Mồng tơi là loại rau quen thuộc đối với mỗi gia đình. Bởi thế, biết cách trồng rau mồng tơi trở thành mối quan tâm của nhiều người. Cập nhật chi tiết thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi giúp bạn áp dụng cho diện tích canh tác của chính mình trở nên đơn giản và đạt hiệu quả cao.
Thời vụ canh tác rau mồng tơi phù hợp
Mồng tơi là loại rau thích hợp trồng quanh năm đều sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, việc bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa là lý tưởng nhất.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng phù hợp hay không tác động trực tiếp tới quá trình sinh trưởng của cây. Bởi thế, sử dụng đất cho trồng rau mồng tơi bà con cần chú ý:
Lựa chọn đất
Là giống cây dễ trồng, thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau giúp mồng tơi được canh tác ở nhiều vùng miền, nhiều khu vực. Song đất trồng lý tưởng của giống rau này là loại có giàu dưỡng chất, khả năng thoát nước tốt. Nên ưu tiên chọn đất sở hữu độ pH trong khoảng từ 6.0 – 6.7.
Làm đất
Đất cần được cày bừa, xới xáo và loại bỏ toàn bộ cỏ dại, rác bẩn nếu có. Sau khi làm đất cần rắc vôi bột khử khuẩn, bón lót tăng dinh dưỡng. Sau đó, việc phơi ải cần được thực hiện trong khoảng từ 7 – 10 ngày trước khi đưa cây giống vào trồng.
Lên luống
Diện tích vườn trồng mồng tơi cần được lên luống đầy đủ. Yêu cầu với luống trồng có chiều rộng từ 1 – 1.2m, chiều cao từ 20 – 25cm và rãnh vét sâu khoảng 5 – 7cm. Ngoài ra, cần chú ý hoàn thiện hệ thống thoáng nước đảm bảo không có tình trạng ngập úng khi mưa kéo dài, lượng mưa lớn xảy ra.
Cách chọn giống rau mồng tơi
Bà con khi chọn giống rau mồng tới để canh tác cần chú ý tới nhiều vấn đề. Cụ thể đó chính là:
Tiêu chuẩn chọn hạt trồng rau mồng tơi
Hạt giống rau mồng tơi cần mua đạt tiêu chuẩn. Lúc này việc xử lý, đưa vào canh tác mới diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao:
- Hạt giống cần đảm bảo mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của giống.
- Hạt giống sạch, không có những mầm mống sâu bệnh hại tồn tại.
- Hạt giống rau mồng tơi đặc trưng là màu nâu đỏ, đồng thời phần vỏ hạt không nhẵn.
- Tiêu chuẩn của hạt giống mồng tơi khi đưa vào ngâm ủ và gieo trồng có tỷ lệ nảy mầm lớn hớn 90%.
- Tuyệt đối không có lẫn cỏ dại bên trong hạt giống.
Xử lý hạt
Xử lý đúng kỹ thuật trước khi chính thức gieo trồng ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm, tới tốc độ sinh trưởng. Bởi thế, bà con cần thực hiện theo đúng các bước sẽ là:
- Ngâm hạt giống trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 35 độ C trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Việc ngâm trong nước giúp thúc mầm cho hạt rau mồng tơi tốt hơn.
- Sau khi ngâm xong bà con tiếp vớt toàn bộ hạt ra bên ngoài, đãi và rửa thật sạch, đồng thời loại bỏ đi những hạt bị lép.
- Hạt giống mồng tơi lúc này cần để thật ráo nước sau đó đem đi gieo trên diện tích đất đã chuẩn bị.
Các bước gieo trồng rau mồng tơi
Gieo hạt để trồng rau mồng tơi là vô cùng đơn giản. Bà con cần thực hiện theo một vài bước một cách nhanh chóng sẽ là:
- Sử dụng lượng hạt tiêu chuẩn sẽ là 150g/ 36m2 diện tích trồng.
- Hạt giống vãi đều lên luống trồng, tiến hành rải móng đầy đủ.
- Sau đó tiến hành phủ lớp đất mỏng khoảng 1.5 – 2cm kín vườn trồng.
- Cuối cùng, bà con phủ lên một lớp trấu, hoặc rơm rạ nhằm giữ ẩm tốt hơn.
- Việc gieo hạt sau khi hoàn thành lúc này bà con dùng vòi hoa sen tưới đẫm trên luống trồng.
- Sau khi cây con có từ 3 – 4 lá thật lúc này việc tách cây trồng cần thực hiện. Trồng với khoảng cách cây cách cây là 20cm, hàng cách hàng là 25cm là hợp lý nhất.
Cách chăm sóc vườn rau mồng tơi
Trong suốt quá trình cây rau mồng tơi sinh trưởng việc chăm sóc đòi hỏi bà con nông dân phải thực hiện đầy đủ, chuẩn xác theo từng yêu cầu. Trong đó, một vài vấn đề cần đặc biệt lưu tâm như:
Tưới nước
Duy trì việc tưới nước vườn rau mồng tơi 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối muộn. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết mùa lạnh, hay mưa nhiều cần giảm lượng nước, tần suất tưới thưa hơn bình thường.
Khi tưới nước cho diện tích trồng rau mồng tơi bà con nên ưu tiên dùng ô doa. Tưới nước đều khắp, không ảnh hưởng quá lớn tới cây trồng đang sinh trưởng là điều được đảm bảo.
Làm cỏ
Một số loại dụng cụ nên cân nhắc sử dụng là cuốc, dằm, hay thủ công bằng tay,… giúp việc làm cỏ được thực hiện tốt. Thường xuyên làm cỏ để loại bỏ đi cỏ mần trầu, cỏ gấu,… thường xuất hiện trên diện tích trồng mồng tơi.
Phòng trừ sâu bệnh
Rau mồng tới khi trồng có một số loại sâu bệnh hại thường gặp nhất định. Việc kiểm tra vườn trồng thường xuyên, xử lý kịp thời cần chú ý. Trong đó rệp muội, thối gốc, thối thân, đóm là, hay sâu ăn lá,… là những vấn đề thường gặp nhất cần được khắc phục ngay khi phát hiện.
Kỹ thuật bón phân khi trồng rau mồng tơi
Thông thường, canh tác rau mồng tới việc bón lót, hay bón thúc cho diện tích vườn trồng cần thực hiện đầy đủ. Yêu cầu kỹ thuật bón phân khi trồng rau mồng tơi cần đảm bảo:
Bón lót
Bón lót thực hiện ngay vào giai đoạn làm đất, lên luống. Sau khi xới xáo đất xong xuôi thì rắc vôi bột cùng với phân bón để bón lót. Bà con cân nhắc dùng phân bón hữu cơ Organic. Việc bón lót với liều lượng tiêu chuẩn thích hợp là 50 – 70kg/ 1000m2 giúp gia tăng dinh dưỡng có trong đất.
Bón thúc
Thông thường, việc bón thúc cho diện tích trồng rau mồng tơi sẽ diễn ra thành 2 đợt. Cụ thể, các đợt bón thúc yêu cầu cần:
- Bón thúc mồng tơi lần 1: Sau khi cây đã tách ra luống trồng, hồi xanh và bén rễ việc bón thúc cần được hoàn thành. Bà con dùng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2/ lần bón.
- Bón thúc mồng tới lần 2: Với phân bón NPK 20-20-15 liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần việc bón thúc đợt thứ 2 cần thực hiện khi thấy cây có hiện tượng phát triển kém. Việc bổ sung dinh dưỡng giúp tạo điều kiện giúp cây phát triển tốt hơn.
Có thể thấy, trồng mồng tơi là khá đơn giản mà bà con dễ dàng áp dụng dù ở bất kỳ đâu. Tham khảo và áp dụng theo đúng quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi kể trên cho diện tích vườn của gia đình mình. Phục vụ cho bữa ăn cả nhà, trở thành nguồn thu đáng kể khi trồng thành công, cây sinh trưởng tốt và thu hoạch lượng lá lớn.