TE là gì? Nhà nông cần biết!

Để cây trồng phát triển tốt thì cây trồng cần cung cấp đủ các chất từ đa, trung lượng và vi lượng. Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hoặc thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng, có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó. Ví dụ: độ cay của ớt, độ ngọt của rau quả,… Sau đây, Phân bón Hà Lan xin giới thiệu một số vai trò cơ bản của các chất vi lượng này.

Bo liên quan tới quá trình tổng hợp protein, lignin. Bo thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây ảnh hưởng tới việc sử dụng Ca của cây trồng, gíup điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Đối với các loại cây trồng trong quá trình phát triển cần rất nhiều các dinh dưỡng trung đa và vi lượng, trong đó vi lượng Bo rất cần thiết cho sự phát triển ngọn, thân cành và phẩm chất nông sản thu hoạch. Đặc biệt đối với cây cà phê và cao su thì Bo là một phần không thể thiếu để làm nên năng suất và phẩm chất thu hoạch.

Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.

2. Đồng (Cu):

Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục, quá trình quang hợp và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây. Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được. Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.

3. Kẽm (Zn):

Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Kẽm thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn hình thành quả hạt. Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Nó là một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng. Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein. Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon, tăng cường khả năng chống chịu hạn, sâu bệnh tốt cho cây. Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây. Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…

4. Sắt (Fe):

Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung câp oxi cho cây trồng. Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá), đặc biệt giữa gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng. Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá non, sau đến lá già.

5. Mangang (Mn):

Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trìnhquang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt, Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá.

Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.