Việc trồng, chăm sóc mỗi loại giống cây trồng có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Với đậu Hà Lan để bà con nông dân có thể canh tác một cách hiệu quả thì cần phải nắm bắt được kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu Hà Lan. Bài viết dưới đây Phân Bón Hà Lan sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản để giúp bà con có thể canh tác thuận lợi.
Chuẩn bị cho canh tác cây đậu Hà Lan
Chuẩn bị đầy đủ, toàn diện sẽ là tiền đề cho quá trình canh tác giống cây này thuận lợi và thành công. Với trồng đậu Hà Lan sẽ có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần đảm bảo. Cụ thể phải kể tới chính là:
Thời vụ canh tác
Tùy thuộc vào mục đích thực tế thì thời vụ canh tác có thể cân nhắc, thay đổi một cách hợp lý. Cụ thể chính là:
- Đậu Hà Lan có thể gieo sớm vào khoảng trung tuần tháng 9 tới khoảng cuối tháng 9.
- Đối với vụ chính để trồng giống cây này là trung tuần tháng 10 hàng năm.
- Đối với thời vụ muộn trồng đậu Hà Lan sẽ tiến hành gieo vào khoảng cuối tháng 10 tới khoảng đầu tháng 11.
Yêu cầu ở đất trồng
Với từng giống cây trồng cần sử dụng loại đất khác nhau, sau cho phù hợp. Điều này đảm bảo tạo điều kiện lý tưởng giúp đậu Hà Lan có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Trong đó, đất trồng lý tưởng cho đậu Hà Lan sẽ là:
- Ưu tiên sử dụng đất trồng có khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước tốt.
- Yêu cầu ở độ pH cho đất trồng từ 5.5 – 6.5.
- Nên cân nhắc trộn thêm phân gà, sơ dừa, trấu, hay phân bò,… cho đất trồng.
Lựa chọn hạt giống
Hiện nay, đậu Hà Lan có hai loại hạt giống cơ bản và phổ biến là đậu leo và đậu lùn. Trong đó, những giống nhập nội chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, hay Pháp, Nga, Nhật bản,…
Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan cơ bản
Trồng, chăm sóc từng giống cây theo đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật trở thành vấn đề mà bà con nông dân hết sức quan tâm. Dù trồng với diện tích lớn hay trồng đậu Hà Lan tại nhà thì đây cũng là thông tin cơ bản cần nắm bắt. Thực hiện theo đúng yêu cầu để việc canh tác đậu Hà Lan thuận lợi, thành công.
Hướng dẫn ngâm ủ hạt giống
Ngâm ủ đơn giản càng giúp trồng đậu Hà Lan trở nên dễ dàng với từng người. Theo đó, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm chính là ngâm hạt giông sau khi mua về. Thông thường, việc ngân hạt giống của đậu Hà Lan chỉ cần thời gian 30 phút với nước duy trì nhiệt độ khoảng 50 độ C là hợp lý.
Sau khi hạt giống đã được ngâm xong thì vớt để ráo, ủ trong khăn ẩm là bước tiếp theo cần thực hiện. Việc ủ khăn ẩm cần tiến hành cho tới khi hạt giống bị nứt nanh và nảy mầm thì quá trình gieo hạt cần thực hiện.
Kỹ thuật gieo hạt
Tùy thuộc vào giống hạt đậu Hà Lan chúng ta cần tiến hành gieo hạt theo những cách khác nhau. Trong đó, cụ thể sẽ là:
- Giống đậu Hà Lan lùn tiến hành gieo theo hàng với khoảng cách giữa hạt cách hạt là 30cm, đồng thời cây cách cây khoảng 7cm.
- Giống đậu Hà Lan leo yêu cầu cần gieo hạt hàng cách hàng duy trì khoảng 60 – 70cm là hợp lý, đồng thời cây cách cây là 20cm.
Thực hiện trồng đậu Hà Lan
Với mỗi hốc cây chúng ta tiến hành gieo khoảng 2 – 3 hạt đậu Hà Lan, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng độ dày 1cm là hợp lý. Sau khi gieo tiến hành tưới nước, cũng duy trì việc tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày.
Lúc này, việc chăm sóc khi tiến hành chuẩn xác và hợp lý sẽ mang tới vườn trồng đạt tiêu chuẩn. Nhờ vậy, quá trình canh tác đậu Hà Lan sẽ có được năng suất thu hoạch cao như mong muốn, đem tới khoản lợi nhuận hấp dẫn.
Cách chăm sóc cây đậu Hà Lan
Trồng đúng cách, chăm sóc hiệu quả và chuẩn xác trở thành điều quan trọng mà bà con nông dân cần đặc biệt quan tâm. Theo đó, chăm sóc toàn diện và hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh và thu về năng suất cao tối đa,.
Tưới nước
Yêu cầu đối với tưới nước cho trồng đậu Hà Lan có yêu cầu khá đơn giản. Theo đó, việc tưới nước cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Với lượng nước tưới phù hợp dảm bảo giúp cây trồng có thể phát triển tốt, trong điều kiện độ ẩm lý tưởng.
Đối với canh tác giống đậu này thì duy trì được độ ẩm trung bình trong khoảng 70 – 75 độ là hợp lý nhất. Lúc đó việc trồng đậu Hà Lan sẽ có được kết quả cao như yêu cầu.
Làm cỏ
Thường xuyên làm cỏ cho diện tích vườn trồn đậu Hà Lan là yêu cầu bắt buộc. Đảm bảo độ thông thoáng cần thiết, cũng tránh cỏ tranh dinh dưỡng của cây trồng. Nhờ vậy, diện tích vườn trồng đậu Hà Lan sẽ phát triển tốt, sẽ cho năng suất cao nhất.
Làm giàn
Đối với giốn đậu leo việc làm giàn là một bước cơ bản cần hoàn thành. Nếu không có hệ thống giàn leo đầy đủ sẽ khiến đậu Hà Lan giảm năng suất đáng kể. Với cách làm giàn đơn giản thì quá trình canh tác giống cây này sẽ diễn ra thuận lợi.
Thông thường, giàn cho cây đậu Hà Lan là dạng hình chữ A với chiều dài của cọc khoảng 1.8 – 2.0m bằng trúc, tre hoặc gỗ. Đảm bảo hệ thống giàn chắc chắn nhằm đem tới không gian phát triển lý tưởng nhất cho cây trồng.
Quy trình bón phân cây đậu Hà Lan
Bón phân đúng tiêu chuẩn là yêu cầu quan trọng khi canh tác đậu Hà Lan, hay bất kỳ giống cây trồng nào. Đối với giống cây lấy quả này việc bón phân có yêu cầu khá đơn giản, quy trình như sau:
Bón lót
Việc bón lót cần thực hiện trong quá trình làm đất, chuẩn bị trước khi gieo trồng. Yêu cầu trong bón lót là sử dụng phân hữu cơ Oganic 1, hoặc phân hữu cơ 3 Con Gà với liều lượng cụ thể là 50 – 70kg/ 1000m2 diện tích trồng.
Bón thúc
Khi cây đậu Hà Lan được gieo trồng và phát triển thì bón thúc tạo điều kiện giúp vườn trồng sinh trưởng mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Thường thì việc bón phân NPK cho đậu Hà Lan sẽ được tiến hành chia thành 3 đợt:
Bón thúc đợt 1: Thực hiện vào thời điểm cây trồng có khoảng 3 – 4 lá thật. Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 vườn trồng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15.
Bón thúc đợt 2: Thời điểm thực hiện lý tưởng nhất là khi cây đậu Hà Lan bắt đầu ra hoa. Dùng 20 – 30kg phân bón NPK 20-20-15 cho 1000m2 diện tích trồng.
Bón thúc đợt 3: Ở đợt bón thúc cuối cùng này sẽ thực hiện sau khi thu hoạch quả lần đầu tiên. Liều lượng dùng cho bón thúc đậu Hà Lan lúc này là 20 – 30kg/ 1000m2 bằng phân bón NPK 17-7-17.
Cách phòng trừ sâu bệnh khi trồng đậu Hà Lan
Chăm sóc đúng cách, sử dụng phân bón hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời là điều kiện lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng. Khi canh tác đậu Hà Lan việc phòng trừ sâu bệnh hại sẽ có những yêu cầu, những lưu ý riêng cần được đảm bảo.
Thường thì giống cây trồng này sẽ đối diện với một vài loại sâu bệnh hại như sâu vẽ bùa, sâu xanh, hay ruồi đục lá, sâu xám,… cần được kiểm tra vườn trồng thường xuyên. Khi sâu bệnh xuất hiện phải bón phân, tỉa lá và bắt sâu thường xuyên.
Đối với trồng đậu Hà Lan thì việc dùng thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ sâu bệnh hại chỉ nên áp dụng khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, tác động tới năng suất. Qua đó, canh tác đậu Hà Lan sẽ thuận lợi với kết quả thu được là lý tưởng nhất.
Kết luận
Bà con nông dân có nhiều loại rau quả khác nhau để cân nhắc trồng trên diện tích vườn mà mình sở hữu. Lúc này việc sản xuất nông nghiệp thu về lợi nhuận cao là điều được đảm bảo tốt nhất. Với trồng đậu Hà Lan có những tiêu chuẩn riêng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu Hà Lan. Tuân thủ đầy đủ tạo tiền để cho quá trình phát triển của giống cây trồng này thuận lợi, có được năng suất cao.