Cải cúc là loại rau thông dụng được con người đưa vào canh tác phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Đối với giống cây trồng này có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cải cúc để áp dụng cho diện tích canh tác của gia đình tốt hơn.
Thời vụ chính trồng cải cúc
Cải cúc là giống rau có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái khác nhau, một cách hiệu quả. Trong đó cụ thể các vụ chính là:
- Vụ trồng Đông Xuân sẽ gieo hạt khoảng 10 – 11 và thu hoạch vào tháng 2 – 3 năm sau.
- Vụ Xuân hè bắt đầu gieo hạt khoảng tháng 4 – 5 và rau cho thu hoạch vào tháng 8 – 9.
Chuẩn bị làm đất trước khi trồng cải cúc
Đất trồng cải cúc thích hợp nhất là dạng cát pha, thịt nhẹ với độ mùn cao, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Tiêu chuẩn cho đất canh tác duy trì độ pH trong khoảng từ 5.5 – 6.5 là thích hợp.
Với diện tích trồng cải cúc trước khi bước vào mùa vụ cần được thực hiện cày xới kỹ càng, dọn sạch sẽ cỏ dại và tàn dư của mùa canh tác trước đó. Sau khi làm đất thực hiện việc rắc vôi, bón lót.
Trên diện tích ruộng trồng cải cúc yêu cầu bà con cần đánh thành luống với: chiều cao 20 – 25cm, đồng thời độ rộng mặt luống là 1 – 1.2m. Diện tích canh tác cần hoàn thiện đầy đủ hệ thống thoát nước đạt chuẩn.
Yêu cầu về điều kiện canh tác cải cúc
Tiêu chuẩn về ngoại cảnh khi được đảm bảo giúp quá trình canh tác giống cây trồng này có được kết quả cao. Theo đó, những yêu cầu chính bà con cần chú ý đáp ứng cho quá trình canh tác rau cải cúc là:
Ánh sáng
Cải cúc là giống rau ngắn ngày, ưa sáng thường trên 14 giờ hàng ngày. Bởi thế, để cây sinh trưởng tốt, cho thành phẩm cao thì việc chiếu sáng bổ sung cần chú ý thực hiện.
Nhiệt độ
Giống cây này có khả năng sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 20 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 10 độ C, hoặc cao hơn 35 độ C sẽ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới quá trình phát triển.
Độ ẩm
Độ ẩm lý tưởng cho đất trồng cải cúc sẽ là 70 – 80%. Kiểm soát tốt độ ẩm giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc sâu bệnh hại.
Thổ nhưỡng
Cải cúc là giống rau sở hữu bộ rễ phát triển cạn. Yêu cầu với đất trồng cầu giàu dưỡng chất, độ tơi xốp cao.
Kỹ thuật trồng cải cúc tiêu chuẩn
Quá trình trồng cây cải cúc tuân thủ những tiêu chuẩn, yêu cầu ảnh hưởng tới hiệu quả sinh trưởng và thành phẩm khi thu hoạch. Trong đó, kỹ thuật cơ bản cần đảm bảo sẽ là:
Tiêu chuẩn ở hạt giống
Lựa chọn giống rau F1 với thành phẩm đạt chất lượng cao, sinh tưởng tốt trên mọi điều kiện cụ thể khác biệt. Cân nhắc chọn mua hạt giống tại cơ sở cung cấp uy tín nhằm kiểm soát tốt được chất lượng.
Quy trình gieo hạt trồng cải cúc
Với hạt giống cải cúc sau khi đã mua về bà con cần xử lý, tiến hành ngâm ủ và gieo hạt theo đúng quy trình là:
- Hạt cải cúc sau khi mua v ề chúng ta tiến hành gieo trực tiếp lên mặt luống đã chuẩn bị trước đó.
- Hạt cải cúc cần gieo trên những hàng vạch đã vạch sẵn trên luống trồng, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0.5cm.
- Tưới nước bằng bình phun tia nhẹ nhàng cho đẫm mặt luống sau khi đã gieo hạt, cuối cùng là phủ lên tấm plastic màu.
- Sau khoảng 5 – 7 ngày khi hạt giống đã nảy mầm thì dỡ bỏ tấm đậy cần được tiến hành để cây đón ánh sáng.
Chăm sóc vườn trồng rau cải cúc
Cải cúc là giống rau quen thuộc với kỹ thuật canh tác khá đơn giản. Việc chăm sóc vườn trồng cải cúc không có quá nhiều tiêu chuẩn, cơ bản chính là:
Yêu cầu trong làm cỏ
Cần được thực hiện đều đặn và thường xuyên nhằm kiếm soát được độ thông thoáng, sạch sẽ cho vườn trồng. Làm cỏ cho vườn trồng cải cúc liên tục để tránh cỏ dại tranh dinh dưỡng, cũng giảm nguy cơ mầm bệnh xuất hiện tốt hơn.
Thông thường, làm cỏ cho diện tích trồng cải cúc bà con cần làm thủ công bằng tay. Dọn sạch cỏ đều đặn, nên kết hợp mỗi lần bón phân để có được hiệu quả cao nhất.
Tiêu chuẩn trong tưới nước
Trồng cải cúc yêu cầu cần giữ ẩm tốt cho đất. Việc tưới nước cần thực hiện đều đặn hàng ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Tưới đủ nước, trong điều kiện thời tiết dâm mát nhằm bảo vệ cho quá trình sinh tưởng của cây.
Chiếu sáng bổ sung
Là giống cây trồng ưa sáng, bởi thế canh tác cải cúc bà con cần chú ý tới việc chiếu sáng bổ sung. Có thể thắp thêm điện trên diện tích vườn trồng 3 – 4h/ ngày giúp cây sinh tưởng tốt hơn nữa.
Tỉa cây trên luống
Cải cúc do gieo trực tiếp bằng hạt nên tình trạng mọc thưa, mọc dày có thể xuất hiện không ổn định. Sau khoảng 2 tuần gieo hạt lúc này cần tỉa ở khu vực có cải cúc mọc quá dày. Tỉa bớt sử dụng làm rau mầm vừa cho thu hoạch, lại giúp đảm bảo ở mật độ để các cây còn lại phát triển nhanh chóng hơn.
Tiêu chuẩn trong bón phân cây cải cúc
Bón phân cho trồng cây rau cải cúc cần tiến hành đầy đủ các công đoạn bón lót và bón thúc. Mỗi công đoạn có những yêu cầu riêng, cụ thể chính là:
Bón lót
Bón lót khi trồng cải cúc được thực hiện trong quá trình làm đất. Sau khi làm đất, dọn cỏ xong xuôi thì bón trực tiếp phân bón hữu cơ Organic Gold với liều lượng 50 – 70kg/ 1000m2.
Việc bón lót kết hợp với rắc thêm vôi bột khử chua, khử khuẩn cho đất trồng. Lúc này, để ủ hoai mục tối thiểu sau 10 – 15 ngày mới bước vào vụ canh tác mới.
Bón thúc
Thông thường, đối với bón thúc cho vườn trồng rau cải cúc thực hiện 2 lần trong suốt quá trình. Cụ thể các đợt bón thúc sẽ là:
- Bón thúc lần đầu tiên: Rau cải cúc sau khi trồng được khoảng 1 tuần thì việc bón thúc cần thực hiện lần đầu tiên. Bà con sử dụng phân bón Hà Lan NPK 20-20-15+TE với liều lượng thực tế là 20 – 30kg/ 1000m2 canh tác.
- Bón thúc lần thứ hai: Thời điểm hạt giống được gieo khoảng 2 tuần lúc này cây con mọc được khoảng 2 – 3 lá thật thì bón thúc lần 2 cần được thực hiện. Bà con dùng liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2 với phân bón NPK Hà Lan 15-15-15+TE.
Chăm sóc cho tới khoảng 25 – 30 ngày thì thu hoạch rau cải cúc có thể thực hiện. Việc thu hoạch quá muộn có thể khiến cây rau quá già, không đảm bảo chất lượng như mong muốn.
Canh tác rau cải cúc cung cấp lượng rau sạch thiết yếu cho bữa ăn của từng gia đình. Tìm hiểu và áp dụng theo đúng kỹ thuật để có được hiệu quả canh tác cao. Trồng cải cúc cho thu hoạch lớn để có được nguồn thu lớn hàng tháng và đều đặn hàng ngày.