Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ

Xà lách mỡ là một trong những loại rung dùng trong nhiều món ăn, mang giá trị dinh dưỡng cao. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ đúng cách giúp mỗi gia đình dễ dàng trong canh tác giống rau này. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất.

Thời vụ thích hợp gieo trồng rau xà lách mỡ

Xà lách mỡ là giống rau thích hợp canh tác quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất trong năm nên lựa chọn là:

  • Vụ sớm: Tiến hành gieo hạt khoảng tháng 8 và trồng cây con vào tháng 9.
  • Vụ chính: Gieo hạt xà lách mỡ vào tháng 10 và trồng cây con vào tháng 11.
  • Vụ muộn: Tiến hành gieo hạt vào tháng 1 và trồng cây con vào khoảng tháng 2.

Cách chọn giống xà lách mỡ

Khi chọn giống bà con cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo hạt giống đều, mẩy để cho mật độ nảy mầm cao. Ưu tiên chọn mua tại các đại lý, các cơ sở cung cấp uy tín.

Sử dụng lượng giống hạt xà lách mỡ trồng với mật độ khoảng 600 – 800gram/ha.

Chuẩn bị và làm đất trồng xà lách mỡ

Chuẩn bị đất trồng

Xà lách mỡ ưa đất trồng có chứa nhiều nito, đồng thời giàu chất hữu cơ, giàu dinh dưỡng và chủ động được tưới tiêu tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn. Thông thường, đất trồng giống rau này được sử dụng là đất thịt nhẹ, cát pha, hoặc đất phù sa sở hữu thành phần cơ giới nhẹ.

Làm đất và lên luống

Trên diện tích đất trồng được quy hoạch bà con tiến hành cày bừa, xới xáo và làm sạch cỏ cùng tàn dư của vụ trước đó. Sau đó tiến hành bón lót tăng dinh dưỡng, ủ hoai mục trong khoảng 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng xà lách mỡ.

Tiến hành lên luống sau khi quá trình làm đất đã hoàn thành là bước tiếp theo cần thực hiện. Yêu cầu cụ thể là:

  • Lên luống khi gieo hạt: luống rộng 0.9 – 1.0m, chiều cao trong khoảng 20 – 25cm và rãnh giữa các luống rộng 30cm.
  • Lên luống khi trồng cây: yêu cầu luống trồng xà lách mỡ đảm bảo chiều cao 20 – 30cm, khoảng cách giữa các luống là 30cm, đồng thời luống trồng rộng từ 0.8 – 1.0m là hợp lý,

Kỹ thuật gieo trồng rau xà lách mỡ

Kỹ thuật gieo trồng cây xà lách mỡ cần thực hiện từ xử lý hạt, gieo hạt, trồng cây con chuẩn xác:

Xử lý hạt trước khi gieo trồng

Thường thì hạt giống rau xà lách mỡ sẽ được gieo trực tiếp trên vườn ươm. Song nếu điều kiện thời tiết quá lạnh thì ngâm hạt trước khi gieo sẽ tăng độ nảy mầm hiệu quả. Bà con sử dụng nước pha theo tỷ lệ 2 nóng : 3 lạnh để ngâm hạt giống trong 2 – 3 giờ đồng hồ.

Sau khi ngâm rửa hạt giống rau xà lách mỡ bằng nước sạch, tiến hành ủ ấm trong 10 – 12 giờ. Thường xuyên kiểm tra tới khi thấy hạt giống nứt kẽ là có thể đem gieo.

Gieo hạt

  • Trên luống vườn ươm bà con tiến hành gieo hạt sau khi đã ngâm ủ với khoảng cách giữa hạt với hạt là 1 – 2 inch, hàng cách hàng khoảng 14 – 20inch.
  • Sau khi gieo tiến hành phun nước nhẹ nhàng, đều khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm phù hợp.

Trồng cây con

Khi cây con phát triển có từ 2 – 3 lá thật lúc này tách khỏi vườn ươm và trồng trên diện tích canh tác đã chuẩn bị. Kỹ thuật trồng cây con cơ bản sẽ là:

  • Mật độ trồng cây cách caah 15 – 20cm, hàng cach hàng khoảng 15 – 20cm tương ứng 16.000 – 17.000 cây/500m2.
  • Tiến hành tách và cấy cây con lên luống nên thực hiện vào thời điểm chiều mát.
  • Sau khi trồng cần tưới nước trên khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm giúp cây con sớm bén rễ.
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày trồng bà con kiểm tra và thực hiện việc trồng dặm ở vị trí những cây yếu, chết hoặc bị bệnh. Việc trồng dặm cần thực hiện vào chiều mát không có nắng, sau khi trồng tưới nước ngay lập tức.

Chăm sóc cây xà lách mỡ

Tưới nước

Thời gian từ 2 – 7 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt duy trì tưới đều đặn 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, trước khi nhổ tách cây con bà coin cần chú ý tưới nước kỹ để giảm thiểu những tổn thương lên rễ.

Sau khi cây con hồi xanh, phát triển tốt duy trì tưới nước 2 – 3 ngày/ lần. Lượng nước sử dụng cần cân đối với điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất để cân đối hợp lý. Ưu tiên sử dụng nước giếng khoan không ô nhiễm, hoặc nước máy để đảm bảo an toàn.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Xà lách là giống rau sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian ngắn. Bởi vậy, sâu bệnh hại không xuất hiện quá nhiều, chủ yếu là các loại như:

  • Sâu tơ: Phòng trừ bằng cách vệ sinh sạch sẽ diện tích canh tác, tưới nước trong điều kiện trời mát mẻ. Tuy nhiên, khi sâu tơ xuất hiện bà con nên tìm hiểu và sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đặc trị để xử lý.
  • Sâu ăn tạp: Loại bỏ nguy cơ bằng cách làm đất trước khi canh tác kỹ lưỡng, thăm vườn trồng thường xuyên, sử dụng biện pháp sinh học nếu sâu xuất hiện và sinh sôi nhanh chóng.
  • Bệnh hại: Rau xà lách mỡ thường gặp phải một số bệnh như chết cây con, thối bẹ, thối nhũn vi khuẩn,…

Làm cỏ

Yêu cầu làm cỏ cần thực hiện thường xuyên tránh để xà lách mỡ bị tranh dinh dưỡng, đảm bảo được độ thông thoáng để cây trồng sinh trưởng. Nên làm cỏ mỗi lần bón phân kết hợp với xới xáo kỹ luống trồng.

Bón phân cho cây rau xà lách mỡ

Bón phân cho cây rau xà lách mỡ

Bón phân cho cây rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua hai giai đoạn là bón lót và bón thúc. Kỹ thuật cơ bản là:

Bón lót

Bón lót là công đoạn thực hiện sau khi quá trình làm đất hoàn thành. Sử dụng phân bón hữu cơ 3 Con Gà, hoặc dùng phân bón hữu cơ Organic 1 bằng liều lượng là 50 – 60kg/1000m2. Bón trực tiếp lên đất sau đó ủ hoai mục khoảng 10 ngày trước khi gieo trồng.

Bón thúc

Bón thúc cho diện tích canh tác rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua 3 lần cơ bản là:

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm thực hiện khi cây xà lách có từ 2 – 3 lá thật. Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 15 – 20kg/1000m2.
  • Bón thúc lần 2: Sau khoảng 15 ngày gieo hạt bà con tiến hành bón thúc lần tiếp theo liều lượng là 15 – 20kg/1000m2 bằng phân bón NPK.
  • Bón thúc lần 3: Sau khi gieo hạt giống từ 20 – 25 ngày thực hiện bón thúc lần cuối cùng. Bà con dùng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng tiêu chuẩn là 15 – 20kg/1000m2 tưới đều lên luống trồng.

Thu hoạch rau xà lách mỡ

Thông thường, rau xà lách mỡ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 25 – 40 ngày trồng. Xà lách mỡ thành phẩm khi đã cuộn chặt chúng ta có thể tiến hành tỉa dần từ cây lớn tới cây nhỏ. Cần chú ý sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp, hợp vệ sinh đẻ đảm bảo an toàn cho các cây còn lại.

Ngoài ra, trong quá trình thu hoạch tỉa nên loại bỏ các lá già, những lá nhiễm bệnh, lá úa,… ở những cây còn lại. Đối với xà lách mỡ đã chặt về cần được bảo quản ở nơi thoáng mát. Cần chú ý trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày không sử dụng các loại thuốc trừ sâu, hay phân bón.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ một cách chi tiết thông tin về kỹ thuật trồng, cũng như chăm sóc cây rau xà lách mỡ. Đây chắc chắn sẽ là kiến thức hữu ích và đầy đủ để bà con nông dân tự tin bắt đầu vụ gieo trồng với cơ hội thắng lớn.