Phân Bón Đạm Cá – Nguồn Dưỡng Chất Kỳ Diệu Cho Cây Trồng

Phân bón đạm cá

Phân bón đạm cá là một trong những loại phân hữu cơ an toàn, dễ làm, dễ sử dụng để tưới tiêu cho cây và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cây trồng hấp thụ nhanh và phát triển mạnh. Để có thể làm đạm cá, bón phân đạm cá thích hợp với từng loại cây, hãy dành thời gian để đọc chuyên đề về loại phân mới này mà Công ty phân bón Hà Lan chia sẻ ở nội dung bên dưới.

Phân đạm cá là gì?

Khái niệm

Phân bón đạm cá là một loại phân hữu cơ được tạo nên từ các loại cá. Sau khi khai thác và chế biến thì các bộ phận như đầu cá, nội tạng và các phần xương cá, vây cá… sẽ được dùng để ủ lên men và tạo thành phân bón ở dạng lỏng. Phân đạm cá chứa nhiều nguồn dưỡng chất quan trọng cho cây. Nếu ủ đúng cách sẽ đảm bảo nguồn axit amin, đạm, khoáng, lân, kali và vitamin… trong cá được giữ nguyên để giúp cây hấp thụ nguồn dưỡng chất từ đạm cá tốt và phát triển mạnh.

Thành phần dinh dưỡng của phân bón đạm cá

Phân đạm cá rất nhiều dinh dưỡng, tỉ lệ của đạm cá tương đương với phân NPK với tỷ lệ: 4:1:1. Các thành phần dinh dưỡng trong cá như axit amin, vitamin A và vitamin D hay các loại vitamin nhóm B trong cá đều được chuyển hóa thành đạm hữu cơ. Đặc biệt là các yếu tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magie hoặc Mangan… đều được giữ nguyên để chuyển thành nguồn năng lượng tích cực giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Phân bón đạm cá rất dồi dào dinh dưỡng
Phân bón đạm cá rất dồi dào dinh dưỡng

Các loại đạm cá

  • Phân đạm cá viên: loại phân này ngăn mùi tốt và có thể sử dụng lâu dài, có thể dùng để bón lót cho rau củ hoa màu hoặc thúc các loại cây ra hoa.
  • Đạm cá dạng nước: hay còn gọi là dung dịch đạm cá, dùng để tưới giúp cây hấp thụ nhanh hơn. Thông thường, người dùng sẽ pha loãng với nước và phun qua lá, dưới gốc.
  • Phân bón lá đạm cá: chúng có kết hợp với các loại thuốc trừ sâu, loại phân này sẽ cần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát là những thời điểm lý tưởng nhất.

Tác dụng của phân đạm cá

  • Cân đối dinh dưỡng cho cây trồng bởi có đầy đủ yếu tố đa lượng và vi lượng. Giúp cây tăng sức đề kháng và phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Cây ăn quả, hoa màu sẽ ra hoa và trái nhiều hơn khi được bón đạm cá. Phân bón đạm cá sẽ thúc đẩy quá trình thụ phấn của hoa tốt hơn nên vụ mùa sẽ bội thu hơn.
  • Giảm được chi phí canh tác nhờ đạm cá rẻ, dễ sử dụng an toàn với môi trường và con người. Không để lại các dư chất hóa học trong cây cối, hoa trái hay đất trồng cây.
  • Việc cải tạo kết cấu đất cũng được hỗ trợ tốt hơn khi dùng phân đạm cá.

Công dụng của phân đạm cá với từng loại cây trồng

Phân đạm cá có tác dụng cụ thể với từng loại cây khác nhau. Chẳng hạn như:

Phân đạm cá với hoa hồng và cây cảnh

Đối với hoa hồng và cây cảnh, đạm cá sẽ thúc đẩy quy trình ra lá, đâm chồi non và ra hoa với chất lượng tốt hơn. Lá sẽ ra nhiều và đậm, hoa sẽ sẽ to hơn và cánh nhuận sắc hơn. Trong các loại hoa thì hoa hồng là yêu thích đạm cá nhất, đạm cá sẽ giúp hoa hồng ra mầm mới nhanh, đâm nhiều chồi và hạn chế côn trùng, bọ trĩ hiệu quả.

Phân đạm cá với cây lương thực và cây công nghiệp

Đối với các cây lương thực và cây công nghiệp khi canh tác trên diện tích đất lớn sẽ cải tạo kết cấu đất tốt, đất sẽ cải thiện được hàm lượng dinh dưỡng. Canh tác trên các vùng đất bạc màu thì đạm cá là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là lúa sẽ nhờ đạm cá mà cho vụ mùa bội thu hơn.

Các loại cây thân gỗ cũng sẽ cân bằng được sự phát triển, chuyển hóa nguồn năng lượng nhanh để hạn chế độc tố trong cây, kích thích sinh trưởng và cho hoa trái trĩu cành.

Phân đạm cá rất tốt cho cây lương thực và cây công nghiệp
Phân đạm cá rất tốt cho cây lương thực và cây công nghiệp

Phân đạm cá với cây sầu riêng và cây ăn trái

Các loại cây ăn quả đặc biệt là sầu riêng thường rất thích hợp với đạm cá. Đạm cá sẽ giúp hạn chế tình trạng xơ cứng ở sầu riêng. Khi được tưới tiêu đều đặn một lượng phân đạm cá thích hợp thì cây sầu riêng cũng hạn chế quả quả rụng và tăng năng suất tốt hơn.

Đạm cá đối với rau

Hầu hết các loại rau đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn nên phân vô cơ sẽ không đảm bảo kịp phân hủy hết dẫn đến còn nhiều độc tố trên rau và hoa màu. Cho nên phân đạm cá chính là lựa chọn thích hợp nhất. Cây rau màu cũng hấp thu dưỡng chất nhanh và tăng khả năng chống sâu bệnh tốt.

Cách làm phân bón đạm cá chất lượng

Để đạm cá nhanh chín và không có mùi hôi, có thể thực hiện theo các cách bên dưới:

  • Chuẩn bị thùng từ 20 lít đến 100 lít có nắp niêm phong kín.
  • Cần khoảng 20 đến 25kg phế phẩm cá hoặc các loại cá nguyên con.
  • 50 lít rỉ đường để ủ đạm cá.
  • 200g Trichoderma hoặc chế phẩm vi sinh để tăng nhanh độ phân hủy giúp đạm cá nhanh chín.
  • 2 quả dứa hoặc 2 quả đu đủ xanh để tăng lượng men trong đạm cá.
  • Dùng nước mưa, hoặc nếu nước máy thì nên để 2 đến 3 ngày để lượng clo bên trong nước.

Các bước thực hiện sẽ diễn ra như sau:

  • Phế phẩm cá và dứa/đu đủ, cắt nhỏ cho vào thùng lớn đã chuẩn bị. Thêm men vi sinh và mật rỉ đường vào. Trộn đều với nhau và để ở nơi có ánh sáng thấp, đậy kín nắp không cho ánh sáng xuyên qua.
  • Ủ trong vòng 7-10 ngày ủ. Sau đó tiến hành đổ nước ngập hỗn hợp trên.
  • 1 tuần mở hỗn hợp khuấy đều 1 lần. Sau 30 đến 40 ngày thì phân đạm cá sẽ lắng thành 2  lớp. Dùng lưới lọc bỏ phần bã, lấy phần nước và pha loãng để tưới cho cây.
Cách làm phân bón đạm cá không quá khó
Cách làm phân bón đạm cá không quá khó

Cách sử dụng phân bón đạm cá hiệu quả

Cách bón phân đạm cá cho cây trồng

Đối với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả nên bón phân bón đạm cá như sau:

  • Tưới gốc cho cây trồng: pha 1 lít đạm cá/200 lít nước, lượng dùng 10-20 lít/ha/lần và dùng khoảng 4 lần/năm.
  • Tưới cây sầu riêng khi còn non, mới trồng: 1 lít phân đạm cá/ 250 lít nước sạch tưới định kỳ 1 tuần/lần. Mỗi gốc tưới khoảng 3 đến 5 lít.
  • Với các loại cây trồng như: bưởi, xoài, cam quýt, nho, mãng cầu, ổi … 1 lít đạm cá/250 lít nước sạch. Tưới mỗi gốc 5 đến 7 lít. Khoảng 1 tháng tưới 1 lần.

Quá trình này có thể chọn thêm các loại phân chuyên dùng cho cây ăn trái để bón lót, bón thúc thêm giúp cây ra trái nhiều nhất và bội thu.

Cây trồng cần sự chăm sóc và bón phân đạm cá đúng cách
Cây trồng cần sự chăm sóc và bón phân đạm cá đúng cách

Cách dùng phân bón đạm cá cho cây lương thực

Lúa, ngô, khoai, sắn… là những cây lương thực rất cần đến đạm cá. Có thể dùng 1 lít đạm cá/200 lít nước sạch để tưới đều cho 1 ha/lần. Hoặc dùng các dung dịch đạm cá để pha loãng và phun trên diện rộng. Hoặc dùng các loại phân bón chuyên dùng cho lúa như:

  • Phân bón NPK BigOne Lúa F2
  • Phân NPK BigOne Lúa F1 (25kg)
  • Loại phân NPK Seven Lúa F1 hoặc F2

Cách bón đạm cá cho rau

Rau sẽ cần đạm cá với chu kỳ khoảng 5 đến 7 ngày/lần. Lượng đạm cá chỉ cần dùng khoảng 500ml đạm cá/20 lít nước và tưới trên diện hoa màu rộng khoảng 5 ha. Nếu không có đạm cá cũng có thể chọn các loại phân bón chuyên về hoa màu, các loại rau như:

Bón đạm cá cho rau cần đúng liều lượng và thời gian
Bón đạm cá cho rau cần đúng liều lượng và thời gian

Bón đạm cá cho lan, hồng và hoa các loại

Nên tưới vào gốc hoa hồng và lá để kích thích cả rễ lẫn hoa giúp cây phát triển nhanh, lá nhiều, kích thích mọc cành và cho hoa to, nhuận sắc hơn. Nên pha 50-100 ml/20 lít nước, lượng dùng 5-10 lít/ha/lần.

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại phân bón cho hoa hồng ngoài đạm cá. Có thể chọn bón lót, bón thúc cho cây vào các thời điểm quan trọng với các loại phân bón như phân bón rong biển Humax…

Các lưu ý khi sử dụng đạm cá

  • Nên dùng phân bón đạm cá với các dòng phân bón hữu cơ khác. Nếu bón phân hóa học thì phải tách xa 2 thời điểm khác nhau.
  • Nên xen kẽ dung dịch đạm cá, phân đạm cá tự làm với các loại phân bón khác tùy vào từng thời điểm sinh trưởng của cây.
  • Hạn chế dùng đạm cá khi cây đang ra hoa và tạo củ. Cây đang ra hoa mạnh và bung phấn thì dùng Phốt pho cho cây nhiều hơn để cây phát triển tốt nhất.

Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những kiến thức vô cùng hữu ích về phân bón đạm cá, loại phân mang đến nhiều dưỡng chất cho cây trồng hơn chúng ta tưởng. Nếu bạn biết cách kết hợp phân đạm cá với các loại phân bón khác thì việc cây trồng của bạn phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao là điều không khó. Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào để được tư vấn tốt hơn về phân đạm cá và nhiều loại phân bón khác nhé!