Phân hữu cơ vi sinh là gì? Phân biệt với phân hữu cơ & phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Phân biệt với phân hữu cơ & phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm phân bón đang được ứng dụng rộng rãi trong nền nông nghiệp 4.0. Sản phẩm phân bón này chứa nhiều chủng vi sinh vật có ích cho quá trình phát triển của cây trồng. Nếu bạn chưa biết phân hữu cơ vi sinh là gì và có sự khác biệt như thế nào với phân hữu cơ, phân vi sinh thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây. Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về phân hữu cơ vi sinh và cách tự làm phân bón tại nhà cho cây trồng nhé.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được chế tạo bằng cách pha trộn, xử lý lên men các nguyên liệu hữu cơ. Trong loại phân bón này có nhiều chủng vi sinh vật có ích, sẽ hoạt động sau khi được bón vào đất với mật độ trung bình khoảng 1×106 CFU/mg mỗi loại. Phân hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp hòa tan các chất vô cơ để cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, hạn chế tình trạng đất bạc màu. Nguồn gốc của phân bón hữu cơ vi sinh khá đa dạng, có thể được làm từ động vật, thực vật… Hiện nay, người ta chia phân bón hữu cơ vi sinh thành các loại chính sau:

  • Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm: Loại phân bón này chứa các vi sinh vật có ích nhờ khả năng cố định Nitơ để chuyển thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Như vậy cây sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn, tăng năng suất và làm đất tới màu mỡ.
  • Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: Vi sinh vật có trong phân bón là loại giải lân, giúp chuyển hóa các chất Photpho khó tan để làm thành dinh dưỡng phù hợp với cây trồng. Cây trồng dùng loại phân bón này sẽ được tăng cao hệ miễn dịch, hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh đến cây trồng.
  • Phân hữu cơ vi sinh phân giải Kali/ Silic: Loại phân bón này dựa trên vi sinh vật có khả năng giải phóng Kali hoặc Silic thành các ion có ích.
  • Phân vi sinh phân giải các chất hữu cơ/ Cellulose: Cách chuyển hóa của loại phân bón này tương tự như phân vi sinh phân giải Kali/ Silic. Các vi sinh vật sẽ phân hủy rơm, rạ, phân tươi, các chất hữu cơ khác… để tạo thành dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Phân hữu cơ vi sinh gây ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Các vi sinh vật trong loại phân này có khả năng đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh, kìm hãm sự phát triển của cây.
  • Phân hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng: Vi sinh vật có ích trong phân bón loại này sẽ hòa tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ, cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng hiệu quả.
  • Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: Các loại vi sinh vật có trong phân bón giúp kích thích thực vật phát triển, tăng khả năng sinh trưởng.

Lợi ích của phân hữu cơ vi sinh

Lợi ích của phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh mang lại nhiều lợi ích đối với cây trồng, có tác động tốt đến hệ đất, tăng chất lượng của môi trường sống cho cây. Phân cung cấp những vi sinh vật đối kháng giúp phòng trừ bệnh, tăng sức đề kháng, tăng khả năng trao đổi chất và chống chịu bệnh hại. Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh làm giảm tác hại của hóa chất lên sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc cây trồng cho người nông dân.

Phân bón hữu cơ giúp tăng tính ổn định cho đất nông nghiệp, giúp đất trở nên tơi xốp hơn. Đất trồng cân bằng được vi sinh vật trong đất,  bảo vệ cấu trúc đất và hạn chế tối đa việc xói mòn. Phân hữu cơ vi sinh dễ phân hủy nên sẽ không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh. Cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho ra năng suất cao và sản phẩm nông nghiệp chất lượng.

Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng

Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng là rất lớn. Phân giúp cây trồng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng sức đề kháng và chất lượng nông sản. Khả năng trao đổi chất trong cây trồng nông nghiệp được tăng lên đáng kể. Các chất hữu cơ khó hòa tan trong đất sẽ được xử lý nhanh chóng, mang đến cho cây trồng nguồn dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng dồi dào.

Phân hữu cơ vi sinh giảm thiểu tác hại của các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu lên cây trồng. Đất tơi xốp có khả năng giữ nước tốt, giúp bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh. Cây trồng có thể đứng vững chắc trên đất, không dễ bị bật gốc hay đánh đổ. Điều này đặc biệt có ích đối với những khu vực thường xuyên có mưa lớn, gió to.

Phân biệt với phân hữu cơ & phân vi sinh

Tiêu chí

Phân hữu cơ vi sinh Phân vi sinh Phân hữu cơ
Bản chất Là chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích. Chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật (VSV) có ích, được tuyển chọn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Là chế phẩm của các chất hữu cơ.
Nguyên liệu Sử dụng mùn làm chất độn và chứa vi sinh vật. Bã bùn mía, vỏ cà phê, than bùn, phân chuồng. Hình thành từ phân tươi (phân người, phân động vật) và cách chất hữu cơ (rác thải trong sinh hoạt nhà bếp như càng, lá cây, than bùn) và cần thông qua xử lý  ủ hoai mục.
Mật số vi sinh ≥ 1×106 CFU/mg ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml
Các chủng vi sinh VSV cố định đạm, phân giải lân, nấm, VSV đối kháng vi khuẩn, VSV kích thích sinh trưởng… VSV hòa tan lân, VSV phân giải các chất hữu cơ, VSV cố định đạm, VSV kích thích sinh trưởng cây trồng
Phương pháp sử dụng Bón trực tiếp vào trong đất trồng. Trộn chung với đất để gieo trồng hạt giống, hòa tan với nước để ngâm rễ cây non.

Bón trực tiếp vào trong đất trồng.

Hướng dẫn cách làm phân hữu cơ vi sinh tại nhà

Làm phân hữu cơ vi sinh ngay tại nhà rất đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh như phân bò, bã mía, than bùn, vỏ cà phê…

Bước 2: Sơ chế và ủ các nguyên liệu trên với VSV phân giải để thu được chất nền hữu cơ.

Bước 3: Dựa trên định lượng sẵn để bổ sung chế phẩm VSV. Bạn có thể bổ sung thêm NPK hay vi lượng nếu muốn phân có thêm chất dinh dưỡng, sau đó trộn đều tất cả nguyên liệu lên.

Bước 4: Đóng bao phân bón và bảo quản ở nơi thoáng mát, khi cần thì lấy ra sử dụng.

Để sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả, bạn nên tiến hành ủ phân trước khi sử dụng hoặc dùng nước để hòa tan và tưới cho cây trồng. Tuyệt đối không trộn phân hữu cơ vi sinh với các loại phân hoặc thuốc có tính oxi hóa cao. Nếu không có điều kiện tự làm phân tại nhà thì bạn có thể tham khảo qua một số loại phân hữu cơ của Phân bón Hà Lan như: Organic 1, Organic Gold, 3 Con gà,…

Nội dung bài viết trên đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về phân hữu cơ vi sinh. Hy vọng bạn đã được giải đáp phân hữu cơ vi sinh là gì và sự khác biệt giữa loại phân này với phân hữu cơ, phân vi sinh. Theo dõi các bài viết khác trên Website để khám phá thêm những kiến thức hữu ích về nông nghiệp nhé.