Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu

Ớt nhưng không có vị cay, thậm chí đa số còn mang vị thanh ngọt nhẹ chính là đặc điểm gợi nhớ đến ớt sừng trâu. Giống ớt này cho năng suất kinh tế cao, giá bán ổn định, hình thức đẹp và giàu chất dinh dưỡng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu được chia sẻ bởi chủ nông trại trồng loại ớt này lâu năm và chuyên gia khuyến nông.

Giá trị kinh tế của ớt sừng trâu

Ớt sừng trâu còn được gọi với tên khoa học là Capsicum annuum L. Đây là giống ớt mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã được gieo trồng trên nhiều tỉnh thành. Người dân Việt vô cùng chào đón thực phẩm này. Biểu hiện là ớt sừng trâu được chế biến thành nhiều món ngon trên mâm cơm Việt.

Ớt sừng trâu được nghiên cứu là mang lại lợi ích dinh dưỡng tốt. Trong ớt chứa nhiều vitamin C, A, B6. Những vi chất có lợi như magie, natri, sắt, canxi, kali. Đặc biệt, khi ớt sừng có màu xanh sẽ chứa nhiều hợp chất capsaicin tự nhiên. Hợp chất này có tác dụng giảm cơn đau do chấn thương khớp, đau lưng ha bong gân.

Ớt sừng trâu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng. Giá của quả ổn định trong khoảng 15,000 – 30,000 VND/kg. Năng suất của cây trung bình khoảng 3kg cây. Với những chi phí bỏ ra so với giá bán hiện tại, anh Vĩnh Phúc – chủ của nông trại ớt sừng trồng khoảng 30,000 cây đánh giá là mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị trước khi trồng ớt sừng trâu

Chuẩn bị đất

Chọn đất và khu vực trồng ớt sừng trâu cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp. Một vài loại đất phù hợp để trồng là đất cát pha, đất phù sa ven sông, đất màu canh tác lúa, đất thịt pha sét.
  • Đất trung tính hoặc ít nhiễm phèn mặn, pH trong khoảng 5.5 – 7. Đất có hàm lượng dinh dưỡng sẵn có.
  • Ớt sừng trâu là loài thực vật háo nước. Do vậy, nguồn nước tưới cho cây cần dồi dào và ổn định.
  • Đất trồng nên được luân canh giữa các loài thực vật khác nhau như lúa, bắp, khoai tây, khoai lang… Nếu ruộng trồng các giống cây thuộc họ cà như cà tím, cà chua, ớt… thì cần xử lý đất như cày ải, rắc vôi sống khô để tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất.

Kỹ thuật làm đất trồng cây: 

Đất trồng ớt sừng trâu cầu được cày sâu và phơi khô ải thật kỹ. Bạn nên rắc vôi để khử nấm bệnh. Ớt dễ dàng bị nhiễm bệnh khiến mất năng suất thu hoạch. Do đó, xử lý đất càng kỹ thì khả năng cây sinh trưởng, phát triển tốt càng cao.

Để trồng được cây chuẩn, bạn cần chuẩn bị mặt luống. Luống ớt đầu trâu có đặt điểm là cao và rộng. Mặt luống được thiết kế rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm, trồng ở thành hai hàng theo chiều dọc. Rãnh thoát nước và để di chuyển rộng 40cm.

Ươm hạt

Ngâm ủ hạt giống ớt sừng trâu, thông thường thùi lượng hạt giống cho 1ha đất trồng ớt sừng trâu sẽ rơi vào khoảng 150 – 200g/ha. Với khối lượng này, cây giống sẽ rơi vào khoảng 33,000 – 35,000 cây con.

Ngâm hạt giống trong nước sạch, ấm, trung tính trong 6 – 8 giờ. Sau đó vớt hạt rồi ngâm trong dung dịch nước trừ nấm Funomyl. Pha dung dịch theo liều lượng 1g Funomyl với 1 lít nước sạch trong 30 phút. Sau đó vớt sạch và ủ trong khăn ẩm. Chọn vị trí ủ hạt râm mát, nhiệt độ 25 – 18 độ C. Thường xuyên tưới nước hoặc bọc trong bọc nilon để tránh thoát hơi nước.

Sau khoảng 48 giờ, hạt giống sẽ nảy mầm gần như hoàn toàn. Tỷ lệ nảy mầm của ớt sừng trâu cao >95%. Đem hạt đã nứt vỏ, thoát một chút rễ đi gieo.

Gieo cây giống ớt sừng trâu: Đất để gieo hạt cần có đặc điểm là mặt tơi xốp và đã được trộn đều với phân chuồng hoai mục. Sau khi trải hạt giống đều lên mặt đất, người gieo tiến hành lấp mặt luống lớp phân chuồng mỏng, đã hoai và sàng kỹ.

Tiếp tục trải lên mặt lớp đất tơi mỏng. Bỏ những cục đất to vì có thể làm cây giống bị cong hoặc lấp không cho mầm đâm lệch. Kiến thích ăn hạt cây giống nên người gieo cần rắc một chút thuốc diệt kiến như Basudin để xua đuổi.

Kỹ thuật trồng ớt sừng trâu

Trồng cây con

Sau 25 – 35 ngày gieo, cây mọc được 4 – 5 lá thật thì có thể xúc mang đi trồng. Nên lựa chọn những cây tươi tốt, đứng thẳng, lá xanh, chồi khỏe, không có dấu hiệu bị bệnh.

Ớt sừng trâu được trồng theo 2 hàng/luống. Trên 1 luống, ở mùa khô, theo chiều dọc cây cách cây 0.6m, hàng cách hàng 0.6m. Trong mùa mưa, cây cách cây và hàng cách hàng trên cùng 1 luống là 0.7m.

Chăm sóc ớt sừng trâu

Bón phân

Việc bón lót cần tiến hành vào thời điểm làm đất để làm giàu dưỡng chất, giúp đất trồng trở nên màu mỡ hơn. Bà con sử phân hữu cơ như: Organic 1, Organic Gold bón khoảng 50 – 70kg/ 1000m2/ lần.

Sau khi trồng ớt được 10 ngày, rễ đã quen đất và cây phát triển thêm được khoảng 3 – 5 lá tiến hành bón thúc lần 1 và xới đất.  Trong lần bón thúc đầu tiên sử dụng phân NPK Hà Lan 20 – 20 -15. Khi bón, bạn nên cho lên bề mặt đất, xa gốc cây sau đó xới đất phủ lên phân bón.

Bón thúc giai đoạn 2, 3, 4  thì lượng bón phân của từng giai đoạn sẽ chia đều phần phân bón NPK còn lại sau khi bón thúc lần 1. Trong 3 giai đoạn nuôi quả phát triển, nếu quả bị thối đuôi thì chủ trang trạng cần bổ sung thêm canxi bằng muối CaCl2 cho cây. Pha muối CaCl2 với nước và phun định kỳ 8 – 10 ngày/lần.

Tưới nước

Khi trồng mùa mưa, bạn cần đảm bảo ruộng có khả năng thoát nước tốt. Mùa nắng cây cần được tưới nước đầy đủ. Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa, kết quả, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng để tránh rụng bông, rụng trái.

Tỉa nhánh

Nếu ớt sừng phát triển cành con quá nhiều, bạn cần tỉa bớt lá và nhánh con để cây bớt phân tán rộng, tạo khoảng trống cho cây. Nếu lá quá xum xuê sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho sâu bệnh.

Làm giàn

Ớt sừng có thể đạt được độ cao từ 70 – 100cm. Do đó, bạn cần làm giàn để cố định cây. Giúp cây đứng thẳng và vững chắc khi gặp gió bão. Giàn được làm bằng cây tre, gỗ, nứa kết hợp với dây nilon. Mỗi hàng cắm hai trụ cây lớn ở mỗi đầu. Chăng dây từng đầu này đến đầu kia của luống. Mỗi cây sẽ cắm 1 cây trụ nhỏ xuyên qua tâm của tán lá để làm cột chống đỡ.

Phòng trừ các tác động của môi trường

Khi trồng ớt, bạn có thể sử dụng màng phủ luống nông nghiệp để ngăn chặn cỏ đồng thời giúp ẩm đất tốt. Màng nên có chiều ngang 1.2m để bao phủ rộng toàn luống. Để tránh được các tác động của môi trường như mưa, gió, ánh nắng, sương giá, bạn nên sử dụng lưới chống nắng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho ớt sừng trâu

Giống ớt sừng trâu thường thường bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nếu đất trồng không được xử lý tốt. Đó là lý do công tác chuẩn bị đất như cày ải, phơi khô, rắc vôi cần được thực hiện tốt từ đầu.

Ớt sừng trâu hay có muội trắng tập trung dưới tán lá. Để phòng trừ, bạn có thể dùng lưới chống côn trùng hoặc phun thuốc muội.

Nội dung bài viết đã hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu trong thực tế. Giai đoạn chuẩn bị đất và chăm sóc cây khi ra hoa, đậu quả vô cùng quan trọng để chất lượng quả đồng đều, to, đẹp. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi trồng các loại cây trái.