh trường hợp cây bị ngộ độc NPK, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây. Muốn đạt hiệu quả tốt nhất, nên bón theo mùa, cụ thể: Mùa nghỉ (Từ cuối tháng 9 đến tháng 2 năm sau): Hầu như dừng mọi hoạt động bón phân trong giai đoạn này bởi không có tác dụng, lãng phí thời gian và tiền bạc. Mùa tăng trưởng (Từ tháng 3 đến tháng 9): Bón phân kích rễ vào giai đoạn này, cần được chăm sóc cẩn thận.

  • Từ tháng 3 đến tháng 8: Bạn nên sử dụng kết hợp giữa phân hữu cơ, nấm Trichoderma và phân bón NPK. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phân hữu cơ bạn có thể tham khảo qua một số dòng phân của công ty Hà Lan như Organic 1 hoặc Organic Gold. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phân NPK Hà Lan để bón vào mùa tăng trưởng.
  • Từ tháng 9 đến đầu tháng 10: Bón phân NPK Hà Lan 16-16-8+TE từ 2 – 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Đây là giai đoạn cần chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng nhất để lan ý thảo bước vào giai đoạn ngủ và ra hoa tốt nhất.

Bón phân

Phòng trừ sâu bệnh

Nếu trong quá trình chăm sóc bạn không cẩn thận lan ý thảo có thể bị tấn công bởi nhiều virus gây bệnh. Để phòng trừ bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên chọn những cây giống khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng nhằm giúp cây phát triển tốt.
  • Đảm bảo giá thể trồng lan ý thảo phải sạch sẽ và không chứa mầm bệnh. Đồng thời bạn nên thay chậu định kỳ 2 năm/lần, hoặc khi thấy giá thể bắt đầu có dấu hiệu bị mục nát.
  • Trong quá trình chăm sóc, bạn nên hạn chế làm trầy xước hoặc gãy cành,…vì đây là con đường lý tưởng giúp virus tấn công. 
  • Định kỳ phun thuốc trừ nấm 2 tuần/lần để ngăn ngừa tốt nhất cho vườn lan của mình.

Tóm lại, kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý thảo không phải là một công việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc, sẽ giúp cho cây lan của bạn phát triển tốt và đạt được hiệu quả cao. Điều quan trọng nhất là bạn phải đam mê và tận tâm với nghề trồng lan để có thể trồng được những bông hoa lan thật đẹp và đạt được giá trị kinh tế cao. Chúc bạn thành công!