Phân bón bao gồm 2 loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Cả 2 loại phân bón này đều chứa các thành phần dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển nhanh chóng, đẩy lùi sâu bệnh hại. Tuy nhiên, phân biệt phân hóa học và phân hữu cơ thế nào thì nhiều bà con còn chưa biết? Bài viết dưới đây, Phân bón Hà Lan xin tổng hợp những mẹo cực đơn giản giúp bà con phân biệt 2 loại phân bón này.
Phân hóa học và phân hữu cơ là gì?
Phân bón cây trồng nói chung được chia thành 2 loại đó là phân bón hóa học và phân bón hữu cơ. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ khái niệm chi tiết của từng loại phân:
Phân bón hóa học là gì?
Có tên gọi khác là phân bón vô cơ bao gồm các thành phần vô cơ, được nghiên cứu và bào chế ra sau những thí nghiệm, phản ứng hóa học và ứng dụng trực tiếp vào sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Phân bón hữu cơ là gì?
Đây là loại phân bón được bào chế dưới dạng hợp chất hữu cơ. Những chất dinh dưỡng hữu cơ này đã phân hủy ở dạng dễ hòa tan. Nhờ đó, cây trồng dễ dàng hấp thu các chất.
So sánh phân hóa học và phân hữu cơ trên nhiều tiêu chí
Đặc điểm chung của 2 loại phân bón hóa học và phân bón hữu cơ
- Cả 2 loại phân bón kể trên đều cung cấp các loại dưỡng chất quan trọng hỗ trợ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Phân hóa học và phân hữu cơ đều hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, sức chống chịu sâu bệnh hiệu quả, tăng chất lượng cây trồng để mang tới mùa vụ năng suất cao, sản lượng thu hoạch đạt gấp rưỡi mùa vụ trước.
- Cả 2 loại phân bón hóa học và phân bón hữu cơ đều có thể được dùng trong các quy trình bón lót, bón thúc và phun trực tiếp vào lá cây để cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
Sự khác nhau giữa phân bón hóa học và phân bón hữu cơ
Nguồn gốc của 2 loại phân bón
- Phân hóa học: Được sản xuất từ những chất hóa học thực tế trong phòng thí nghiệm phản ứng với nhau, đa số trải qua các quy trình sản xuất theo quy mô sản xuất công nghiệp. Trải qua quy trình chế biến khắt khe, phân bón hóa học đã được thay đổi về cấu tạo ở hình thức cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng chất nhất.
- Phân hữu cơ: Được sản xuất từ những chất hữu cơ thiên nhiên đã tìm thấy ngay tại khu dân cư như: rác thải hữu cơ, phân thải của thú nuôi và vật nuôi, các vi sinh vật mang nhiều lợi ích và có sẵn trong môi trường tự nhiên. Phân bón hữu cơ để sản xuất được cần có thời gian nhất định để phân hủy hoại mục hoặc chuyển sang dạng dễ tan thì cây trồng mới hấp thu được hiệu quả.
Thành phần hóa học
Phân hóa học được sản xuất gồm có các thành phần chính là hợp chất muối vô cơ tổng hợp từ những nguyên tử hóa học như Mg, Ca, N, P, K,… và muối vô cơ có trong tự nhiên.
Phân hữu cơ được sản xuất từ các nguyên tố cần thiết cho cây trồng như: Mg, Ca, N, P, K,…dưới dạng các hợp chất hữu cơ phổ biến như: đường mía, chất Humic, chất Fulvic, hoạt chất acid amin,….(N, H, C, O hữu cơ).
Phân loại
Phân hóa học bao gồm các thành phần phức tạp như phân đơn chứa 1 loại nguyên tố quan trọng cho cây trồng hay phân phức hợp với nhiều nguyên tố đa lượng cần thiết
Phân hữu cơ bao gồm các thành phần có nguồn gốc từ phân xanh, phân chuồng hay phân rác,…
Tác động của 2 loại phân bón đến cây trồng
Phân hóa học
Phân hóa học đã trải qua quy trình sản xuất nên cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất ngay khi tiếp nhận phân bón và đem lại hiệu quả tức thời.Tuy nhiên, các dưỡng chất này sẽ gặp nhiều bất lợi như trong tình huống gặp trời mưa gây mất tác dụng hoặc người dân lạm dụng bón quá nhiều khiến cháy lá, ngộ độc cây và không có tác dụng tốt.
Khi đó, bà con có thể dùng phân để thực hiện quy trình bón lót, bón thúc và bón qua lá cho cây. Bón lót là thực hiện quy trình bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với các loại cây mùa vụ hàng năm. Bón thúc là thực hiện quy trình bón phân trong thời kỳ cây trồng sinh trưởng như đẻ nhánh, phát triển thân lá, hình thành rễ tạo củ hay tạo quả… hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao, cây phát triển tốt.
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ giúp cây hấp thụ dần dần theo quá trình phân hủy của chất hữu cơ. Quá trình này tuy chậm nhưng đem lại hiệu quả bền vững và lâu dài.Phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng để bón vào gốc để cây không gặp tình trạng ngộ độc và hấp thụ dần dần dưỡng chất, không có nhiều loại phân bón hữu cơ để bón thúc trong quá trình sinh trưởng của cây.
Tác động của phân hóa học và phân hữu cơ đến môi trường
Phân bón hóa học
Phân hóa học làm cho độ pH trong đất bị giảm sút khiến môi trường đất bị thay đổi. Đồng thời độ pH thấp cũng làm cho mật độ vi sinh vật có lợi trong đất giảm sút.
Đất trồng bị chua và bạc màu nếu bà con liên tục lạm dụng phân hóa học quá nhiều. Nếu phân này hòa tan vào nước và ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc hòa tan vào dòng nước chảy sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tăng cao và gây ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật và nhất là con người.
Phân bón hóa học là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính do quá trình sản xuất phát sinh nhiều khí thải độc hại.
Phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ hỗ trợ làm cân bằng độ pH trong đất trồng. Chính vì thế, các vi sinh vật có lợi trong đất được phát triển tốt nhất và nhân lên số lượng. Bên cạnh đó, loại phân này còn cung cấp mùn cho đất làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu, màu mỡ. Tuy nhiên, phân bón hữu cơ cần được xử lý trước khi bón để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Ưu điểm và nhược điểm của 2 loại phân bón
Ưu điểm
Phân bón hóa học
- Phân bón hóa học giúp bảo quản sạch sẽ, không có mùi hôi và sử dụng thuận tiện hơn.
- Khi cần sử dụng có thể mua mà không cần chờ thời gian rác hữu cơ xử lý.
- Cây trồng hấp thu dưỡng chất có trong phân nhanh chóng và hiệu quả ngay lập tức.
- Hiệu quả khi sử dụng để bón thúc, bón lót hay phun trực tiếp lên lá.
- Phân bón hóa học có giá bán hợp lý để bà con nông dân dễ dàng mua về sử dụng.
Phân bón hữu cơ
- Dùng phân bón hữu cơ cho hiệu quả lâu dài, thân thiện với môi trường, cây trồng hạn chế bị ngộ độc khi sử dụng nhiều..
- Có thể tự sản xuất phân bón hữu cơ ngay tại nhà với cách thức rất đơn giản và không tốn tiền mua.
- Có thể tận dụng triệt để những phế phẩm trong cây trồng nông nghiệp như rơm rạ, vỏ hoa quả để tạo phân hữu cơ và hỗ trợ tăng hiệu quả dùng phân bón.
Nhược điểm
Phân bón hóa học
- Không thể tự sản xuất phân bón hóa học tại nhà gây tốn kém chi phí.
- Lạm dụng nhiều phân hóa học sẽ gây tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Phân bón hữu cơ
- Phân bón hữu cơ khi sản xuất sẽ phải tốn nhiều công sức và thời gian để xử lý.
- Nếu không tuân thủ quy trình xử lý chế phẩm có thể gây ngộ độc cho cây trồng.
Phân hữu cơ hay hóa học – Loại phân nào tốt hơn cho cây trồng?
Thông qua phần so sánh chi tiết về 2 loại phân hóa học và phân bón hữu cơ ở trên, có thể nhận thấy cả 2 loại phân đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau và mang tính tiện lợi mà ai cũng phải công nhận. Bà con có thể căn cứ nhu cầu của mình để đưa ra lựa chọn loại phân phù hợp cho quá trình canh tác.
Nếu bà con muốn cây trồng nhanh lớn, rút gọn quá trình thu trái để bán ra ngoài thị trường và không đề cao về sức khỏe của người tiêu dùng và yếu tố môi trường thì phân bón hóa học là sự lựa chọn hợp lý
Phân bón hóa học tiêu biểu là loại phân bón NPK được sản xuất theo quy trình công nghệ hóa lỏng UREA bao gồm đủ các chất dinh dưỡng đa lượng: N (đạm), P (lân), K (kali); trung lượng và vi lượng rất quan trọng và cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, hỗ trợ tăng năng suất và tăng chất lượng cao cho nông sản.
Trong trường hợp bà con muốn cải tạo đất trồng đem lại hiệu quả lâu dài và cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường và đề cao sức khỏe của người tiêu dùng thì phân bón hữu cơ là sự lựa chọn tốt nhất.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bà con cách phân biệt phân hóa học và phân hữu cơ cực đơn giản. Hy vọng rằng từ những thông tin bổ ích có trong bài viết này, bà con đã đưa ra được lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp của mình.