Rau chân vịt – rau bina được đánh giá cao với hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người. Rau chân vịt được nhiều gia đình ưa chuộng nên canh tác giống rau này càng trở thành lựa chọn tiềm năng. Bà con khi lên phương án trồng rau bina có thể tham khảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc tiêu chuẩn qua bài viết để áp dụng một cách dễ dàng.
Điều kiện sinh tưởng lý tưởng cho rau chân vịt
Rau chân vịt, rau bina, hay cải bó xôi là giống rau sạch được yêu thích tại nhiều gia đình. Canh tác giống rau này cần đáp ứng một vài yêu cầu, tiêu chuẩn chính là:
- Nhiệt độ: là giống rau xứ lạnh với điều kiện sinh trưởng tốt trong khoảng từ 18 – 20 độ C, tốc độ phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 10 độ C song vẫn có thể sống sót ngay cả khi âm dưới 10 độ.
- Ánh sáng: là giống cây ưa ánh sáng nhẹ, ưa bóng râm với khả năng sinh trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ.
Thời vụ thích hợp trồng rau chân vịt
Khi lựa chọn trồng rau chân vịt bà con nên cân đối ở mùa vụ lý tưởng nhất là:
- Vụ sớm bắt đầu gieo từ tháng 9 – 10.
- Vụ chính gieo vào khoảng trung tuần tháng 10 tới trung tuần tháng 11.
- Vụ muộn Đông Xuân gieo từ tháng 12 – 1 năm sau.
- Vụ Xuân bắt đầu gieo vào trung tuần tháng 1 tới đầu tháng 2.
Chuẩn bị đất trồng rau chân vịt – rau bina
Yêu cầu tiêu chuẩn với đất canh tác rau chân vịt đảm bảo độ tơi xốp, nên ưu tiên đất Tribat, giá thể trên nền hữu cơ, hoặc có thể là đất phù sa. Trên diện tích đất trồng yêu cầu cần được làm sạch cỏ, cày bữa kỹ càng, bón lót bằng phân hữu cơ, phân ủ hoai mục.
Sau khi lầm đất bà con tiến hành ủ hoai mục trong thời gian tối thiểu 15 ngày. Sau đó, việc gieo trồng rau bina mới có thể thực hiện.
Hướng dẫn cách gieo trồng rau chân vịt
Hiện nay, có 2 cách khác nhau được áp dụng khi trồng rau chân vịt mà bà con nên tham khảo. Cụ thể kỹ thuật của từng cách gieo trồng chính là:
Trồng rau chân vịt bằng gieo hạt
Quy trình gieo hạt trồng rau chân vịt bà con cần thực hiện tuần thự theo các bước. Cụ thể sẽ là:
- Hạt giống khi đã mua về cần được ngâm trong nước ấm từ 3 – 4h đồng hồ theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh.
- Việc ngâm hạt giống sau khi hoàn thành lúc này bà con mang ra rửa sạch lại bằng nước lạnh và để ráo nước.
- Mang hạt giống đem gieo trực tiếp xuống luống trồng đã quy hoạch hoàn thiện trước đó. Mật độ hạt gieo đảm bảo hạt cách hạt là 7cm, hàng cách hạt 10 – 12cm.
- Sau khi gieo xong hạt giống phủ lên trên cùng một lớp đất mỏng 2cm, tưới đẫm nước cho luống trồng.
Canh tác rau chân vịt bằng trồng cây
Cây con chúng ta có thể mua sẵn về giúp quá trình trồng dễ dàng hơn. Mang cây con ra ruộng trồng sau đó trồng với khoảng cách cây cách cây 15cm, đồng thời hàng cách hàng 10 – 12cm. Mỗi cây khi trồng cần đảm bảo nén chặt gốc tránh tình trạng bị đổ, cây không thể bén rễ và phát triển.
Cách chăm sóc cây rau chân vịt
Chăm sóc đơn giản song cần được cập nhật và tuân thủ đầy đủ. Lúc này, trồng rau chân vịt mới cho thành phẩm đạt chuẩn, đồng thời cũng có được năng suất cao:
Trồng xen
Trên diện tích trồng rau chân vịt chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc trồng xen một vài loại rau khác. Cải, cải xoăn, hành, củ cải,. Rau diếp, hay cần tây,… giúp gia tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, bà con cần chú ý trồng xen với mật độ phù hợp không ảnh hưởng tới sinh trưởng của rau bina.
Tưới nước
Thời gian đầu khi mới gieo hạt, hoặc khi mới trồng cây con cần đều đặn tưới nước 1 – 2 lần/ ngày. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà lượng nước, số lần tưới hàng ngày cần cân đối thích hợp. Kiểm soát được độ ẩm trong đất giúp rau bina sinh trưởng tốt hơn. Ưu tiên sử dụng nước giếng khoan khi tưới, đồng thời tưới theo dạng phun mưa tránh ảnh hưởng tới từng cây rau.
Làm cỏ
Sau khoảng 10 – 15 ngày trồng việc xới xáo đất, làm cỏ gốc cần được thực hiện. Nhổ cỏ, vun gốc sẽ tạo điều kiện giúp rau chân vịt sinh trưởng nhanh chóng, sớm cho thu hoạch với năng suất cao tối đa.
Phòng tránh sâu bệnh
Phòng trạnh sâu bệnh bằng một vài dung dịch thảo dược. Từ đó sâu bệnh hại được giảm thiểu xuống mức tối đa. Đồng thời, bà con cần chú ý tới việc thăm vườn thường xuyên để phát hiện vấn đề bất thường kịp thời. Trong đó, sâu hại có một số loại như ruồi hại lá, sâu xám, hay bệnh đốm lá, sương mai,….
Kiểm soát tình hình của vườn trồng, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp trong từng hoàn cảnh. Với tình trạng bệnh nặng cần loại bỏ cây bị bệnh, kết hợp phun thuốc trừ sâu đặc trị để sâu bệnh hại sớm bị loại bỏ.
Bón phân khi trồng rau chân vịt
Bón phân là công đoạn quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất của vườn trồng rau bina. Trong bón lót, và bón thúc có những tiêu chuẩn riêng bà con cần tuân thủ là:
Bón lót
Việc bón lót cho diện tích trồng rau chân vịt cần thực hiện sau khi làm đất, dọn có thực hiện xong. Bà con sử dụng phân bón hữu cơ như: Organic 1, Organic Gold, 3 con gà cho vườn canh tác rau chân vịt. Sử dụng liều lượng khoảng 50 – 70kg/ 1000m2 là hợp lý.
Bón lót kết hợp với rắc vôi bột để khử khuẩn sạch sẽ, kỹ lưỡng cho diện tích trồng bina. Sau khi bón lót cần ủ hoai mục trong tối thiểu 15 ngày mới bắt đầu gieo trồng rau chân vịt.
Bón thúc
Mỗi vụ trồng rau cải bó xôi thường việc bón thúc sẽ tiến hành đều đặn thành 3 đợt. Trong đó cụ thể sẽ là:
- Bón thúc đợt 1: Thời điểm thực hiện bón thúc là khoảng sau 7 – 10 ngày trồng. Lúc này, bà con dùng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2 bằng phân bón NPK 20-20-15. Làm cỏ, bón phấn sau đó xới xáo và vun gốc đầy đủ.
- Bón thúc đợt 2: Thời điểm thực hiện bón thúc là sau khi trồng cây con được khoảng 3 ngày. Lúc này, ưu tiên dùng phân bón NPK 20-20-15 bằng liều lượng như lần đầu tiên là 20 – 30kg/ 1000m2 giúp cung cấp thêm dinh dưỡng để cây sinh tưởng.
- Bón thúc đợt 3: Đợt bón thúc cuối cùng này sẽ thực hiện sau khi trồng cây con khoảng 10 ngày. Lúc này, chúng ta sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 bằng phân bón NPK 17-7-17.
Ngoài ra, trồng rau bina mục đích chính để lấy lá, bởi thế, việc phun phân bón lá cần được thực hiện. Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày nên phun phân bón một lần với liều lượng phù hợp.
Như vậy, trồng và chăm sóc rau chân vịt là hết sức đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đây sẽ trở thành hành trang kiến thức vững vàng giúp bà con có thể canh tác diện tích vườn trồng bina đạt tiêu chuẩn như yêu cầu. Có thêm nguồn thu hoạch hàng tháng cho trồng rau chân vịt để cải thiện kinh tế hiệu quả.