Kỹ trồng trồng và chăm sóc cây Sấu

Kỹ trồng trồng và chăm sóc cây Sấu

Trồng sấu với mục đích chính là cho bóng mát, đặc biệt là để lấy quả. Vị chua, thanh mát được dùng làm nước giải khát, hoặc trong chế biến món ăn thì quả sấu càng có tính ứng dụng, có giá trị cao. Trồng cây sấu lúc này được nhiều người đặc biệt quan tâm, cân nhắc lựa chọn. Với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sấu khi được xác định giúp chúng ta có thể chủ động trong việc canh tác giống cây lấy quả này.

Chuẩn bị đất trồng cây sấu

Sấu là giống cây khi trồng không quá kén đất, tuy nhiên việc canh tác trên đất cát pha, đất thịt nên được ưu tiên. Với đất trồng lý tưởng sẽ tạo điều kiện cho giống cây trồng này có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Trên diện tích đất trồng được quy hoạch cần tiến hành cày bừa, xới xáo, làm cỏ kỹ lưỡng. Quá trình làm đất khi hoàn thành thì lúc này việc đào hố cần thực hiện. Tiêu chuẩn với hố trồng  có kích thước đạt 0.8 – 1m. Với từng hố trồng đã đào chúng ta tiến hành bón lót, bón vôi bột và phơi ải khoảng 20 ngày trước khi đi vào canh tác cây sấu.

Cách chọn giống cây sấu

Cách chọn giống cây sấu

Canh tác đúng kỹ thuật giúp quá trình trồng cây sấu có thể thực hiện thuận lợi, đem lại hiệu quả cao như yêu cầu. Việc chọn giống cây sấu cần đảm bảo ưu tiên dùng quả chín vàng ở những cây có độ tuổi từ 7 – 10 năm làm hạt giống. Nó đảm bảo cho cây giống khi ươm thành công có thành phẩm tốt, năng suất cao khi trồng.

Kỹ thuật gieo trồng cây sấu

Gieo trồng cây sấu khá đơn giản, dễ dàng áp dụng. Trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Những yêu cầu chính cần đáp ứng cụ thể chính là:

Gieo ươm hạt giống

Gieo ươm hạt giống cây sấu đòi hỏi cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình. Cụ thể chính là:

  • Lựa chọn được hạt sấu đạt chuẩn chúng ta ngâm trong nước sạch trong khoảng 5 – 7 ngày cho tới khi phần thịt quả thối rữa hết. Lúc này chúng ta dùng rể tre thưa và cát khô thực hiện việc chà hết phần thịt quả sau đó để hạt trong bóng râm, hong khô.
  • Đem hạt sấu ngâm trong nước nóng khoảng 54 độ khoảng 5 – 10 phút giúp khử đi mầm bệnh, đồng thời cũng kích thích cho hạt dễ nảy mầm hơn. Ngay sau đó đem ngâm vào trong nước lạnh thời gian từ 18 – 24 tiếng.
  • Quá trình ngâm sau khi hoàn thành chúng ta đem hạt giống rửa sạch bằng nước, tiến hành ủ trong cát ẩm duy trì độ ẩm khoảng 75 – 80% trong khoảng 20 – 30 ngày thì lúc này hạt sẽ nứt nanh.
  • Sử dụng túi bầu nilon cho đất bột nhiều màu, ưu tiên là đất phù sa cùng với phân chuồng hoai mục để gieo hạt vào bên trong. Đặt hạt giống ở độ sâu khoảng 3 – 4cm trong túi bầu nilon, duy trì việc che chén ánh sáng trực tiếp khoảng 50 – 70%.
  • Khi cây con mọc cao khoảng 20cm lúc này chuyển sang túi bầu nilon có kích thước lớn hơn là 15 x 30cm, che chắn ánh nắng trong khoảng 20 ngày sau đó bỏ bầu che nắng, chăm sóc bình thường cho tới khi có thể đem trồng.

Trồng cây con

Trồng cây con

Với cây sấu khi trồng cây con thao tác, yêu cầu khá đơn giản, dễ dàng áp dụng. Tuân thủ theo đúng những tiêu chuẩn cần thiết giúp quá trình canh tác giống cây này diễn ra suôn sẻ, có được hiệu quả cao như ý.

  • Cây giống sau khi đạt tiêu chuẩn chúng ta rạch bỏ túi bầu nilon bên ngoài một cách nhẹ nhàng, đảm bảo không làm ảnh hưởng tới bộ rễ bên trong.
  • Đặt cây theo phương thẳng đứng trong hố trồng sau đó lấp đất. Lưu ý nên lót khoảng 2 – 5cm đất sạch bên dưới trước khi đặt cây vào hố để tránh rễ non gặp phân dẫn tới tình trạng bị sót.
  • Sử dụng khoảng 3 cọc thẳng chống và buộc cố định cây lại nhằm giữ vững cho cây con trước những tác động từ môi trường bên ngoài, tránh tình trạng đổ, thậm chí là bật gốc có thể xảy ra.
  • Ngay sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước vào vị trí gốc cây, trong điều kiện thời tiết khô nắng cần phải làm giàn che đầy đủ.
  • Tiêu chuẩn ở mật độ trồng của cây sấu tối thiểu là cây cách cây 2 – 3m, hàng cách hàng 5 – 7m.

Tiêu chuẩn trong chăm sóc cây sấu

Tiêu chuẩn trong chăm sóc cây sấu

Tiến hành trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng cách giúp cây sâu có được điều kiện tốt để sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Việc chăm sóc cho cây sấu thông thường khá đơn giản, dễ dàng thực hiện trên mọi diện tích vườn trồng:

Làm cỏ

Làm có là yêu cầu bắt buộc trên diện tích trồng sâu. Việc làm cỏ cần được tiến hành đều đặn định kì, phát cây bụi, hay dây leo ảnh hưởng tới cây trồng. Đồng thời, sau quá trình dọn cỏ và cây dại thì vun xới quanh gốc cần hoàn thành với tiêu chuẩn đảm bảo đường kính khoảng 0.8 – 1m ở quanh gốc. Duy trì việc vun xới, làm cỏ khoảng 2 -3  lần/ năm là hợp lý.

Tiến hành phủ gốc cho cây sấu bằng cây phân xanh, rác, hay cỏ khô, rơm rạ,… giúp giữ độ ẩm cần thiết, đồng thời cũng hạn chế cỏ dại phát triển. Việc làm cỏ tiến hành vào vụ xuân khoảng tháng 1 – 2 và vụ thu khoảng tháng 8 – 9 đều đặn hàng năm.

Tưới nước

Khi trồng cây sấu yêu cầu cần cung cấp đầy đủ nước nhằm tạo điều kiện lý tưởng để cây lớn lên khỏe mạnh. Đặc biệt, thời điểm mùa khô thiếu nước, hay khi cây đang ra trái, quả sắp chín,… thì tưới nước càng cần thiết, cần duy trì đều đặn và thường xuyên.

Quy định trong bón phân cho cây sấu

Quy định trong bón phân cho cây sấu

Bón phân với mọi loại cây trồng đều là yêu cầu quan trọng, cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Bón lót và bón thúc cho diện tích vườn trồng cây sấu để lấy quả sẽ có những tiêu chuẩn riêng được áp dụng. Cụ thể là:

Bón lót

Bón lót trên diện tích vườn trồng sấu chúng ta sử dụng một số loại phân bón hữu cơ tiêu biểu như phân 3 Con Gà, hay phân bón hữu cơ Organic 1 bón trục tiếp lên gốc trồng. Sử dụng từ 1 – 3kg/ gốc bón lót sau đó phủ đất lên hố trồng.

Yêu cầu việc bón lót sau khi hoàn thành cần để phơi ải trong khoảng 20 ngày trước khi bắt đầu trồng cây con. Nó đảm bảo tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của cây ở mức tối đa. Đây là một bước cơ bản cần được thực hiện đầy đủ, tạo tiền đề cho cây trồng phát triển thuận lợi khi canh tác.

Bón thúc

Thực hiện bón thúc giúp cung cấp dinh dưỡng để cây sinh trưởng thuận lợi, cho trái sớm với năng suất cao hơn. Từ liều lượng, loại phân bón, thời điểm bón, cách bón phân,… như thế nào đều cần tìm hiểu và áp dụng đúng cách. Việc bón thúc cho diện tích trồng cây sấu cần:

  • Việc bón phân cho diện tích trồng sấu nên tiến hành mỗi lần phát dọn cỏ, vun xới gốc hàng năm.
  • Tùy thuộc vào tình trạng phá triển của cây mà liều lượng sử dụng sẽ có những khác biệt. Tuy nhiên, thường thì lượng phân bón sử dụng sẽ khoảng từ 0.5 – 1kg/ gốc/ lần là hợp lý. Lượng phân bón nên tăng dần theo các năm, khi cây càng lớn hơn để có đủ dinh dưỡng thúc đẩy sinh trưởng và chao trái.
  • Một số loại phân bón nên cân nhắc sử dụng trong bón thúc cho trồng cây sấu là NPK 20-20-15, phân bón NPK 17-7-17, hay NPK 16-9-21, phân bón NPK 15-15-15+TE, NPK 12-12-18,…
  • Khi tiến hành bón phân chúng ta làm rãnh theo hình chiếu của tán cây, rải phân đều khắp xuống rãnh sau đó lấp kín lại bằng đất, tiến hành tưới nước. Bón phân theo cách này giúp cây hấp thụ dinh dưỡng dần dần, triệt để tránh lãng phí, cũng đảm bảo an toàn hơn cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Trồng và chăm sóc cây sấu theo đúng kỹ thuật giúp chúng ta có vườn trồng chất lượng, cho thu hoạch trái to, chất lượng với năng suất cao. Tuân thủ theo đúng những yêu cầu cơ bản kể trên để trồng cây sấu luôn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và đem lại lợi nhuận kinh tế cao, từ đó giúp mỗi gia đình có thêm được nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình. Với canh tác đúng kỹ thuật mang tới khả năng khai thác tối đa giá trị mà cây trồng này đem lại.