Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt

Ớt ngọt hay còn gọi là ớt chuông thường được trồng nhiều ở các nước phương tây. Vài năm gần đây có nhiều giống ớt ngọt du nhập vào Việt Nam và được bà con nông dân trồng khá phổ biến. Khi trồng ớt ngọt những yêu cầu về kỹ thuật cần được đảm bảo và tuân thủ. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt ngọt một cách chuẩn xác, khi áp dụng để canh tác sẽ giúp chúng ta có được cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao.

Thời vụ thích hợp trồng ớt ngọt

Thời vụ thích hợp trồng ớt ngọt
Thời vụ thích hợp trồng ớt ngọt

Trồng ớt ngọt hiện nay được chú ý lớn bởi nhu cầu của người dùng tăng cao. Việc trồng ớt chuông theo đúng thời vụ là điều cần được chú ý. Qua đó chúng ta có thể cân nhắc về thời gian trồng hợp lý, đem lại năng suất cao như yêu cầu.

Với cây ớt ngọt được trồng ở nước ta có hai vụ chính là đông xuân và xuân hè. Trong đó thì vụ đông xuân cây ớt ngọt cho năng suất cao nhất. Tuy nhiên, vụ xuân hè thường sẽ có giá bán cao, từ đó đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn.

Chuẩn bị trước khi trồng ớt ngọt

Chuẩn bị trước khi trồng
Chuẩn bị trước khi trồng ớt ngọt

Chủ động trong việc chuẩn bị đầy đủ đảm bảo giúp quá trình trồng, canh tác loại cây trồng chất lượng này. Trong đó, những việc cần chuẩn bị và thực hiện đầy đủ chính là:

Chọn giống

Ớt ngọt được trồng có hai loại chính là cho trái đỏ khi chín hoặc vàng khi chín. Với hai nhóm chính được trồng là quả có vỏ xanh đậm khi xanh và khi chín chuyển sang đỏ, trong khi đó nhóm còn lại có vỏ xanh đậm khi xanh và khi chín chuyển sang vàng.

Hạt giống ớt ngọt hiện được bán ở hầu hết các cửa hàng chuyên về hạt giống mà chúng ta dễ dàng tìm được. Chọn hạt giống, hoặc cây con có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao giúp quá trình canh tác suôn sẻ, thuận lợi và cho năng suất cao.

Làm đất

Cây ớt đỏ ưa trồng ở khu vực có đất đai màu mỡ, hoặc là đất cát pha thịt nhẹ với độ pH ở mức hơi axit là lý tưởng nhất. Chọn đất thích hợp giúp quá trình canh tác đạt hiệu quả cao, cũng đảm bảo đạt năng suất lý tưởng như yêu cầu.

Đất trồng có độ pH lý tưởng từ 5.5 – 7, cần tiến hành cày xới làm đất nhằm đảm bảo độ tơi xốp cần thiết. Bên cạnh đó, đất trồng ớt ngọt yêu cầu cần được bón phân lót, bón vôi và phơi ải thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng.

Việc làm sạch cỏ, xử lý mầm bệnh triệt để nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới mức tối đa có khả năng xuất hiện. Ngoài ra, chú ý tới hệ thống thoát nước cho đất trồng vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện sinh trưởng tốt.

Yêu cầu ở mật độ trồng ớt ngọt

Từng loại cây trồng tuân thủ mật độ riêng giúp tạo điều kiện lý tưởng nhất cho cây phát triển, lớn lên khỏe mạnh và cho năng suất cao. Trong đó mật độ tiêu chuẩn cần đảm bảo cho canh tác cây ớt ngọt chính là:

  • Mỗi luống trồng thành 2 hàng cây ớt ngọt khoảng cách giữa hàng cách hàng là 5cm, cây cách cây khoảng 50cm.
  • Mật độ tiêu chuẩn khi trồng ớt ngọt sẽ khoảng từ 2800 – 3000 cây/1000m2 là hợp lý.

Kỹ thuật trồng ớt ngọt đúng tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng ớt ngọt đúng tiêu chuẩn
Kỹ thuật trồng ớt ngọt đúng tiêu chuẩn

Quá trình trồng ớt ngọt cần tiến hành qua nhiều công đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong đó các bước chính cần thực hiện chính là:

  • Ngâm ủ hạt giống: hạt giống đạt chuẩn, khả năng kháng bệnh tốt sau khi đã mua về chúng ta ngâm trong nước ấm 50 độ C trong khoảng từ 6 – 10 tiếng. Việc ngâm trước khi gieo giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm hơn.
  • Gieo hạt: sau khi đã ngâm đủ thời gian thì lúc này tiến hành gieo hạt vào các khay ươm. Nếu không chuẩn bị được khay ươm chúng ta có thể cân nhắc dùng hộp nhựa có đục lỗ để gieo hạt như bình thường. Hạt sau khi gieo tiến hành phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 1cm và tưới nhẹ nước.
  • Trồng cây: quá trình gieo hạt sau khi thực hiện được khoảng 30 – 35 ngày tuổi thì lúc này tiến hành trồng lên luống đã làm trước đó cần tiến hành. Đảm bảo cây trồng theo đúng mật độ tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật giúp cây con có khả năng phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh. Dùng bay xới nhẹ nhàng vào các lỗ đã đục sẵn sau đó đặt cây con vào bên trong, tưới nhẹ tại vị trí gốc sau khi đã lấp đất giúp gốc cây chặt hơn.

Lưu ý trong chăm sóc ớt chuông

Lưu ý trong chăm sóc ớt chuông
Lưu ý trong chăm sóc ớt chuông

Chăm sóc cây ớt ngọt không quá phức tạp song đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu một cách chi tiết, áp dụng chuẩn xác. Chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh.

Tưới nước

Tưới nước đều đặn và thường xuyên nhằm giúp duy trì được độ ẩm thích hợp. Việc kiểm tra độ ẩm cho canh tác cây ớt ngọt cần tiến hành đều đặn hàng ngày. Độ ẩm khoảng 70 – 80% là hợp lý để đảm bảo rễ cây không bị ngập úng gây chết cây, hoặc khiến mầm bệnh có điều kiện phát triển, sinh sôi.

Tỉa nhánh

Cây ớt ngọt khi trồng phát triển tới chiều cao khoảng 20cm thì lúc này việc tỉa bớt nhánh cần được thực hiện. Tỉa đi những cành ở phía dưới, cũng như những lá ở phần thân giúp cây phân tán rộng rãi, đồng thời cũng giúp phần gốc thông thoáng, tránh tình trạng ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện.

Yêu cầu trong bón phân khi trồng ớt ngọt

Yêu cầu trong bón phân
Yêu cầu trong bón phân khi trồng ớt ngọt

Tiến hành bón phân giúp cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy cây phát triển, cho quả đạt năng suất cao. Khi trồng ớt ngọt đòi hỏi người nông dân, hay mỗi gia đình cần cân nhắc sử dụng lượng phân bón thích hợp cho từng đợt. Cụ thể là:

Bón lót

Việc bón lót cần tiến hành vào thời điểm làm đất để làm giàu dưỡng chất, giúp đất trồng trở nên màu mỡ hơn. Chúng ta sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1 với khoảng 50 – 70kg/ 1000m2/ lần.

Bót thúc

Thực hiện bón thúc khi trồng ớt ngọt cần tiến hành theo từng đợt, vào thời điểm thích hợp. Nó đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện lớn lên khỏe mạnh, có được năng suất cao như ý.

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm tiến hành bón thúc lần đầu tiên là sau khi trồng cây con từ 10 – 12 ngày bằng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc lần 2: Sử dụng từ 20 – 30kg/ 1000m2 phân NPK Hà Lan 20-20-15 vào khoảng thời gian sau lần bón thúc đầu tiên khoảng 12 – 15 ngày.
  • Bón thúc lần 3: Thực hiện bón thúc lần cuối cùng vào thời điểm sau lần thứ hai khoảng 20 ngày. Sử dụng phân bón NPK Hà Lan 17-7-17 với khoảng 20 – 30kg/ 1000m2 .

Bón thúc đầy đủ trong từng giai đoạn, đồng thời yêu cầu cần tiến hành vun xới, làm cỏ sau mỗi lần bón. Đây là cách giúp tạo điều kiện lý tưởng nhất cho cây ớt ngọt sinh trưởng, cho năng suất cao như mong muốn.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho ớt chuông

Thường thì khi trồng ớt chuông không có quá nhiều bệnh hại xuất hiện. Tuy nhiên, việc phòng trừ cũng cần chú ý tuân thủ đầy đủ, có những lưu ý riêng cần tìm hiểu đầy đủ. Nó giúp chúng ta có thể chủ động trong việc trồng ớt ngọt cho năng suất cao.

  • Đảm bảo làm cỏ sạch sẽ giúp cây trồng có được độ thông thoáng ở không gian sống, phát triển. Đó là cách giúp giảm thiểu mầm bệnh xuất hiện.
  • Chú ý tới việc ngăn ngừa chuột có khả năng phá hoại cây trồng bằng cách thức thích hợp tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây trồng.
  • Thực hiện phun thuốc định kì giúp phòng trừ nhiều loại bệnh có khả năng xuất hiện, lây nhiễm trên diện rộng.
  • Khi có bệnh hại xuất hiện cần nhanh chóng xử lý bằng cách loại bỏ cây bệnh nghiêm trọng, đồng thời cũng sử dụng loại thuốc trừ sâu chuyên dụng phù hợp.

Kết luận

Với mỗi  một loại cây trồng cụ thể đòi hỏi chúng ta phải trồng, canh tác với những tiêu chuẩn và kỹ thuật riêng. Với cây ớt ngọt khi canh tác có thể tuân thủ được tiêu chuẩn kỹ thuật giúp quá trình trồng, thu hoạch đạt hiệu quả cao, có được lợi ích kinh tế lớn nhất. Nắm bắt kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt ngọt chi tiết giúp người nông dân có được kinh nghiệm, kiến thức hữu ích để áp dụng canh tác.