Trồng tre lấy măng là mô hình canh tác được áp dụng tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Với hiệu quả kinh tế cao thì đây là giống cây trồng nhận được sự quan tâm lớn. Tham khảo chi tiết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre lấy măng giúp bà con nông dân chủ động áp dụng hiệu quả trên diện tích canh tác mà mình đã quy hoạch.
Địa hình phù hợp để trồng tre lấy măng
Khi muốn trồng tre để lấy măng chúng ta nên ưu tiên khu vực có địa hình bằng phẳng, đảm bảo độ dộc nhỏ hơn 10 độ là lý tưởng nhất. Ngoài ra, đối với canh tác cây tre để lấy măng bà con nên ưu tiên một số loại đất tiêu biểu như đất đỏ, đất xám, hoặc đất đen,…
Đất trồng cần sở hữu thành phần cơ giới nhẹ, đồng thời có khả năng thoát nước hiệu quả. Song song với đó, diện tích trồng cần có tầng canh tác dày từ 50cm trở lên, đồng thời không có mực nước ngầm ngấm quá sâu.
Một số cách nhân giống tre
Với tre trồng lấy măng có nhiều cách để nhân giống khác nhau bà con có thể cân nhắc áp dụng. Cụ thể là:
Nhân giống bằng hom gốc
Ưu tiên chọn các khóm tre có khả năng sinh trưởng mạnh, không có tình trạng sâu bệnh và đặc biệt là chưa ra hoa giữ lại làm giống. Lựa chọn hom có một phần thân tre với 3 lóng chiều dài khoảng 80 – 100cm, đảm bảo đường kính tiêu chuẩn tối thiểu là 6cm, đồng thời cần có một thân ngầm từ 8 – 10 tháng tuổi. Tiến hành ươm trên diện tích vườn quy hoạch bằng phẳng, thoát nước hiệu quả.
Trên diện tích vườn ươm bà con tiến hành rạch hàng, bón lót sau đó đặt các hom với độ nghiêng khoảng 45 độ C so với mặt đất. Cần đảm bảo hom ươm phải đạt cực ly tối thiểu là 0.8 x 0.8m. Cuối cùng bà con cho rơm rạ phủ lên gốc hom, tưới nước để kiểm soát độ ẩm phù hợp và làm dàn che đầy đủ. Sau khoảng 2 – 4 tuần khi hom đã có rễ, có chồi thì dàn che cần dở bỏ, việc nuôi hom tiếp tục thực hiện cho tới khoảng 3 tháng sau mới đem đi trồng.
Nhân giống bằng hom cành
- Tiến hành lấy ho cành vào khoảng mùa khô từ tháng 3 – 4.
- Lấy hom cành ở cây tre dưới 1 tuổi, ưu tiên chọn cành phát triển lá hoàn toàn, màu xanh thẫm và gốc cành đường lính từ 0.8 – 1.5cm.
- Lấy hom bằng cách dùng dụng cụ cưa sát ở gốc cành, ngay ở vị trí tiếp giáo với thân của cây tre sau đó chặt loại bỏ phần ngọn, để lại khoảng 3 – 4 lóng là hợp lý.
- Ngâm cành hom vào dung dịch chuyên dụng để kích ra rễ trong khoảng 24h đồng hồ. Tiếp theo đó bà con đem giâm cành hom vào bầu đất đã chuẩn bị trước đó.
- Tại cá liếp ươm tre yêu cầu cần được che phủ tránh khoảng 70 – 80% ánh sáng cho tới khi cành hom ra chồi. Trong quá trình chăm sóc cành hom cần đặc biệt chú ý duy trì độ ẩm thích hợp trong đất từ 75 – 85%.
- Sau khoảng 3 tháng ươm cành hom lúc này rễ và chồi đã phát triển mạnh, quá trình trồng có thể bắt đầu.
Kỹ thuật trồng tre lấy măng hiệu quả
Chọn thời điểm trồng
Tùy thuộc vào từng vùng miền, tỉnh thành mà thời vụ trồng tre lấy măng sẽ có những thay đổi. Trong đó, cơ bản thì thời điểm lý tưởng nhất để trồng giống cây này sẽ là tháng 6 – 7 hàng năm, trong điều kiện đất trồng đảm bảo được độ ẩm thích hợp.
Xử lý đất trồng đúng cách
Diện tích đất trồng khi quy hoạch cần được làm cỏ, cày bừa, xới xáo kỹ lưỡng. Quá trình làm đất sau khi hoàn thành lúc này việc bón lót cần được thực hiện. Đảm bảo bón đủ phân nhằm cải thiện được dinh dưỡng có trong đất. Sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 liều lượng 50 – 70kg/ 1000m2. Bón lót, ủ hoai mục trước khi trồng cây giống từ 10 – 15 ngày.
Tiếp theo, bà con tiến hành đào rãnh có chiều dài 2m, đồng thời chiều sâu khoảng 60cm dựa theo đường đồng mức. Nên tiến hành đào dạng so le giống nanh sấu nhằm giúp chống tình trạng xói mòn tốt. Tuy nhiên, nếu không muốn đào rãnh thì việc đào hố trồng cần được hoàn thành. Tiêu chuẩn của hố trồng là 60 x 60 x 60cm.
Kỹ thuật trồng
Cây giống khi đã ươm đủ thời gian việc đưa ra vườn trồng cần hoàn thành theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn. Nên tiến hành trồng ngay ngày hôm sau khi cây giống xuất khỏi vườn ươm.
- Tại hố trồng bà con đào một lỗ nhỏ lớn hơn bầu cây giống.
- Bóc lớp nilon ở bầu đất của giống tre trồng lấy măng.
- Đặt bầu đất xuống hố, sau đó sử dụng đất mịn nhỏ lấp đầy hố.
- Tiến hành nén chặt phần gốc sau đó tưới đẫm nước.
- Cuối cùng, bà con dùng rơm rạ để tủ gốc với chiều dày khoảng 10 – 20cm.
Chăm sóc cây tre sau khi trồng
Tưới nước
Ngay sau khi trồng cây giống việc tưới nước cần được thực hiện. Tưới thật đẫm nước giúp duy trì độ ẩm phù hợp, cũng giúp rễ cây tiếp xúc với đất tốt hơn. Trong thời gian đầu sau khi trồng việc tưới nước cũng cần chú trọng tiến hành đều đặn, thường xuyên.
Trong quá trình chăm sóc cây tre lấy măng nên chú ý kiếm tra đất ở gốc thường xuyên. Khi thấy tình trạng đất khô xuất hiện thì bổ sung thêm nước tưới cần hoàn thành càng sớm càng tốt, tuyệt đối không để cây thiếu nước.
Bón phân cho vườn trồng tre
Bón phân năm đầu tiên
Trong năm đầu tiên sau khi trồng cây con việc bón phân cho cây tre lấy măng cần hoàn thành 2 lần. Cụ thể là:
- Lần 1: Bà con tiến hành bón phân sau khoảng thời gian trồng cây con từ 1.5 – 2 tháng. Sử dụng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.
- Lần 2: Bón tiếp NPK Hà Lan 20-20-15+TE với liều lượng 20 – 30kg/ 1000m2 vào thời điểm cuối mùa mưa để bón thúc cho cây tre.
Khi tiến hành bón thúc vườn trồng tre bà con cần tiến hành đào rãnh ở vị trí xung quanh khóm tre. Yêu cầu độ sâu rãnh là 15 – 20cm, độ rộng khoảng 20 – 25cm sau đó rải phân trực tiếp xuống và lấp rãnh lại. Bà con cần chú ý mỗi lần bón thúc nên kết hợp với xới xáo gốc cây, làm cỏ sạch sẽ.
Bón thúc năm thứ hai trở đi
Từ năm thứ hai trở đi cây tre cần được bón thúc khoảng 3 lần/ năm.
- Lần 1: Thực hiện vào thời điểm trước khi cây ra măng bằng phân bón NPK 20-20-15 liều lượng cụ thể là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Lần 2: Dùng 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 20-20-15 vào thời điểm đang thu hoạch măng.
- Lần 3: Sau khi măng đã được thu hoạch xong xuôi việc bón thúc lần cuối trong năm cần thực hiện với 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 16-9-21 hoặc NPK 12-12-18.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây tre lấy măng có khả năng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại. Song khi canh tác bà con cần chú ý tới một vài mối nguy hại như:
- Mối: Thường xuất hiện trong giai đoạn mới trồng cây con cần được kiểm soát và loại bỏ sớm bằng các loại thuốc đặc trị.
- Sâu vòi voi: Xuất hiện và chủ yếu gây hại cho măng cần được tiêu diệt ngay từ khi ở dạng nhộng, hay khi đã trưởng thành kịp thời bằng loại thuốc trừ sâu đặc trị.
- Bệnh thối củ măng: Mùa mưa khi nấm sinh trưởng có thể gây hại tới củ măng, từ đó khiến củ có những vết thương cơ giới. Việc loại bỏ bệnh hại này cần dùng loại thuốc chuyên dụng mới có thể giải quyết được.
Trồng tre lấy măng yêu cầu cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình canh tác lúc này sẽ diễn ra thuận lợi, đồng thời đem lại năng suất thu hoạch là cao nhất. Hy vọng chia sẻ kể trên giúp ích cho bà con trong việc lựa chọn cây tre làm cây trồng canh tác thích hợp trên diện tích mà mình sở hữu. Áp dụng đúng kỹ thuật để có được vườn trồng tre lấy măng chất lượng, mang lại nguồn thu lớn.