Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su Hào

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su Hào

Su hào có 2 loại phổ biến hiện nay, đó là su hào xanh và su hào tím. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe con người, đây cũng là loại cây trồng canh tác tương đối dễ, mọi người có thể trồng với diện tích rộng hay trồng tại nhà một cách dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ thuật trồng su hào xanh và cách chăm sóc đơn giản nhất.

Lựa chọn giống su hào thích hợp

Su hào được đưa vào canh tác hiện nay có nhiều giống trồng khác nhau. Trong đó phổ biến và thông dụng nhất chính là:

  • Su hào dọc tăm – su hào trứng: thời gian sinh trưởng từ 75 – 80 ngày có thể trông xen vào vườn bắp cải, khoai tây,….
  • Su hào dọc trung: đặc trưng là củ tròn, vỏ khá mỏng, phiến lá to với thời gian sinh trưởng từ 90 – 105 ngày.
  • Su hào dọc đại – su hào bánh xe: đặc trưng là củ hơi dẹt, có phần vỏ dày và phiến lá lớn. Giống su hào này có thời gian sinh tưởng kéo dài từ 120 – 130 ngày.

Thời vụ lý tưởng canh tác su hào

Thời vụ lý tưởng canh tác su hào

Su hào là giống cây trồng Đông Xuân, trong đó những thời vụ cơ bản bà con có thể cân nhắc để canh tác như:

  • Vụ sớm bắt đầu gieo hạt vào tháng 7 và trồng vào tháng 8 – 9.
  • Chính vụ canh tác su hào gieo hạt vào tháng 9 và trồng vào tháng 10 – 11.
  • Vụ muốn gieo hạt tháng 11 và thời gian trồng khoảng tháng 12.

Chuẩn bị đất trồng

Vườn trồng khi quy hoạch yêu cầu cần được cày bữa kỹ càng, đập nhỏ đất tơi xốp. Sau đó, bà con thực hiện lên luống có chiều cao 30cm, phần rãnh giữa các luống khoảng 30cm, yêu cầu với mặt luống chiều rộng từ 80 – 90cm. Sau khi làm đất kỹ càng tiến hành bón lót nhằm gia tăng dinh dưỡng.

Xử lý hạt giống

Hạt giống khi mua về chúng ta tiến hành ngâm vào nước ấm với nhiệt độ 40 độ C. Ngâm trong thời gian 15 phút trước khi đem gieo.

Gieo hạt

  • Hạt giống sau khi ngâm đem gieo trực tiếp trên luống trồng. Cho hạt giống gieo trên mặt luống, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng 0.5cm, cuối cùng là một lớp rơm rạ phía trên nhằm duy trì độ ẩm. Cuối cùng, tiến hành tưới nước nhằm duy trì độ ẩm.
  • Duy trì việc tưới nước đều đặn một lần mỗi ngày sau khi gieo hạt. Độ ẩm phù hợp giúp hạt giống nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành cây con.
  • Yêu cầu mật độ gieo hạt có khoảng cách 30 x 40cm với mật độ khoảng 2000 – 2500 cây/ sao.

Cách chăm sóc su hào

Cách chăm sóc su hào

Chăm sóc cây su hào ki canh tác bà con cần chú ý tới một số những kỹ thuật cơ bản như:

Làm cỏ

Cỏ dại phát triển ảnh hưởng tới độ thông thoáng của luống trồng, cũng như tranh dinh dưỡng  của su hào. Bởi thế, việc làm cỏ yêu cầu cần tiến hành thường xuyên và liên tục. Thông thường, làm cỏ cho vườn trồng su hào sẽ được làm thủ công bằng tay.

Khi tiến hành làm cỏ nên kết hợp xới xáo luống trồng nhằm duy trì độ thông thoáng, tơi xốp tạo điều kiện cho su hào sinh trưởng tốt hơn. Thông thường, trong quá trình canh tác su hào việc làm cỏ sẽ thực hiện vào 2 đợt chính là:

  • Lần 1: Sau khi trồng su hào được 15 – 20 ngày.
  • Lần 2: Cách lần đầu tiên khoảng 15 ngày.

Tưới nước

Su hào sau khi gieo hạt, lên cây con cần duy trì tưới nước đều đặn mỗi ngày một lần để đảm bảo độ ẩm cho đất trồng. Đặc biệt, trong thời gian su hào phát triển củ việc cung cấp đủ nước càng cần thiết hơn nữa. Nên để nước đạt ½ chiều cao rãnh liên tục tự ngấm vào vườn trồng. Tuy nhiên, cần đều đặn tháo nước đi, không để đọng quá lâu trong rãnh có thể gây ngập úng.

Phòng trừ sâu bệnh

Việc phòng trừ sâu bệnh hại là yêu cầu bắt buộc trong quá trình trồng su hào. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, luân canh hợp lý, làm đất kỹ lưỡng, phơi ải đầy đủ,… là những yêu cầu cơ bản mà bà con cần áp dụng.

Một số sâu bệnh hại thường gặp như sâu xám, sâu xanh, sâu khoang, hay bệnh lở cổ rễ, sương mai,… cần phát hiện kịp thời để giải quyết triệt để trong thời gian sớm nhất. Với mỗi loại sâu bệnh hại cần sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng đúng thời điểm, đúng liều lượng để giải quyết nhanh chóng.

Hướng dẫn bón phân cho cây su hào

Hướng dẫn bón phân cho cây su hào

Bón lót và bón thúc là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo khi canh tác su hào. Cụ thể yêu cầu là:

Bón lót

Bón lót một lần duy nhất sau khi quá trình làm đất hoàn thành. Bà con sử dụng phân hữu cơ Organic 1 với liều lượng từ 50 – 70kg tiến hành bón lót trực tiếp trên ruộng trồng. Sau khi bón lót cần tiến hành phơi ải tối thiểu 10 – 15 ngày. Sau quá trình phơi ải việc gieo trồng mới có thể thực hiện.

Bón thúc

Canh tác su hào việc bón thúc trong giai cây sinh trưởng thường cần tiến hành thành 4 đợt. Cụ thể là:

  • Bón thúc lần 1: Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2 tiến hành bón thúc sau khi trồng từ 10 – 15 ngày.
  • Bón thúc lần 2: Sau lần đầu bón thúc khoảng 7 – 10 ngày bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 tiến hành bón thúc lần tiếp theo với liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc lần 3: Sau lần bón thúc trước đó khoảng 7 – 10 ngày chúng ta thực hiện lần bón thúc tiếp theo với liều lượng 20 – 30kg/ 1000m2 bằng phân bón NPK 17-7-17.
  • Bón thúc lần 4: Sử dụng NPK 16-9-21 với liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/ 1000m2 sau từ 7 – 10 ngày bón thúc trước đó.

Yêu cầu khi bón thúc vườn trồng su hào cần thực hiện cách gốc cây khoảng 20cm. Tạo rãnh nhỏ bón phân xuống sau đó lấp đất, tiến hành làm cỏ và vun nhẹ gốc trước khi tưới đẫm nước. Ngoài ra, cần chú ý ngừng bón thúc trước khi thu hoạch khoảng 10 – 15 ngày.

Với những chia sẻ chi tiết kể trên hy vọng bà con sẽ dễ dàng áp dụng kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây su hào chuẩn xác. Nhờ đó, vườn trồng su hào phát triển cho thu hoạch thành phẩm đạt tiêu chuẩn để có thêm thực phẩm chất lượng phục vụ cho nhu cầu ăn uống cơ bản của chính mình.