Kinh nghiệm trồng lại cây Đào sau Tết

Kinh nghiệm trồng lại cây Đào sau Tết

Thời điểm ngay sau tết , khắp nơi xung quanh chúng ta đều có thể bắt gặp hình ảnh những cây đào bị bỏ đi. Tận dụng nguồn cây rẻ như cho này, những nông dân trồng đào nói chung và người chơi đào nói riêng đã thu gom về hoặc sử dụng ngay đào chơi tết gia đình và trồng lại. Nhưng việc chăm sóc “đào thải” lại khó hơn so với trồng mới. Vậy bí quyết và kinh nghiệm trồng lại cây Đào sau Tết là gì hãy cùng tìm hiểu.

Vì sao cần trồng lại cây Đào sau Tết

Những cây đào được các gia đình mua để chơi tết luôn được người chơi lựa chọn một cách kỹ càng đa dạng các tiêu chí phù hợp với sở thích của chủ nhà và giá cả cũng tương xứng. Có thể kể đến như là thế cây, hình dáng cây, phân bố lá, cành và hoa nở đều và đẹp.

Tại các nhà vườn trồng đào, đào thải loại trồng lại còn có giá cao hơn gấp 3-4 lần so với đào trồng mới.

Vì vậy, để tiết kiệm chi phí và có thời gian nghỉ ngơi thư thái chăm sóc cây cối gần gũi với thiên nhiên cũng như giữ lại một cây lộc xuân tốt cho vườn cây năm mới của gia đình, bạn nên tiến hành trồng lại, chăm sóc lại cây đào để dành cho năm sau.

Hướng dẫn các bước trồng lại cây Đào sau Tết

Theo kinh nghiệm lâu năm được truyền miệng từ những nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc đào tết, để trồng lại cây hoa đào mới từ gốc cũ hay còn gọi là đào thải, người trồng nên chọn những cây đào tơ có tuổi đời tầm từ 2 năm tuổi giúp cho thời gian chơi hoa lâu hơn, sinh trưởng tốt và đặc biệt đó chính là sử dụng được thêm nhiều mùa tết nữa mà gốc to, dáng đẹp và hoa vẫn nở to, đều, màu sắc bắt mắt.

Chuẩn bị đất trồng

Sau tết, những cây đào rất dễ chết dẫn đến việc trồng lại cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, sau khi thu gom đào tết đối với các nhà vườn nói chung hay là sử dụng cây cũ với gia đình nói riêng, để thuận tiện nhất cho việc trồng lại cây đào sau tết, bạn cần phải cải tạo và tìm được loại đất thịt pha đất sét có độ PH trung bình từ 7 – 8%. Đất trồng lại đào thải được ưu tiên có tỉ lệ 3-4 phần đất kết hợp trộn cùng chung với 1 phần phân hữu cơ.

Tại chậu cây hoa đào, trước khi tiến hành trồng lại đào, bạn nên tưới và phun các chất giúp cho thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ mới giúp cho cây đào của bạn sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn. Các chế phẩm này bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cửa hàng chuyên về phân bón và chế phẩm nông nghiệp.

Bạn có thể tiến hành trồng lại đào ngay tại chậu cũ bằng việc thay đất mới và chú ý vấn đề lỗ thoát nước tại cây. Tuy nhiên, nơi trồng cây phù hợp nhất đó lại chính là ngoài vườn. Tại đây, vườn sở hữu nền vườn cao ráo, nhiều ánh sáng cực kì phù hợp trồng đào.

Thời gian trồng lại đào thải khi cây chưa héo và cành lá còn sức sống dao động từ 4/1 đến ngày 15/1 âm lịch tránh hiện tượng đào bị chết. Đào khi mới mang ra vườn trồng lại cần lấp đất vừa phải ngang với mặt của cổ rễ, sau đó, thêm đều và dồn chặt từ xung quanh tiến dần vào gốc và đặc biệt nên tưới nhiều nước.

Có một lưu ý khác đó chính là đào không hẳn là cây ưa nước nên khu đất cần cao ráo, thoáng và đặc biệt hệ thống thoát nước tốt, làm đất tơi xốp.

Cắt sửa cành

Cắt sửa cành

Sau khi chuẩn bị đất trồng phù hợp và tiến hành trồng xong, người trồng cần cắt cành lần thứ nhất. Trong quá trình tiến hành cắt lần đầu này, nhớ rằng phải cắt thật đau hay hiểu nôm na là cắt đi rất nhiều tán lá và cành của cây hoa đào giúp cho cành mới sẽ được đẻ thêm, giúp mùa sau ra dáng đẹp và nhiều hoa hơn.

Ngược lại nếu chỉ tỉa ít và tiếc cây sẽ dẫn đến tình trạng cành bị già, và hoa sẽ chỉ phát triển ở phía ngoài đọt cành nên trông xấu mất tính cân đối và thẩm mỹ. Tiếp sau đó, đều đặn hàng tháng, cắt nhẹ cành đến tận tầm tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Lưu ý rằng quá trình cắt sửa và quá trình tạo hình tán cây nên được kết hợp thực hiện.

Bón phân cho cây đào

Bón phân cho cây đào

Phân hữu cơ cần được tiến hành tưới bón đều đặn hàng tháng từ 20 ngày khi khi trồng. Đặc biệt chú ý vào tầm tháng 8 – tháng 9 âm lịch thì quá trình bón tưới phân cần thực hiện nhiều lần hơn với lượng phân lớn hơn giúp kích thích nảy mầm và chất lượng gốc cùng hoa tốt hơn.

Đào là loại cây cực ưa nước tiểu, phân bắc ủ kỹ hoặc ngâm ngấu. Lượng phân bón tham khảo theo độ lớn nhỏ của cây có thể tính toán tương đối là: bón lót 3-5kg phân hữu cơ, bón phân NPK 0.5 đến 1kg. Phân nên được bón cho cây đào diện tích vừa vặn với hình chiếu tán cây.

Hãm cây

Hãm cây đúng như tên gọi của nó chính là nhằm kìm hãm và hạn chế sự sinh trưởng cành lá và bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. Thao tác hãm này có thể được thực hiện trong thời gian dao động giữa đến cuối tháng 8 âm lịch.

Với bước này, bạn cần có một con dao mỏng thật sắc. Tiến hành hãm cây độ một tuần bằng cách cắt một vòng cho đứt từ phần vỏ đến phần gỗ gần sát với cổ cây. Sau thời gian này, lá đào sẽ có xu hướng hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và héo nhẹ đổ xuống. Quan sát thật kỹ nếu lá chưa đạt được yêu cầu này thì có thể cần hãm lại lần 2 hoặc 3.

Tuốt lá

Đào là cây cảnh có xu hướng rụng lá mùa đông vào tháng 12 và nở tầm cuối tháng một hoặc tháng hai năm sau. Sau khi lá rụng là giai đoạn phát triển của nụ hoa. Vì vậy, tuốt lá trước là vô cùng cần thiết giúp hoa đào nở đúng tết.

Thông thường, tuốt lá diễn ra vào thời gian cuối tháng 10 đến gần cuối tháng 11 âm lịch. Nếu cây của bạn là cây to khỏe thì nên tuốt lá sớm hơn và ngược lại. Tùy vào nhu cầu chơi đào sớm hay đúng dịp tết mà thời gian tuốt lá sẽ sớm muộn khác nhau.

Kỹ thuật tuốt lá phải được tuân thủ theo nguyên tắc bứt từng lá ngược từ trên xuống tránh hiện tượng làm mất hoặc tổn thương nghiêm trọng mầm nụ hoa làm giảm lượng hoa nở về sau.

Thúc và hãm thời gian ra hoa

Thúc và hãm thời gian ra hoa

Như ta đã biết, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và tốc độ nở của cây đào. Hoa nở chậm khi trời rét và nở nhanh, sớm khi trời ấm. Vậy nên thúc hay hãm và phụ thuộc lớn vào yếu tố này.

Thúc cần được tiến hành nếu thời điểm đầu tháng 12 âm lịch, nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, nói đơn giản là hoa nở chậm.Ta tiến hành thúc bằng phương pháp tưới phân. Ở đây, đạm Sunfat nitrat và phân ure là luôn được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, bên cạnh đó, phân Bắc và nước tiểu cũng không thể thiếu trong quá trình này. Kết hợp tưới nước nóng 35 độ – 40 độ C cũng thúc đẩy cây nỏ hoa sớm hơn.

Hãm sẽ diễn ra nếu vào cuối tháng 11 âm lịch trong trường hợp hoa có dấu hiệu nở sớm, búp lớn hơi bung. Ta tiến hành hãm bằng cách che ánh nắng trong thời gian mười, mười lăm ngày và chú ý rằng không tưới nước cho cây cũng như không xới đất.

Phòng trừ sâu bệnh

Đào trồng lại hay đào thải thường gặp sâu bệnh hơn so với trồng mới trồng, đặc biệt là bệnh rệp sáp và sâu đục thân gây nên rỉ mủ gốc cây. Vì vậy, để cây phát triển tốt, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu do các nhà vườn hay dùng.

Với bệnh rệp sáp, Supracide được khuyến cáo sử dụng giúp hạn chế tối đa bệnh này. Riêng với bệnh sâu đục thân hoặc đốm lá, ta nên sử dụng Anvil 10EC hat Penac P luân phiên.

Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào

Như ta đã biết, tạo tán và thế càng đẹp càng phức tạp thì lại càng tốn nhiều thời gian và nhiều công sức hơn.

Đối với những người trồng lại nghiệp dư thì nên duy trì, củng cố và phát huy trên nền tán cây và dáng cây cũ là biện pháp an toàn nhất. Riêng đối với nhà vườn trồng lại đào thải thì có thể phát triển dáng mới đẹp hơn, theo xu thế hơn.

Các dáng thế cây đào thường được ưa chuộng có thể kể đến như:

  • Thế giáng long: Dáng gốc rồng sà xuống mặt đất.
  • Thế đào huyền: Tán cây phát triển qua mép chậu và có xu hướng đổ xuống như thác.
  • Thế phu thê: Hai cành chính ở giữa quấn chặt lấy nhau.

Trên đây là những kinh nghiệm trồng lại cây đào sau tết mà các nhà vườn cũng như cá nhân gia đình có thể tham khảo thực hiện. Hi vọng những cây đào thải sẽ được hồi sinh với sức sống mới và mang lại lộc lá may mắn cho gia đình bạn vào năm sau.