Trong lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt, phân bón là yếu tố không thể thiếu và có vai trò cực kỳ quan trọng. Nhằm giúp cây trồng và đất đai có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, người ta đã tạo ra rất nhiều loại phân bón từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Phân bón Hà Lan tìm hiểu về phân bánh dầu, nguyên liệu chế biến cũng như cách ủ loại phân này như thế nào nhé.
Giới thiệu sơ lược về phân bánh dầu bón cây
Phân bánh dầu là gì?
Đây là một loại phân bón hữu cơ tan chậm, đồng thời cũng có thể được ngâm ủ làm phân hữu cơ đậm đặc để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, không nên sử dụng để bón trực tiếp cho cây. Bởi vì cách bón phân bánh dầu này có thể gây ra mùi hôi khó chịu, đồng thời, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật có hại tác động đến sự phát triển của cây trồng.
Theo đó, phân sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi được ngâm hoặc ủ hợp lý. Đồng thời trước khi bón phân, bà con cũng nên kết hợp cùng với các chế phẩm vi sinh để khử mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bà con cũng có thể kết hợp bón cùng với phân chuồng hoai mục để phát huy tối đa công dụng của loại phân này đối với cây trồng.
Nguồn gốc của phân bón bánh dầu
Loại phân này được chế tạo từ các phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Theo đó, khi dầu được ép ra từ các loại hạt như đậu nành, đậu phộng, hạt điều, vừng,… sẽ để lại phần bã xác. Lúc này, phần bã xác sẽ được giữ lại, đem đi sấy khô và nghiền nhỏ để tạo thành phân bón.
Thành phần của bánh dầu bón phân
Bánh dầu có hàm lượng hữu cơ cao, từ 28% đến 51% tùy vào loại hạt ép làm dầu. Bên cạnh đó, bánh dầu cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây và đất trồng như: muối khoáng, vitamin và axit amin. Theo thống kê, cứ mỗi 100kg phân bánh dầu sẽ chứa khoảng 5kg đạm, 1kg lân, 1kg kali và các thành phần vi lượng khác.
Các loại phân bánh dầu hiện nay
Phân bánh dầu sẽ phân thành nhiều loại khác nhau, tùy vào nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất. Một số loại phân bánh dầu được sử dụng phổ biến hiện nay phải kể đến:
- Phân bánh dầu cọ
- Phân bánh dầu đậu nành
- Phân bánh dầu hướng dương
- Phân bánh dầu mè
- Phân bánh dầu cà rốt
- Phân bánh dầu đậu phộng.
Công dụng của phân bánh dầu đối với cây trồng
Bổ sung đạm hữu cơ cho cây trồng
Cung cấp lượng đạm hữu cơ dễ tiêu cho cây trồng cũng như đất trồng. Trong đó, thành phần đạm hữu cơ là một trong những chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, đạm hữu cơ giúp cây tạo ra chất xanh, tăng khả năng quang hợp. Bánh dầu có thể được dùng để bón cho các loại cây trồng khác nhau như rau màu, cây ăn quả, hoa kiểng, cây công nghiệp,…
Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cây trồng
Bên cạnh việc chứa nhiều chất đạm hữu cơ, phân bánh dầu còn chứa nhiều dưỡng chất vitamin, khoáng chất và các axit amin có lợi cho cây trồng. Các dưỡng chất này có chức năng giúp cây trồng khoẻ mạnh, đồng thời tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh gây hại. Mặt khác, bánh dầu còn bổ sung các chất bị thiếu hụt trong đất và giúp cải tạo đất nghèo.
Hỗ trợ làm đất tơi xốp. chống bị sâu bệnh
Bánh dầu có khả năng cải tạo đất và giúp đất tơi xốp cũng như tăng quá trình thoát nước tốt. Từ đó, rễ cây sẽ phát triển khỏe mạnh và dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bánh dầu còn sở hữu khả năng chống sâu bệnh tốt cho cây trồng. Theo đó, loại phân này có mùi thơm đặc trưng có thể xua đuổi các loại sâu bọ gây hại, đồng thời kích thích sự sinh sôi của các vi sinh vật có ích trong đất và giảm đi mức độ tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm: Dùng đậu hũ để bón phân – Cách bón phân độc lạ bạn nên biết
Phương pháp ủ bánh dầu chi tiết
Do phân bánh dầu tan khá chậm trong nước, nên khi sử dụng để bón cho cây trồng, người dùng cần tiến hành ủ phân trước. Có hai cách ủ phân bón bánh dầu đơn giản sau:
Phương pháp ủ nóng
Ủ nóng là phương pháp ủ phân hiện đại. Theo đó, phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao để kích hoạt quá trình phân hủy của bánh dầu. Chính vì vậy, phương pháp ủ nóng có thể rút ngắn thời gian và giảm mùi hôi của phân đáng kể.
Các bã xác hữu cơ sẽ được chất thành đống, sau đó tiến hành tưới ẩm và giữ ở độ ẩm khoảng 45 – 50%. Tuy nhiên, không nên sử dụng 100% bánh dầu để ủ bởi vì điều này sẽ làm lãng phí lượng chất đạm khi chúng bị phân hủy.
Cách tốt nhất là trộn chung bánh dầu với một số nguyên liệu giàu carbon như mùn cưa hoặc rơm, rạ. Đặc biệt, người dùng cũng có thể sử dụng thêm men vi sinh ủ phân EcoClean Compost nhằm mục đích khử mùi hôi của bánh dầu đồng thời rút ngắn thời gian ủ.
Phương pháp ủ nguội
Ủ nguội là phương pháp ủ phân truyền thống. Phương pháp này sử dụng nước để ngâm và ủ bánh dầu. Đối với phương pháp này, thời gian ủ có thể kéo dài từ 20-30 ngày và tạo ra thành phẩm có độ đậm đặc cao.
Cụ thể như sau, người dùng lấy bánh dầu đem ngâm trong thùng hoặc bể chứa. Tiếp đến, tiến hành đổ nước xâm xấp vào bể chứa, đồng thời bổ sung thêm chế phẩm vi sinh EcoClean Compost. Loại chế phẩm này sẽ có tác dụng khử đi mùi hôi khó chịu của phân. Sau đó, ủ trong bể chứa khoảng 20 – 30 ngày thì có thể dùng hỗn hợp này pha loãng để tưới cho cây.
Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bánh dầu không hôi
Mặc dù phân bón làm từ bã đậu mang đến những công dụng tuyệt vời cho đất cũng như cây trồng, nhưng nếu không được xử lý và ủ đúng cách, loại phân này sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.
Đặc biệt, khi đem đi bón cây, phân sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dưới đây Phân bón Hà Lan sẽ chỉ bà con cách làm phân bón từ bánh dầu đậu phộng hiệu quả không gây ra mùi hôi với chế phẩm vi sinh EcoClean Compost.
Nguyên liệu:
Trước khi tiến hành cách ủ bánh dầu đậu phộng làm phân bón, cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- 10 kg bánh dầu đậu phộng đã được đập vụn hay nghiền thành bột.
- 2 gói men vi sinh EcoClean Compost cần thiết cho quá trình ủ phân.
- 700 ml mật rỉ đường.
- 10 – 15 quả chuối chín ngẫu lột vỏ và bóp nhuyễn.
- Nước sạch.
- Bể chứa kín (từ 30 lít trở lên).
Các bước thực hiện như sau:
- Trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với men vi sinh ủ phân EcoClean Compost vào bể chứa.
- Tiếp đến hòa 500ml mật rỉ đường cùng với 15 lít nước sạch vào bể chứa và khuấy đều.
- Đóng chặt nắp bể chứa và bắt đầu ủ. Lưu ý, cứ 1 tuần mở nắp ra đảo và khuấy 1 lần.
- Sau khi ủ khoảng 2 – 3 tuần thì bổ sung vào hỗn hợp thêm 15 lít nước sạch và 200ml mật rỉ đường rồi khuấy đều. Ngoài ra, người dùng cũng nên bổ sung thêm 1 gói men EcoClean Compost.
- Sau 4 – 5 tuần ủ, lúc này bánh dầu đậu phộng đã có thể sử dụng được.
>>> Tìm hiểu thêm: Phân bắc là gì? Công dụng và kỹ thuật ủ phân bắc đúng cách
Những lưu ý khi ủ phân bón bằng bã đậu đạt hiệu quả cao
Mặc dù cách làm loại phân này khá đơn giản, thế nhưng để thu được thành phẩm đạt chuẩn và giảm thiểu tối đa sự lãng phí lượng đạm, người dùng cần lưu ý và ghi nhớ những điều quan trọng sau đây:
- Trong quá trình ủ, cần đảm bảo giữ bánh dầu ở nơi khô thoáng và tuyệt đối không được để cho nguyên liệu ủ bị ẩm mốc. Bởi vì, đây sẽ là điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại sinh sôi gây ảnh hưởng tới cây trồng khi bón phân.
- Tuyệt đối đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình ủ, đặc biệt dụng cụ và nước đều phải sạch.
- Việc mở nắp khi ủ chỉ nên thực hiện 1 tuần 1 lần để không ảnh hưởng tới hiệu quả ủ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phân bánh dầu là gì cũng như cách làm phân bón từ bã đậu hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ biết cách ủ phân đúng kỹ thuật để tạo thêm những nguồn dinh dưỡng mới cho cây. Nếu bà con cần mua phân bón để bón cho cây trồng của mình thì hãy liên hệ cho Phân Bón Hà Lan để được tư vấn các loại phân bón phù hợp nhất.