Quýt hồng hiện nay được đưa vào trồng với diện tích lớn để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của từng người dùng, mỗi gia đình. Thông thường thì quý hồng được trồng chủ yếu bằng cách chiết cành giống. Dù áp dụng theo phương pháp canh tác nào thì tuân thủ đúng kỹ thuật, đúng quy trình trồng và chăm sóc cũng là điều cần được đặc biệt chú ý. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt hồng giúp mỗi hộ nông dân chủ động hơn trong quá trình canh tác giống cây trồng này.
Yêu cầu trước khi trồng quýt hồng
Lựa chọn đất trồng phù hợp
Trồng quýt hồng yêu cầu ở đất trồng cần đảm bảo độ thông thoáng, đột tơi xốp với khả năng thoát nước tốt. Ưu tiên sử dụng đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, trong độ độ pH tiêu chuẩn duy trì khoảng 5.5 – 7.0 là hợp lý. Bên cạnh đó, yêu cầu về hàm lượng hữu cơ tối thiểu từ 3% trở lên.
Sử đụng đất trồng thích hợp đảm bảo giúp quá trình canh tác cây quýt hồng diễn ra thuận lợi, đạt năng suất cao để có được giá trị kinh tế lý tưởng.
Chọn giống trồng
Hiện nay giống cây chủ yếu được nhân giống bằng các nhánh chiết từ cây giống địa phương là chủ yếu. Yêu cầu với nhánh chiết được lựa chọn cần sử dụng từ cây mẹ có độ tuổi từ 5 năm trở lên, cây khỏe mạnh, sai trái, sạch bệnh và có khả năng cho trái to.
Cây mẹ được lựa chọn để chiết cành cần cho trái mang đầy đủ đặc trưng của giống. Từ cây giống chất lượng, được lựa chọn cẩn trọng mới đảm bảo cây trồng có được điều kiện canh tác thuận lợi, cho năng suất cao, chất lượng.
Kỹ thuật trồng quýt hồng tiêu chuẩn
Làm đất và lên luống
Tiến hành xới xáo, làm đất kỹ lưỡng giúp cải thiện được độ tơi xốp cho đất trồng. Song song với đó việc làm cỏ, diệt mầm bệnh cần thực hiện đầy đủ trước khi bắt đầu quá trình canh tác giống cây này.
Khi trồng cây quýt hồng cần tiến hành làm luống và lên liếp đầy đủ. Mục đích chính của việc nâng cao tầng canh tác chính là giúp cây trồng giảm thiểu được nguy cơ bị ngập úng trong điều kiện thời tiết mùa mưa. Yêu cầu với mương tưới tiêu nước chiều rộng khoảng 1 – 2m, đảm bảo chiều cao ngang liếp duy trì khoảng 5 – 9m. Đồng thời vườn trồng cần có đê bao quanh giúp chống lũ hiệu quả và triệt để.
Sau khi tiến hành làm đất, đào hố trồng cần hoàn thành việc bón lót đầy đủ trong quá trình làm đất. Bón lót, đảm bảo việc phơi ải tối thiểu 20 ngày trước khi trồng giúp quá trình trồng thuận lợi, cây phát triển nhanh chóng.
Cách trồng quýt hồng
Kỹ thuật trồng cây quýt hồng không quá phức tạp mà chúng ta dễ dàng có thể áp dụng được một cách dễ dàng. Trồng cây đúng quy trình giúp cây con có được điều kiện để phát triển suôn sẻ và thuận lợi hơn rất nhiều.
- Chuẩn bị trước khi đặt cây con: chuẩn bị mô trên liếp trồng yêu cầu có chiều cao khoảng 40 – 60cm, đường kính mô là 60 – 80cm. Tiến hành đào hố trồng ở giữa mô, bón lót trước khi đặt cây con vào trồng.
- Đặt cây con: cây con chúng ta tiến hành đặt vào vị trí giữa mô, đảm bảo mặt bầu nằm ngang so với mặt mô. Ngay sau đó ém đất chặt vào vị trí xung quanh gốc, đồng thời cắm cọc cho cây nhằm giữ cho gốc cây chặt, không bị lung lay khi có tác động từ bên ngoài. Quá trình trồng sau khi hoàn thành cần tưới đẫm, cung cấp đủ nước, duy trì được độ ẩm lý tưởng cho đất trồng. Duy trì được mật độ trồng tiêu chuẩn là 3 x 4m, hay 4 x 4m, tương đương với mật độ khoảng 600 – 700 cây/ha.
Cách chăm sóc cây quýt hồng năng suất cao
Quá trình chăm sóc cây quýt hồng sau khi trồng có một vài yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được chú ý áp dụng. Chăm sóc kỹ càng, toàn diện giúp cây trồng có khả năng sinh trưởng thuận lợi, phát triển nhanh chóng và sớm cho trái.
Vét mương bồi liếp
Tiến hành việc vét bùn có kết hợp với tạo khô hạn giúp xử lý quá trình ra hoa tốt, có được sự chủ động. Công tác vét bùn cần thực hiện vào khoảng tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm. Lớp bùn tiêu chuẩn để lại có độ dày khoảng 2cm là hợp lý nhất.
Trong quá trình vét bùn bồi liếp cần đảm bảo tuyệt đối không bồi bùn lấp kín vị trí mặt gốc. Bộ rễ của quýt hồng yêu cầu vẫn cần có không khí để hô hấp trong quá trình xử lý ra hoa. Bởi thế, việc vét mương bồi liếp cần tiến hành cẩn trọng, đạt tiêu chuẩn.
Trồng cây che mát và chắn gió
Khi trồng giống cây này việc xây dựng hàng cây để chắn gió là hết sức cần thiết. Nó giúp ngăn chặn đáng kể được quá trình di chuyển của sâu bệnh xâm nhập vào vườn trồng theo gió. Không chỉ vậy, đây còn là cách giúp tạo tiểu khí hậu lý tưởng cho vườn trồng, hạn chế được những thiệt hại do gió bão gây ra.
Có nhiều loại cây khác nhau nên cân nhắc để chắn gió, che mát cho vườn trồng quýt hồng. Trong đó thường sẽ là một số loại như tràm, dâm bụt,….
Giữ ẩm
Sử dụng rơm rạ, cỏ,… rải đều cách gốc khoảng 20cm. Nó giúp việc giữ ẩm trong điều kiện nắng nóng hiệu quả, đồng thời cũng giúp hạn chế cỏ dại mọc, phát triển. Không những vậy, rơm rạ sau khi phân hủy sẽ chính là nguồn dinh dưỡng giá trị, hữu ích cho cây.
Đối với vườn trồng quýt hồng ở thời kì kiến thiết cơ bản nên cân nhắc trồng thêm hoa màu đan xen giúp hạn chế nguy cơ đất bị xói mòi, cũng giúp mỗi hộ nông dân có thêm thu nhập. Trong khi đó, ở thời kì khai thác thì việc quản lý cỏ dại được ưu tiên hơn là làm sạch toàn bộ cỏ. Nó giúp việc chống xói mòn, tránh khô hạn được hỗ trợ tốt hơn.
Quản lý nước
Yêu cầu với chất lượng nước cần đáp ứng được chỉ tiêu trong mục 15, 16 của phụ lục 4 mới giup quá trình tưới tắm cho cây quýt hồng đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn. Mùa khô tưới nước thường xuyên, tránh để tình trạng thiếu nước ảnh hưởng tới phát triển của cây.
Song song với đó việc tạo rãnh thoát nước cần được tiến hành đầy đủ, kịp thời mỗi khi mùa mưa tới nhằm hạn chế nguy cơ bị ngập úng. Duy trì được mực nước ổn định ở rãnh trồng, cách mặt nước khoảng 60 – 80cm là hợp lý nhất.
Tiêu chuẩn trong bón phân cho cây quýt hồng
Bón phân khi trồng mọi loại cây đều là điều quan trọng cần được đảm bảo. Đối với bón phân cho cây quýt hồng yêu cầu cần đảm bảo:
Bón lót
Thực hiện bón lót cho đất trồng cây quýt hồng cần tiến hành trước khi đặt cây con. Sử dụng 1 – 3kg/ gốc trồng bằng phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân bón hữu cơ 3 con gà cho quá trình bón lót. Tiến hành bón lót, phơi ải trước khi trồng cây giống khoảng 20 ngày để có điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho cây trồng.
Bón thúc
Bón thúc cho cây quýt hồng yêu cầu cần cân đối dựa trên năm tuổi. Lúc đó cây trồng mới được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, phù hợp để sinh trưởng thuận lợi.
Giai đoạn từ 1 – 3 năm tuổi
Bón phân trong giai đoạn kiến thiết của cây sẽ chia làm nhiều đợt. Mỗi năm sẽ chia làm 4 – 6 đợt mỗi năm. Qua đó cây trồng được cung cấp dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ để quá trình phát triển kiến thiết nhanh chóng, sớm cho trái.
Sử dụng một số loại phân bón như NPK Hà Lan 20-20-15+TE hoặc NPK Hà Lan 16-16-8,… để áp dụng cho quá trình bón thúc trong giai đoạn kiến thiết đầu tiên. Sử dụng liều lượng khoảng 0.3 – 0,5kg/ gốc trồng là hợp lý.
Tiến hành bón thúc cho cây trồng trên 1 năm tuổi chúng ta bón trực tiếp vào gốc giúp cây phát triển mạnh hơn. Cuốc rãnh quanh gốc với chiều sâu 10 – 15cm, chiều rộng là 10 – 20cm để bón phân, lấp đất và tưới nước để hoàn thành.
Giai đoạn từ 3 năm tuổi trở lên
Tiến hành bón thúc đầy đủ vào các giai đoạn sau khi thu hoạch, khi ra hoa, và khi nuôi trái. Sử dụng phân NPK Hà Lan 20-20-15, NPK Hà Lan 15-15-15+TE, hoặc NPK Hà Lan 16-9-21,… với lượng sử dụng là 0.5 – 1kg/ gốc trồng.
Ở giai đoạn này song song với bón thúc chúng ta cần kết hợp với dùng phân bón lá. Phun từ 4 – 5 lần/ vụ trong giai đoạn sau khi cây đậu trái, bắt đầu phát triển để cây sinh trưởng nhanh chóng. Mỗi lần phun yêu cầu cần cách nhau khoảng 15 – 20 ngày.
Xem thêm: Cẩm nang sử dụng phân bón cho cây ăn trái, đặc biệt cây có múi
Kết luận
Trồng cây quý hồng có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt hồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sớm cho trái với thành phẩm đạt phẩm chất tốt. Thu hoạch năng suất đem lại lợi ích kinh tế cao, cải thiện được nguồn thu cho mỗi gia đình.