Mỗi loại cây trồng khi lựa chọn canh tác yêu cầu đều cần nắm bắt thông tin về cách trồng, các chăm sóc đầy đủ và chuẩn xác. Với kỹ thuật trồng và chăm sóc rau răm có những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Tìm hiểu một cách chi tiết, có được những kiến thức hữu ích giúp chúng ta dễ dàng áp dụng khi cần canh tác loại rau gia vị này trên mọi quy mô từ nhỏ tới lớn. Tìm hiểu chi tiết và đầy đủ giúp quá trình áp dụng thuận lợi, trồng rau răm lúc này mới có được năng suất cho lá cao, thành phẩm chất lượng.
Bước chuẩn bị trước khi trồng rau răm
Chuẩn bị đầy đủ và đạt chuẩn giúp quá trình trồng rau răm diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Khâu chuẩn bị cần thực hiện tốt để quá trình canh tác loại rau gia vị này được thực hiện tốt. Trong đó những yêu cầu quan trọng cần được quan tâm như:
Chọn giống
Rau răm là loại cây được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành. Lựa chọn những gốc giống được trồng từ những ruộng đã thu hoạch cho diện tích trồng mới. Thường thì gốc được tách từ những ruộng đã trồng được từ 2 năm trở lên là lý tưởng nhất.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng những cây rau có khoảng 2/3 thân già làm cây giống. Lúc đó việc trồng rau răm được thực hiện tốt. Đảm bảo cành giống lựa chọn là những cành khỏe, mập mạp và không có tình trạng sâu bệnh. Chọn cành giống cẩn trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển, tới năng suất cho lá của cây rau răm sau này.
Làm đất
Đặc trưng của rau răm là loại cây ưa nước. Bởi vậy nó thích hợp trồng ở những khu đất có chân trũng. Đất trồng cần được cày bữa kĩ lưỡng, tiến hành san bằng phẳng để tạo không gian trồng thuận lợi, cây trồng có khả năng phát triển tốt. Đảm bảo ruộng trồng có chân trũng, cung cấp nhiều nước để rau răm sinh trưởng thuận lợi.
Nếu trồng rau răm trong vườn nhà nên ưu tiên chọn những nơi gần nguồn nước, đảm bảo độ ẩm cao. Lúc đó cây rau răm mới có khả năng lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Đối với việc trồng cây rau răm trên diện tích lớn thì việc làm luống nên được thực hiện. Tiến hành làm luống có chiều rộng khoảng 1.2 – 1.5m, rãnh giữa các luống rộng 30cm với luống có độ dài theo thửa ruộng. Làm đất kĩ, loại bỏ cỏ và chú ý diệt mầm bệnh gây hại được tiến hành đầy đủ.
Quá trình làm đất cần tiến hành kết hợp với bón lót, bón vôi bột nhằm đảm bảo cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho rau răm khi trồng. Việc bón lót cho đất trồng rau răm cần được thực hiện trước thời điểm trồng khoảng từ 7 – 10 ngày, thực hiện phơi ải đầy đủ giúp đất trồng chất lượng đưa vào sử dụng.
Kỹ thuật trồng rau răm chuẩn xác
Trồng rau đúng cách tạo điều kiện cho cây rau răm dễ dàng bén rễ, phát triển mầm mới, lá mới. Để trồng rau răm chúng ta cắt cây thành các đoạn có chiều dài từ 12 – 15cm với khoảng 5 – 6 mắt là vừa phải, hợp lý nhất. Cành giống mập mạp, có độ tuổi phù hợp và không sâu bệnh giúp quá trình phát triển, sinh trưởng của cây thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Khi trồng tiến hành lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành, sau đó thực hiện việc dận chặt gốc cho chắc chắn. Quá trình trồng khá đơn giản, có thể thực hiện trong thời gian nhanh chóng. Trồng rau răm sau khi hoàn thành chúng ta tưới đều khắp và đầy đủ nước nhằm duy trì độ ẩm cho đất thích hợp.
Tưới đẫm nước cho ruộng trồng, đồng thời chú ý làm giàn che mát cho cây đầy đủ. Đảm bảo che mát tối thiểu trong khoảng 10 ngày để duy trì độ ẩm đều đặn cho đất trồng, tạo điều kiện cho cành giống phát triển tốt trong giai đoạn đầu tiên.
Yêu cầu trong chăm sóc cây rau răm
Cây rau răm khi trồng việc chăm sóc không quá phức tạp. Trong đó thì tưới nước và bón phân là hai việc cơ bản, yêu cầu quan trọng cần được đảm bảo. Qua đó cây rau răm sẽ có điều kiện để sinh trưởng lý tưởng, cho năng suất lá cao, thu hoạch đạt kết quả ưng ý nhất.
Rau răm được biết tới là cây trồng ưa nước, bởi thế đảm bảo không có tình trạng khô hạn xảy ra là yêu cầu bắt buộc khi canh tác loại rau gia vị này. Việc tưới cây cần tiến hành đều đặn 2 – 3 lần hàng ngày, tưới đẵm với lượng nước phù hợp nhằm duy trì độ ẩm lý tưởng cho đất, đặc biệt là vào giai đoạn mới giâm cành.
Sau khoảng từ 15 – 20 ngày khi cành bén rễ, cây ra lá non thì lúc này giảm xuống tưới từ 1 – 2 lần/ ngày. Lượng nước tưới, số lần tưới cần được cân nhắc có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp chủ yếu vào điều kiện thời tiết thực tế.
Cách bón phân khi trồng rau răm
Bón phân cho cây trồng là yêu cầu quan trọng, là kỹ thuật cơ bản cần được đảm bảo tuân thủ đầy đủ. Từng loại cây trồng cần sử dụng loại phân bón, với liều lượng khác biệt, bón vào những giai đoạn khác nhau. Tìm hiểu và tuân thủ đầy đủ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất, giúp cây trồng có thể phát triển tốt trong điều kiện lý tưởng nhất. Đối với bón phân cho cây rau răm yêu cầu cần tiến hành bón lót và bón thúc đầy đủ trong từng thời điểm cụ thể:
Bót lót
Thực hiện bón lót trong quá trình làm đất trước khi trồng rau răm đầy đủ. Lượng phân sử dụng từ 50 – 70kg/ 1000m2 cho một lần bón lót bằng phân hữu cơ Organic 1 hoặc phân hữu cơ 3 con gà. Bên cạnh đó việc rắc thêm vôi bột cần được thực hiện. Làm giàu dưỡng chất cho đất, tăng độ tơi xốp, loại bỏ mầm bệnh gây hại cho cây trồng còn tồn tại. Bón lót khi làm đất là bước quan trọng không thể bỏ qua khi trồng rau răm hay bất kì loại cây trồng nào.
Bót thúc
Việc bón thúc cho cây rau răm yêu cầu cần tiến hành thường xuyên với mỗi lần từ 15 – 20kg/ 1000m2 bằng phân NPK Hà Lan 20-20-15 và NPK Hà Lan 15-15-15+TE.
Lần đầu tiên bón thúc cây rau răm cần thực hiện vào khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày sau khi trồng với phân NPK Hà Lan 20-20-15. Sau đó, khoảng 15 – 20 ngày cần thực hiện bón thúc bằng phân NPK Hà Lan 15-15-15+TE với liều lượng kể trên để cung cấp dưỡng chất, đảm bảo cây xanh tốt và cho nhiều lá đáp ứng tốt cho nhu cầu thu hoạch của chúng ta.
Bên cạnh việc bón phân mỗi lần thực hiện cần chú ý kết hợp với xới xáo, làm đất, làm cỏ để loại bỏ tác nhân gây hại, duy trì độ tơi xốp lý tưởng và hoàn hảo nhất để cây trồng phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng rau răm
Từng loại cây trồng lại có những sâu bệnh hại khác nhau có thể tác động, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển, năng suất khi thu hoạch. Khi trồng rau răm thì một số loại sâu bệnh thường gặp phải kể tới như rệp sáp, bọ trĩ, sâu khoang, hay bệnh thối gốc xuất hiện, tấn công. Đối với việc phòng trừ sâu bệnh hại cho rau răm khi canh tác yêu cầu cần:
- Thăm ruộng trồng thường xuyên, theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây trồng. Đảm bảo kiểm soát và phát hiện kịp thời sâu bệnh hại phát triển gây tác động tiêu cực.
- Chú ý tới việc giữ gốc cây duy trì độ thông thoáng cần thiết. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta có khả năng giảm thiểu được nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.
- Ngay khi phát hiện sâu bệnh hại cần có phương án xử lý phù hợp nhằm loại bỏ tác động tiêu cực này tới quá trình sinh trưởng của cây trồng.
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học khi tình trạng sâu bệnh hại nghiêm trọng. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu để đảm bảo chất lượng của rau răm khi thu hoạch.
Kết luận
Trồng rau răm không quá phức tạp, không có những yêu cầu quá khắt khe. Tuy nhiên, trước khi canh tác, đặc biệt là trồng trên diện tích lớn thì tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau răm là không thể bỏ qua. Những kiến thức hữu ích khi nắm bắt đầy đủ, áp dụng chuẩn xác giúp chúng ta chủ động trong việc canh tác cho nhu cầu sử dụng của gia đình, hay cho nhu cầu phát triển kinh tế đều được đáp ứng tốt như mong muốn.